Vịnh Cam Ranh là quân cảng lớn nhất tại Việt Nam -- trước 1975 là nơi Hải quân VNCH và Hoa Kỳ trú đóng, sau 1975 nhà nước Hà Nội cho Hải quân Nga thuê... và bây giờ cũng là nơi đón tàu chiến quốc tế vào sửa chữa, nghỉ ngơi...
Do tính cách bí mật quốc phòng, gián điệp Trung Quốc liên tục vào Cam Ranh rình mò, chụp hình, quay phim... Mới mấy tháng trươc, 2 tàu của Trung Quốc vào Cam Ranh và bị chận lại. Lần này, nhiều người Trung Quốc vào vịnh Cam Ranh thả bè nuôi cá, trong khi chính quyền địa phương lúng túng, không biết làm sao.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị hôm 30-5-2012 viết về tình hình Trung Quốc lặng lẽ tới ăn dầm nằm dề ở Cam Ranh.
Bản tin tựa đề “Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh,” kể về một nơi trọng yếu quốc phòng đang bị tràn ngập bởi người lạ phương Bắc như sau.
Bản tin ghi rằng, tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.
Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành.
Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.
Báo SGTT mô tả khu trại nuôi cá y hệt như trại lính:
“Từ xa có thể thấy khu trại nuôi cá của A Xìu gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh. Tuy nhiên, khi đến gần thì khu trại này đóng cửa.”
Phóng viên SGTT kể về điạ hình cho thấy trại nuôi cá của người TQ nhìn ngó quân cảng trong tầm mắt:
“Lên một chiếc tàu, chúng tôi rời cảng tiếp tục đến bè nuôi của người Trung Quốc phía ngoài vịnh. Bè này nằm cách cảng Cam Ranh chừng vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh ở phía bên kia bờ vịnh. Từ xa, bè của những người Trung Quốc nổi bật giữa biển bởi sự hoành tráng so với những chiếc bè nhỏ của người Việt gần đó. Các bè này cũng giống như trại nuôi cá của A Xìu: không bảng hiệu, được gắn với nhau, mỗi bè có nhiều lồng, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố với tổng diện tích khoảng 100m2. Huy, một người địa phương làm công tại một bè cá của người Trung Quốc ở đây cho biết, ở bè này có sáu người Trung Quốc làm việc với gần 100 lồng. Ngoài ra họ còn thu mua cá mú khắp nơi nhưng nhiều nhất là tại Cam Ranh, Phú Yên và đảo Phú Quý.”
Vấn đề pháp lý là, người TQ vào và thuê người VN đứng tên kinh doanh. Chứ chính quyền địa phương không cho phép, theo báo SGTT.
Bản tin ghi lời ông Nguyễn Thành Long, đội phó đội Quản lý thị trường số 3, tại Cam Ranh đang có ít nhất bốn cơ sở thu mua và một cơ sở nuôi bè hải sản của người Trung Quốc, nhưng do người Việt Nam đứng tên...
Bản tin cũng ghi lời ông Trần Tính, phó chủ tịch UBND phường Cam Linh “cho rằng trên địa bàn chỉ có một cơ sở thu mua hải sản với khoảng 5 – 7 người Trung Quốc hoạt động, đứng tên kinh doanh là công ty TNHH Khải Hoàn của người Việt Nam. “Cơ sở này thuê đất trên bờ của người Việt, còn lồng bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”, ông Tính nói.”
Những người TQ cũng rất ngang ngược, khi gặp mưa bão, chính quyền yêu cầu họ vào bờ cũng không được. Bản tin viết:
“Cũng theo ông Tính, mỗi lần có mưa bão, phường ra di dời những người trên lồng bè vào bờ để tránh nguy hiểm, nhưng gặp khó khăn khi muốn đưa người Trung Quốc vào bờ. “Phần vì chúng tôi nói thì họ không hiểu, phần vì họ nghe dự báo thời tiết từ đài của họ nên họ không chịu di dời. Thực sự chúng tôi không biết họ có bao nhiêu người ở trên những bè đó”, ông Tính nói.”
Như thế, ngoài Biển Đông, tàu chiến Trung Quốc bảo vệ tàu cá TQ vơ vét hải sản trên biển VN... và bây giờ cuộc chiến này đã áp sát ven biển VN. Không chỉ vào “nuôi trồng thủy sản,” những người TQ còn tới ngay cửa ngỏ quân cảng Cam Ranh. Họ làm gì không biết, nhưng chính quyền địa phương có vẻ lúng túng mới lạ.
Do tính cách bí mật quốc phòng, gián điệp Trung Quốc liên tục vào Cam Ranh rình mò, chụp hình, quay phim... Mới mấy tháng trươc, 2 tàu của Trung Quốc vào Cam Ranh và bị chận lại. Lần này, nhiều người Trung Quốc vào vịnh Cam Ranh thả bè nuôi cá, trong khi chính quyền địa phương lúng túng, không biết làm sao.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị hôm 30-5-2012 viết về tình hình Trung Quốc lặng lẽ tới ăn dầm nằm dề ở Cam Ranh.
Bản tin tựa đề “Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh,” kể về một nơi trọng yếu quốc phòng đang bị tràn ngập bởi người lạ phương Bắc như sau.
Bản tin ghi rằng, tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.
Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành.
Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.
Báo SGTT mô tả khu trại nuôi cá y hệt như trại lính:
“Từ xa có thể thấy khu trại nuôi cá của A Xìu gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh. Tuy nhiên, khi đến gần thì khu trại này đóng cửa.”
Phóng viên SGTT kể về điạ hình cho thấy trại nuôi cá của người TQ nhìn ngó quân cảng trong tầm mắt:
“Lên một chiếc tàu, chúng tôi rời cảng tiếp tục đến bè nuôi của người Trung Quốc phía ngoài vịnh. Bè này nằm cách cảng Cam Ranh chừng vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh ở phía bên kia bờ vịnh. Từ xa, bè của những người Trung Quốc nổi bật giữa biển bởi sự hoành tráng so với những chiếc bè nhỏ của người Việt gần đó. Các bè này cũng giống như trại nuôi cá của A Xìu: không bảng hiệu, được gắn với nhau, mỗi bè có nhiều lồng, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố với tổng diện tích khoảng 100m2. Huy, một người địa phương làm công tại một bè cá của người Trung Quốc ở đây cho biết, ở bè này có sáu người Trung Quốc làm việc với gần 100 lồng. Ngoài ra họ còn thu mua cá mú khắp nơi nhưng nhiều nhất là tại Cam Ranh, Phú Yên và đảo Phú Quý.”
Vấn đề pháp lý là, người TQ vào và thuê người VN đứng tên kinh doanh. Chứ chính quyền địa phương không cho phép, theo báo SGTT.
Bản tin ghi lời ông Nguyễn Thành Long, đội phó đội Quản lý thị trường số 3, tại Cam Ranh đang có ít nhất bốn cơ sở thu mua và một cơ sở nuôi bè hải sản của người Trung Quốc, nhưng do người Việt Nam đứng tên...
Bản tin cũng ghi lời ông Trần Tính, phó chủ tịch UBND phường Cam Linh “cho rằng trên địa bàn chỉ có một cơ sở thu mua hải sản với khoảng 5 – 7 người Trung Quốc hoạt động, đứng tên kinh doanh là công ty TNHH Khải Hoàn của người Việt Nam. “Cơ sở này thuê đất trên bờ của người Việt, còn lồng bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”, ông Tính nói.”
Những người TQ cũng rất ngang ngược, khi gặp mưa bão, chính quyền yêu cầu họ vào bờ cũng không được. Bản tin viết:
“Cũng theo ông Tính, mỗi lần có mưa bão, phường ra di dời những người trên lồng bè vào bờ để tránh nguy hiểm, nhưng gặp khó khăn khi muốn đưa người Trung Quốc vào bờ. “Phần vì chúng tôi nói thì họ không hiểu, phần vì họ nghe dự báo thời tiết từ đài của họ nên họ không chịu di dời. Thực sự chúng tôi không biết họ có bao nhiêu người ở trên những bè đó”, ông Tính nói.”
Như thế, ngoài Biển Đông, tàu chiến Trung Quốc bảo vệ tàu cá TQ vơ vét hải sản trên biển VN... và bây giờ cuộc chiến này đã áp sát ven biển VN. Không chỉ vào “nuôi trồng thủy sản,” những người TQ còn tới ngay cửa ngỏ quân cảng Cam Ranh. Họ làm gì không biết, nhưng chính quyền địa phương có vẻ lúng túng mới lạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét