Theo hãng tin Pháp AFP, lẽ ra ông Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Quốc Hội và là người trên danh nghĩa là nhân vật số hai tại Trung Quốc sẽ đi thăm nước Anh trong tháng Năm này.
Tuy nhiên, sau cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Cameron và Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài đến Luân Đôn để nhận giải thưởng Templeton, chính quyền Anh, vẫn theo nguồn tin trên, được thông báo là chủ tịch Quốc hội Trung Quốc sẽ không đến nữa vì Bắc Kinh “rất bực tức sau cuộc gặp gỡ này”.
AFP nhắc lại là cuộc tiếp xúc giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và hai vị thủ tướng và phó thủ tướng Anh chỉ mang tính chất “riêng tư”, và không diễn ra ở phủ thủ tướng. Thế nhưng Bắc Kinh vẫn nổi giận, xem đấy là một hành động “sỉ nhục đối với dân tộc Trung Quốc” và đã chính thức phản đối Luân Đôn về sự kiện này.
Sau nước Anh, có lẽ Trung Quốc sẽ phải tiếp tục bày tỏ thái độ phẫn nộ đối với nước Áo, vừa công khai thách thức Bắc Kinh khi đón tiếp người lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng.
Vào hôm nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được thủ tướng Áo tiếp kiến tại Vienna. Ông Werner Faymann đã giải thích răng cuộc gặp gỡ này là “một dấu hiệu chính trị rõ ràng nhằm ủng hộ nhân quyền, chủ trương bất bạo động, đối thoại và chống lại sự đàn áp’’. Ông còn cho rằng việc được tiếp xúc với một ‘gương mặt nổi bật’ như Đức Đạt Lai Lạt Ma, là một “kinh nghiệm cá nhân rất tốt”.
Thủ tướng Áo không tỏ vẻ gì lo lắng trước khả năng Bắc Kinh bị phật ý. Đại sứ Trung Quốc tại Viennna, trả lời đài phát thanh nhà nước Áo hôm 21/05 đã cảnh báo là cuộc gặp gỡ “không có lợi cho quan hệ tốt đẹp giữa hai bên”. Thù tướng Áo đã phản ứng, nhấn mạnh rằng việc ông gặp ai là do chính ông quyết định, và “nước Áo luôn luôn cho thấy mình là một nước đứng về phiá nhân quyền.”
Trong cuộc tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, còn có sự hiện diện của Tổng giám mục Vienna, Đức Hồng y Christoph Schönborn.
Tuy nhiên, sau cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Cameron và Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài đến Luân Đôn để nhận giải thưởng Templeton, chính quyền Anh, vẫn theo nguồn tin trên, được thông báo là chủ tịch Quốc hội Trung Quốc sẽ không đến nữa vì Bắc Kinh “rất bực tức sau cuộc gặp gỡ này”.
AFP nhắc lại là cuộc tiếp xúc giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và hai vị thủ tướng và phó thủ tướng Anh chỉ mang tính chất “riêng tư”, và không diễn ra ở phủ thủ tướng. Thế nhưng Bắc Kinh vẫn nổi giận, xem đấy là một hành động “sỉ nhục đối với dân tộc Trung Quốc” và đã chính thức phản đối Luân Đôn về sự kiện này.
Sau nước Anh, có lẽ Trung Quốc sẽ phải tiếp tục bày tỏ thái độ phẫn nộ đối với nước Áo, vừa công khai thách thức Bắc Kinh khi đón tiếp người lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng.
Vào hôm nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được thủ tướng Áo tiếp kiến tại Vienna. Ông Werner Faymann đã giải thích răng cuộc gặp gỡ này là “một dấu hiệu chính trị rõ ràng nhằm ủng hộ nhân quyền, chủ trương bất bạo động, đối thoại và chống lại sự đàn áp’’. Ông còn cho rằng việc được tiếp xúc với một ‘gương mặt nổi bật’ như Đức Đạt Lai Lạt Ma, là một “kinh nghiệm cá nhân rất tốt”.
Thủ tướng Áo không tỏ vẻ gì lo lắng trước khả năng Bắc Kinh bị phật ý. Đại sứ Trung Quốc tại Viennna, trả lời đài phát thanh nhà nước Áo hôm 21/05 đã cảnh báo là cuộc gặp gỡ “không có lợi cho quan hệ tốt đẹp giữa hai bên”. Thù tướng Áo đã phản ứng, nhấn mạnh rằng việc ông gặp ai là do chính ông quyết định, và “nước Áo luôn luôn cho thấy mình là một nước đứng về phiá nhân quyền.”
Trong cuộc tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, còn có sự hiện diện của Tổng giám mục Vienna, Đức Hồng y Christoph Schönborn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét