Cho đến nay, luật pháp của Pháp nghiêm cấm tất cả các phương tiện truyền thông của Pháp công bố các cuộc thăm dò kết quả bầu cử vòng một, trước 20h, giờ địa phương.
Có một số vấn đề đáng quan tâm trong cuộc bỏ phiếu vòng một. Trước tiên là tỷ lệ cử tri vắng mặt. Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã tác động đến chiến dịch vận động tranh cử ở Pháp, qua các vấn đề như thâm hụt ngân sách, thất nghiệp, bảo hộ mậu dịch của châu Âu, công bằng thuế khóa…Bối cảnh này có thể làm gia tăng số cử tri không tham gia bỏ phiếu.
Thăm dò của viện IFOP dự báo tỷ lệ vắng mặt có thể lên tới 29%. Giới quan sát cho rằng, con số này sẽ thấp hơn, dao động trong khoảng từ 28,4% (tỷ lệ của năm 2002) và 21,6% (năm 1995). Chính vì vậy, các phương tiện truyền thông của Pháp, không phân biệt mầu sắc chính trị, đều kêu gọi các cử tri tham gia cuộc bỏ phiếu.
Điểm thứ hai là ai sẽ về đầu trong vòng một. Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành và công bố trước ngày thứ Sáu, 20/04, đều cho thấy, hai ứng viên, François Hollande, đảng Xã hội cánh tả và Nicolas Sarkozy, tổng thống mãn nhiệm, đảng UMP cánh hữu, sẽ lọt vào vòng hai.
Đa số các cuộc thăm dò dư luận trước đây đều đưa ra kết quả là ông Hollande sẽ dẫn đầu tại vòng một. Trong các cuộc bầu cử tổng thống trước đây tại Pháp, ứng viên về đầu tại vòng một, sẽ tiếp tục thắng luôn ở vòng hai, trừ trường hợp ông Jacques Chirac, về thứ hai, trong vòng một cuộc bầu cử năm 1995, nhưng vẫn trúng cử tổng thống.
Đối với ông Sarkozy, tổng thống mãn nhiệm - ứng viên, thì kết quả vòng một mang tính biểu tượng cao. Nếu ông xếp hạng sau ứng viên Hollande, thì điều này sẽ tác động đến khả năng huy động phiếu của các cử tri thuộc các phe phái khác trong vòng hai và đặc biệt, ông sẽ là vị tổng thống mãn nhiệm đầu tiên, ra tranh cử, nhưng không thu được số phiếu bầu cao nhất ở vòng một.
Câu hỏi ai sẽ về thứ ba cũng rất quan trọng. Các cuộc thăm dò dư luận, có hai ứng viên tranh chấp vị trí thứ ba, đó là bà Marine Le Pen, Front National, đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu, dự báo đạt tỷ lệ từ 14% đến 17% và ông Jean Luc Melenchon, Front de gauche, đảng Mặt trận cánh tả, có thể có số phiếu từ 12% đến 15%. Nếu bà Le Pen về thứ ba, điều này khẳng định là đảng cực hữu có một vị trí thực sự và lâu dài trên chính trường Pháp, chứ không phải là một sự cố chính trị.
Trong trường hợp ông Melenchon về thứ ba, thì đây là một sự kiện gây trấn động tại Pháp, vì lần đầu tiên, hai ứng viên cánh tả nằm trong bộ ba dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống và đảng Mặt trận cánh tả sẽ ở vào vị trí thuận lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng Sáu tới đây.
Có một số vấn đề đáng quan tâm trong cuộc bỏ phiếu vòng một. Trước tiên là tỷ lệ cử tri vắng mặt. Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã tác động đến chiến dịch vận động tranh cử ở Pháp, qua các vấn đề như thâm hụt ngân sách, thất nghiệp, bảo hộ mậu dịch của châu Âu, công bằng thuế khóa…Bối cảnh này có thể làm gia tăng số cử tri không tham gia bỏ phiếu.
Thăm dò của viện IFOP dự báo tỷ lệ vắng mặt có thể lên tới 29%. Giới quan sát cho rằng, con số này sẽ thấp hơn, dao động trong khoảng từ 28,4% (tỷ lệ của năm 2002) và 21,6% (năm 1995). Chính vì vậy, các phương tiện truyền thông của Pháp, không phân biệt mầu sắc chính trị, đều kêu gọi các cử tri tham gia cuộc bỏ phiếu.
Điểm thứ hai là ai sẽ về đầu trong vòng một. Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành và công bố trước ngày thứ Sáu, 20/04, đều cho thấy, hai ứng viên, François Hollande, đảng Xã hội cánh tả và Nicolas Sarkozy, tổng thống mãn nhiệm, đảng UMP cánh hữu, sẽ lọt vào vòng hai.
Đa số các cuộc thăm dò dư luận trước đây đều đưa ra kết quả là ông Hollande sẽ dẫn đầu tại vòng một. Trong các cuộc bầu cử tổng thống trước đây tại Pháp, ứng viên về đầu tại vòng một, sẽ tiếp tục thắng luôn ở vòng hai, trừ trường hợp ông Jacques Chirac, về thứ hai, trong vòng một cuộc bầu cử năm 1995, nhưng vẫn trúng cử tổng thống.
Đối với ông Sarkozy, tổng thống mãn nhiệm - ứng viên, thì kết quả vòng một mang tính biểu tượng cao. Nếu ông xếp hạng sau ứng viên Hollande, thì điều này sẽ tác động đến khả năng huy động phiếu của các cử tri thuộc các phe phái khác trong vòng hai và đặc biệt, ông sẽ là vị tổng thống mãn nhiệm đầu tiên, ra tranh cử, nhưng không thu được số phiếu bầu cao nhất ở vòng một.
Câu hỏi ai sẽ về thứ ba cũng rất quan trọng. Các cuộc thăm dò dư luận, có hai ứng viên tranh chấp vị trí thứ ba, đó là bà Marine Le Pen, Front National, đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu, dự báo đạt tỷ lệ từ 14% đến 17% và ông Jean Luc Melenchon, Front de gauche, đảng Mặt trận cánh tả, có thể có số phiếu từ 12% đến 15%. Nếu bà Le Pen về thứ ba, điều này khẳng định là đảng cực hữu có một vị trí thực sự và lâu dài trên chính trường Pháp, chứ không phải là một sự cố chính trị.
Trong trường hợp ông Melenchon về thứ ba, thì đây là một sự kiện gây trấn động tại Pháp, vì lần đầu tiên, hai ứng viên cánh tả nằm trong bộ ba dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống và đảng Mặt trận cánh tả sẽ ở vào vị trí thuận lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng Sáu tới đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét