Theo Le Monde, sức ép đang gia tăng lên các tập đoàn quốc doanh lớn tại Trung Quốc, bị tố cáo là đã thừa hưởng những nguồn tài chính hậu hĩnh của Nhà nước, nhưng lại không rót lại cho xã hội phần mà đáng lý ra họ phải đóng góp.
Đi đầu trong việc đòi hỏi đóng góp này là giới nhà báo được Le Monde cho là tiến bộ như bà Hồ Thư Lập, sáng lập viên báo Tài Tân. Vào lúc Quốc Hội Trung Quốc tiến hành khoá họp thường niên, bà đã lên tiếng : « Nếu không chỉnh đốn thì tư bản Nhà nước Trung Quốc sẽ trở thành tư bản bè phái ». Chủ nhân tập đoàn nước giải khát Oa cáp cáp (Wahaha) Tông Khánh Hậu thì cho là : « Nhà nước nhận quá nhiều, trong lúc mà người dân nhận chẳng bao nhiêu ».
Le Monde công nhận là trong 3 thập niên cải tổ kinh tế, nhiều mảng sản xuất kinh doanh đã vào tay tư nhân, và đồng thời, đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương kết nạp vào hàng ngũ của mình những yếu tố năng động mới đó, hơn là để họ đứng ngoài và trở nên những người cạnh tranh chua chát.
Tuy nhiên, Nhà nước vẫn trực tiếp kiểm soát vô số địa hạt gọi là chiến lược, từ ngân hàng cho đến điện thoại di động, công ty liên doanh với nước ngoài. Các tập đoàn Nhà nước này thường chiếm độc quyền.
Tờ báo trích dẫn chuyên gia Trung Quốc, đánh giá là vấn đề mang tính chất chính trị, một khi quần chúng cảm thấy bị ‘gạt ra ngoài’. Giáo sư họ Trương, Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, đã đưa ra lời khuyên : « Dân chúng bắt đầu cảm thấy khó chịu khi thấy rằng các tập đoàn này đóng góp rất ít cho xã hội, trong khi họ được nhiều ưu đãi ».
Theo vị giáo sư này, trong thập niên qua, đã không có đợt cải tổ mới mà mọi người chờ đợi. Ông cho là đảng Cộng sản Trung Quốc phải thấy là sẽ được lợi nhiều hơn khi duy trì một nền kinh tế hoạt động tốt hơn, thay vì cứ tiếp tục giữ chế độ kiểm soát hiện nay.
Theo Le Monde, sở dĩ cuộc tranh luận dấy lên vào lúc này, đó là vì báo cáo 464 trang của Ngân hàng Thế giới công bố vào ngày 28/2 vừa qua, đã nhấn mạnh đến những cải tổ cần thiết của Trung Quốc, trong đó có việc « đa dạng hóa dần sở hữu các tập đoàn Nhà nước ». Báo cáo còn đề nghị tăng phần đóng góp tiền lời của các tập đoàn vào ngân sách Nhà nước.
Vì thiếu khả năng cạnh tranh sau cải tổ kinh tế của ông Đặng Tiểu Bình, trong một thời gian dài, các tập đoàn chỉ đóng góp có 10% lợi nhuận, có khi không đóng gì cả vào ngân sách quốc gia, với lý do cần có thời gian củng cố. Nhưng giờ đây thì họ đi đầu tư đến tận Châu Phi hay Brazil.
Theo một chuyên gia hãng Everbright Securities, cán bộ ở các tập đoàn này có thể viện lẽ cần tiền mặt để ngăn chận mọi thay đổi. Và họ không bị hề hấn gì cả. Một nhà kinh tế khác thuộc một ngân hàng Nhà nước, giải thích là chế độ không muốn thay đổi vì qua các tập đoàn quốc doanh, đảng Cộng sản nắm kinh tế Trung Quốc.
Theo Le Monde, báo cáo của Ngân hàng Thế giới được hậu thuẫn của ông Lý Khắc Cường, thủ tướng tương lai Trung Quốc. Điều đó, theo tờ báo, chứng tỏ giới lãnh đạo trong Đảng đã ý thức được là cần phải thay đổi.
Trước mắt, tập đoàn điện thoại di động China Mobile, thứ Hai vừa qua, đã tuyên bố không chống lại việc đóng góp hơn 15% lợi nhuận, như tỷ lệ hiện hành. Theo Le Monde, tập đoàn này từ hơn hai năm qua, đã dính vào nhiều vụ tai tiếng tham nhũng, một vị giám đốc đã bị bắt giam cuối tháng Hai vừa qua. Trước đó thì vị phó chủ tịch bị kết án vì đã nhận 900.000 euro tiền hối lộ. Nhân vật này đã làm bí thư chi bộ trong tập đoàn.
Phụ nữ ngoại quốc giúp việc nhà tại Singapore được 1 ngày nghỉ mỗi tuần
Ngoài Trung Quốc, báo Le Monde còn nhìn sang Singapore, với một tựa đề lập lờ gây tò mò : Một ngày nghỉ cho đạo quân thầm lặng của Singapore. Bài viết nói rõ hơn : Một đạo quân thầm lặng bao gồm hơn 200.000 người nước ngoài ... giúp việc.
Họ là những phụ nữ chủ yếu là người Philippines, Indonesia, Ấn Độ hay Sri Lanka, đến đây do tình hình nghèo túng ở đất nước họ, và không được bất kỳ một quyền gì cả và thường khi phải chiụ mọi sự lạm dụng.
Thứ Hai 05/03/2012, họ đã giành được một thắng lợi đầu tiên : Được một ngày nghỉ trong tuần. Kể từ tháng Giêng 2013, tất cả hợp đồng đối với những người giúp này phải ghi một ngày nghỉ bắt buộc trong tuần. Khi thông báo tin này, bộ trưởng Lao động Singapore đã nhấn mạnh : « Đây là một quyền mà quốc tế công nhận là quyền cơ bản trong lao động, và ngày nghỉ này quan trọng về mặt tình cảm và tinh thần. Phần lớn những người bị tai nạn lao động hay đã tự tử, đều không hề được nghỉ ngơi. »
Theo bài báo, từ nhiều tháng qua vấn đề này đã gây tranh luận xôn xao ở Singaore, vì 1/7 hộ gia đình đều có người giúp việc. Việc có người nước ngoài giúp việc nói trên, từ năm 1970, đã tạo điều kiện cho người Singapore rảnh tay hơn, hoạt động bên ngoài nhiều hơn, đóng góp vào sự phồn thịnh kinh tế của đất nước, nhưng những người giúp việc này thì lam lũ, làm việc không khác gì nô lệ với đồng lương thấp.
Một ngày nghỉ trong tuần là đòi hỏi chủ yếu của các công đoàn hiện nay. Họ đã vận động từ năm 2003.
Giới công đoàn, tuy hoan nghênh thắng lợi đầu tiên, cho rằng đó còn là quá ít, cần phải đấu tranh hơn nữa để cải thiện điều kiện làm việc của đạo quân này.
Pháp : Ứng cử viên Sarkozy muốn giảm một nửa số người nhập cư hợp pháp
Trở lại với tình hình Pháp, trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, báo chí hôm nay chú trọng đến chủ trương của tổng thống Sarkozy muốn giảm một nửa số người nhập cư hợp pháp hàng năm, từ 180.000 xuống khoảng 100.000, thông qua những biện pháp khắt khe về lương bổng, diện tích nhà ở của những người đón nhận gia đình, hay vợ chồng người nước ngoài.
Nhận định chung của báo giới là thực hiện điều này không dễ, vì như tờ Les Echos trích dẫn các chuyên gia, nhận định rằng chủ trương này sẽ bị vướng vào các quy định luật pháp của Pháp, và công ước Châu Âu về quyền con người, quy định rõ ràng quyền được chung sống với nhau của một gia đình.
Les Echos điểm qua các trường hợp nhập cư hợp pháp : Sinh viên nước ngoài, đã tăng lên 65.000 mỗi năm, nhập cư để làm việc, với điều kiện đã khắt khe hơn từ năm ngoái, đoàn tụ gia đình, hôn nhân với người nước ngoài, các trường hợp này đã tăng lên hơn 61% từ năm 2006 để lên đến 40.000, và các trường hợp tỵ nạn, với quy định của công ước Geneve.
Tóm lại, theo các chuyên gia, giảm nhập cư xuống mức 100.000 người / năm khó thể thực hiện vì những điều kiện vào Pháp đã rất nghiêm ngặt từ năm 2007, đối với những trường hợp nêu trên. Còn người xin tỵ nạn thì 70% không được chấp nhận. Kết quả của chính sách này, theo bà Catherine Wenden, giám đốc nghiên cứu tại trung tâm Ceri-Sciences-po, là người nhập cư trái phép sẽ gia tăng, vì gia đình sẽ vẫn đến đoàn tụ. Vả lại Pháp cũng cần nhân công.
Trên vấn đề nhập cư này, báo Les Echos cũng nhìn sang Anh Quốc, nơi thủ tướng Cameron cũng muốn giảm nhập cư xuống còn vài chục nghìn người thay vì 200.000 hiện nay. Nhưng chủ trương của Anh rất rõ rệt : Những người nào có năng lực, có biệt tài mà nước Anh đang cần thì Anh hoan nghênh, còn nếu không có tài cán gì thì không phải là khách mà Anh muốn đón nhận.
Cho nên Les Echos đã dí dỏm nhấn mạnh trong hàng tựa : Luân Đôn muốn những người nhập cư tài giỏi nhất.
Với chủ trương này, Anh chuẩn bị một số biện pháp. Kể từ tháng 4/2016, những người nhập cư chỉ được phép định cư ở Anh nếu có thu nhập trên 35.000 Anh Kim/năm. Trước đây, sau 5 năm trên đất Anh thì họ tự động được phép định cư. Số lượng người đến làm việc ở Anh, được giới hạn 20.700 bảng Anh/năm. Theo nhận định của giới chuyên gia, ngay cả những người Châu Âu mà có không chuyên môn cũng sẽ khó mà vào làm việc ở Anh.
Thế giới chưa bao giờ nhiều tỷ phú như hiện nay
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, báo giới Pháp hôm nay chú ý đến sự kiện thế giới chưa bao giờ có nhiều tỷ phú như hiện nay, và ngày càng giàu hơn trước. Le Figaro ở trang kinh tế đã ghi nhận : « Cho dù bị khủng hoảng kinh tế, hành tinh vẫn đạt kỷ lục về tỷ phú ».
Tờ báo lý thú nhận thấy là khủng hoảng kinh tế đã không tác động gì đến bảng xếp hạng của tạp chí Forbes về những tài sản hàng đầu thế giới năm 2012. Nhà tỷ phủ người Mêhicô Carlos Slim vẫn ở đầu bảng - 69 tỷđô la - kế đến là Bill Gates - 61 tỷ - từ khi mà nhà tỷ phú trẻ này đã hiến một phần không nhỏ tài sản cho các hoạt động từ thiện.
Nhưng điều lý thú, theo Le Figaro, là số nhà tỷ phú rất nhiều : 1226 người, cao nhất từ 25 năm qua, từ khi mà bảng xếp hạng được khai sinh. Tổng cộng tài sản của họ lên đến 4.600 tỷ đô la, tăng khoảng 100 tỳ trên một năm. Năm 2011, số nhà tỷ phú là 1.210.
Các nhà tỷ phú đươc xếp hạng, thuộc 58 quốc gia, Hoa kỳ đứng đầu với 425 tỷ phú, kế đến là Châu Á Thái Bình Dương với 315 người, Châu Âu là 310. Ở Pháp, ông Bernard Arnault đứng hàng thứ 4 thế giới và cũng là người giàu nhất Châu Âu, bà Liliane Bétancourt đứng hàng 15 thế giới, và được đứng trong số 24 tài sản cao nhất thế giới từ gần 25 năm qua.
Tựa trang nhất báo Pháp ngày 08/03/2012
Trong thời sự Pháp, L’Humanité hoan nghênh Mặt trận cánh tả vươn lên, với 10% dự định bầu cho ứng viên Jean-Luc Melanchon. Les Echos nhìn « Cuộc đọ sức giữa hai đối thủ Nicolas Sarkozy và François Hollande trên mặt trận thuế », còn Libération chú ý đến đề nghị của đảng Xã hội, muốn chỉnh đốn ngành tình báo, bị đánh giá quá lệ thuộc vào chính quyền, và có những hành vi sai trái.
Riêng tờ Le Figaro thì dành tựa lớn cho nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản : « Một năm trong lòng nhà máy điện Fukushima », đăng bài phóng sự tìm hiểu tình hình của đặc phái viên tờ báo.
Riêng La Croix dành tựa cho ngày phụ nữ 08/03, tỏ ý bất bình trước tình trạng bất công về lương bổng, với hàng tựa : « Bình đẳng lương bổng : Làm thế nào để có tiến bộ ? ». Theo tờ báo thì lương phụ nữ vẫn thấp hơn đồng nghiệp nam giới 25%.
Đi đầu trong việc đòi hỏi đóng góp này là giới nhà báo được Le Monde cho là tiến bộ như bà Hồ Thư Lập, sáng lập viên báo Tài Tân. Vào lúc Quốc Hội Trung Quốc tiến hành khoá họp thường niên, bà đã lên tiếng : « Nếu không chỉnh đốn thì tư bản Nhà nước Trung Quốc sẽ trở thành tư bản bè phái ». Chủ nhân tập đoàn nước giải khát Oa cáp cáp (Wahaha) Tông Khánh Hậu thì cho là : « Nhà nước nhận quá nhiều, trong lúc mà người dân nhận chẳng bao nhiêu ».
Le Monde công nhận là trong 3 thập niên cải tổ kinh tế, nhiều mảng sản xuất kinh doanh đã vào tay tư nhân, và đồng thời, đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương kết nạp vào hàng ngũ của mình những yếu tố năng động mới đó, hơn là để họ đứng ngoài và trở nên những người cạnh tranh chua chát.
Tuy nhiên, Nhà nước vẫn trực tiếp kiểm soát vô số địa hạt gọi là chiến lược, từ ngân hàng cho đến điện thoại di động, công ty liên doanh với nước ngoài. Các tập đoàn Nhà nước này thường chiếm độc quyền.
Tờ báo trích dẫn chuyên gia Trung Quốc, đánh giá là vấn đề mang tính chất chính trị, một khi quần chúng cảm thấy bị ‘gạt ra ngoài’. Giáo sư họ Trương, Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, đã đưa ra lời khuyên : « Dân chúng bắt đầu cảm thấy khó chịu khi thấy rằng các tập đoàn này đóng góp rất ít cho xã hội, trong khi họ được nhiều ưu đãi ».
Theo vị giáo sư này, trong thập niên qua, đã không có đợt cải tổ mới mà mọi người chờ đợi. Ông cho là đảng Cộng sản Trung Quốc phải thấy là sẽ được lợi nhiều hơn khi duy trì một nền kinh tế hoạt động tốt hơn, thay vì cứ tiếp tục giữ chế độ kiểm soát hiện nay.
Theo Le Monde, sở dĩ cuộc tranh luận dấy lên vào lúc này, đó là vì báo cáo 464 trang của Ngân hàng Thế giới công bố vào ngày 28/2 vừa qua, đã nhấn mạnh đến những cải tổ cần thiết của Trung Quốc, trong đó có việc « đa dạng hóa dần sở hữu các tập đoàn Nhà nước ». Báo cáo còn đề nghị tăng phần đóng góp tiền lời của các tập đoàn vào ngân sách Nhà nước.
Vì thiếu khả năng cạnh tranh sau cải tổ kinh tế của ông Đặng Tiểu Bình, trong một thời gian dài, các tập đoàn chỉ đóng góp có 10% lợi nhuận, có khi không đóng gì cả vào ngân sách quốc gia, với lý do cần có thời gian củng cố. Nhưng giờ đây thì họ đi đầu tư đến tận Châu Phi hay Brazil.
Theo một chuyên gia hãng Everbright Securities, cán bộ ở các tập đoàn này có thể viện lẽ cần tiền mặt để ngăn chận mọi thay đổi. Và họ không bị hề hấn gì cả. Một nhà kinh tế khác thuộc một ngân hàng Nhà nước, giải thích là chế độ không muốn thay đổi vì qua các tập đoàn quốc doanh, đảng Cộng sản nắm kinh tế Trung Quốc.
Theo Le Monde, báo cáo của Ngân hàng Thế giới được hậu thuẫn của ông Lý Khắc Cường, thủ tướng tương lai Trung Quốc. Điều đó, theo tờ báo, chứng tỏ giới lãnh đạo trong Đảng đã ý thức được là cần phải thay đổi.
Trước mắt, tập đoàn điện thoại di động China Mobile, thứ Hai vừa qua, đã tuyên bố không chống lại việc đóng góp hơn 15% lợi nhuận, như tỷ lệ hiện hành. Theo Le Monde, tập đoàn này từ hơn hai năm qua, đã dính vào nhiều vụ tai tiếng tham nhũng, một vị giám đốc đã bị bắt giam cuối tháng Hai vừa qua. Trước đó thì vị phó chủ tịch bị kết án vì đã nhận 900.000 euro tiền hối lộ. Nhân vật này đã làm bí thư chi bộ trong tập đoàn.
Phụ nữ ngoại quốc giúp việc nhà tại Singapore được 1 ngày nghỉ mỗi tuần
Ngoài Trung Quốc, báo Le Monde còn nhìn sang Singapore, với một tựa đề lập lờ gây tò mò : Một ngày nghỉ cho đạo quân thầm lặng của Singapore. Bài viết nói rõ hơn : Một đạo quân thầm lặng bao gồm hơn 200.000 người nước ngoài ... giúp việc.
Họ là những phụ nữ chủ yếu là người Philippines, Indonesia, Ấn Độ hay Sri Lanka, đến đây do tình hình nghèo túng ở đất nước họ, và không được bất kỳ một quyền gì cả và thường khi phải chiụ mọi sự lạm dụng.
Thứ Hai 05/03/2012, họ đã giành được một thắng lợi đầu tiên : Được một ngày nghỉ trong tuần. Kể từ tháng Giêng 2013, tất cả hợp đồng đối với những người giúp này phải ghi một ngày nghỉ bắt buộc trong tuần. Khi thông báo tin này, bộ trưởng Lao động Singapore đã nhấn mạnh : « Đây là một quyền mà quốc tế công nhận là quyền cơ bản trong lao động, và ngày nghỉ này quan trọng về mặt tình cảm và tinh thần. Phần lớn những người bị tai nạn lao động hay đã tự tử, đều không hề được nghỉ ngơi. »
Theo bài báo, từ nhiều tháng qua vấn đề này đã gây tranh luận xôn xao ở Singaore, vì 1/7 hộ gia đình đều có người giúp việc. Việc có người nước ngoài giúp việc nói trên, từ năm 1970, đã tạo điều kiện cho người Singapore rảnh tay hơn, hoạt động bên ngoài nhiều hơn, đóng góp vào sự phồn thịnh kinh tế của đất nước, nhưng những người giúp việc này thì lam lũ, làm việc không khác gì nô lệ với đồng lương thấp.
Một ngày nghỉ trong tuần là đòi hỏi chủ yếu của các công đoàn hiện nay. Họ đã vận động từ năm 2003.
Giới công đoàn, tuy hoan nghênh thắng lợi đầu tiên, cho rằng đó còn là quá ít, cần phải đấu tranh hơn nữa để cải thiện điều kiện làm việc của đạo quân này.
Pháp : Ứng cử viên Sarkozy muốn giảm một nửa số người nhập cư hợp pháp
Trở lại với tình hình Pháp, trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, báo chí hôm nay chú trọng đến chủ trương của tổng thống Sarkozy muốn giảm một nửa số người nhập cư hợp pháp hàng năm, từ 180.000 xuống khoảng 100.000, thông qua những biện pháp khắt khe về lương bổng, diện tích nhà ở của những người đón nhận gia đình, hay vợ chồng người nước ngoài.
Nhận định chung của báo giới là thực hiện điều này không dễ, vì như tờ Les Echos trích dẫn các chuyên gia, nhận định rằng chủ trương này sẽ bị vướng vào các quy định luật pháp của Pháp, và công ước Châu Âu về quyền con người, quy định rõ ràng quyền được chung sống với nhau của một gia đình.
Les Echos điểm qua các trường hợp nhập cư hợp pháp : Sinh viên nước ngoài, đã tăng lên 65.000 mỗi năm, nhập cư để làm việc, với điều kiện đã khắt khe hơn từ năm ngoái, đoàn tụ gia đình, hôn nhân với người nước ngoài, các trường hợp này đã tăng lên hơn 61% từ năm 2006 để lên đến 40.000, và các trường hợp tỵ nạn, với quy định của công ước Geneve.
Tóm lại, theo các chuyên gia, giảm nhập cư xuống mức 100.000 người / năm khó thể thực hiện vì những điều kiện vào Pháp đã rất nghiêm ngặt từ năm 2007, đối với những trường hợp nêu trên. Còn người xin tỵ nạn thì 70% không được chấp nhận. Kết quả của chính sách này, theo bà Catherine Wenden, giám đốc nghiên cứu tại trung tâm Ceri-Sciences-po, là người nhập cư trái phép sẽ gia tăng, vì gia đình sẽ vẫn đến đoàn tụ. Vả lại Pháp cũng cần nhân công.
Trên vấn đề nhập cư này, báo Les Echos cũng nhìn sang Anh Quốc, nơi thủ tướng Cameron cũng muốn giảm nhập cư xuống còn vài chục nghìn người thay vì 200.000 hiện nay. Nhưng chủ trương của Anh rất rõ rệt : Những người nào có năng lực, có biệt tài mà nước Anh đang cần thì Anh hoan nghênh, còn nếu không có tài cán gì thì không phải là khách mà Anh muốn đón nhận.
Cho nên Les Echos đã dí dỏm nhấn mạnh trong hàng tựa : Luân Đôn muốn những người nhập cư tài giỏi nhất.
Với chủ trương này, Anh chuẩn bị một số biện pháp. Kể từ tháng 4/2016, những người nhập cư chỉ được phép định cư ở Anh nếu có thu nhập trên 35.000 Anh Kim/năm. Trước đây, sau 5 năm trên đất Anh thì họ tự động được phép định cư. Số lượng người đến làm việc ở Anh, được giới hạn 20.700 bảng Anh/năm. Theo nhận định của giới chuyên gia, ngay cả những người Châu Âu mà có không chuyên môn cũng sẽ khó mà vào làm việc ở Anh.
Thế giới chưa bao giờ nhiều tỷ phú như hiện nay
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, báo giới Pháp hôm nay chú ý đến sự kiện thế giới chưa bao giờ có nhiều tỷ phú như hiện nay, và ngày càng giàu hơn trước. Le Figaro ở trang kinh tế đã ghi nhận : « Cho dù bị khủng hoảng kinh tế, hành tinh vẫn đạt kỷ lục về tỷ phú ».
Tờ báo lý thú nhận thấy là khủng hoảng kinh tế đã không tác động gì đến bảng xếp hạng của tạp chí Forbes về những tài sản hàng đầu thế giới năm 2012. Nhà tỷ phủ người Mêhicô Carlos Slim vẫn ở đầu bảng - 69 tỷđô la - kế đến là Bill Gates - 61 tỷ - từ khi mà nhà tỷ phú trẻ này đã hiến một phần không nhỏ tài sản cho các hoạt động từ thiện.
Nhưng điều lý thú, theo Le Figaro, là số nhà tỷ phú rất nhiều : 1226 người, cao nhất từ 25 năm qua, từ khi mà bảng xếp hạng được khai sinh. Tổng cộng tài sản của họ lên đến 4.600 tỷ đô la, tăng khoảng 100 tỳ trên một năm. Năm 2011, số nhà tỷ phú là 1.210.
Các nhà tỷ phú đươc xếp hạng, thuộc 58 quốc gia, Hoa kỳ đứng đầu với 425 tỷ phú, kế đến là Châu Á Thái Bình Dương với 315 người, Châu Âu là 310. Ở Pháp, ông Bernard Arnault đứng hàng thứ 4 thế giới và cũng là người giàu nhất Châu Âu, bà Liliane Bétancourt đứng hàng 15 thế giới, và được đứng trong số 24 tài sản cao nhất thế giới từ gần 25 năm qua.
Tựa trang nhất báo Pháp ngày 08/03/2012
Trong thời sự Pháp, L’Humanité hoan nghênh Mặt trận cánh tả vươn lên, với 10% dự định bầu cho ứng viên Jean-Luc Melanchon. Les Echos nhìn « Cuộc đọ sức giữa hai đối thủ Nicolas Sarkozy và François Hollande trên mặt trận thuế », còn Libération chú ý đến đề nghị của đảng Xã hội, muốn chỉnh đốn ngành tình báo, bị đánh giá quá lệ thuộc vào chính quyền, và có những hành vi sai trái.
Riêng tờ Le Figaro thì dành tựa lớn cho nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản : « Một năm trong lòng nhà máy điện Fukushima », đăng bài phóng sự tìm hiểu tình hình của đặc phái viên tờ báo.
Riêng La Croix dành tựa cho ngày phụ nữ 08/03, tỏ ý bất bình trước tình trạng bất công về lương bổng, với hàng tựa : « Bình đẳng lương bổng : Làm thế nào để có tiến bộ ? ». Theo tờ báo thì lương phụ nữ vẫn thấp hơn đồng nghiệp nam giới 25%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét