Tất cả đều là hàng cấm theo công ước quốc tế về bảo vệ động vật quí hiếm và môi trường sống, viết tắt là CITES (the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora).
Hiện tại vụ việc mới chỉ được thông báo sơ bộ và có một người đàn ông 23 tuổi bị bắt rồi được đóng tiền tại ngoại hầu tra, cho nên chưa có nhiều thông tin chi tiết, nhưng tin tức về vụ bắt giữ đã tràn ngập các diễn đàn của người yêu biển và bảo tồn thiên nhiên trên thế giới.
Ở Việt Nam, từ lâu thú chơi san hô đã trở thành phổ biến. Người ta không ngại dùng nhân công giá rẻ lặn xuống đáy biển miền trung bẻ những cành san hô còn sống lên phơi rồi đem về thành phố bán cho những người chơi hòn non bộ. Các đại gia còn chơi sang hơn, học đòi theo mốt phong thủy của người Hoa mà đặt những bể cá nuôi bằng nước biển tốn kém trong nhà, có những cành san hô còn sống lung linh ngũ sắc.
Thế nhưng rất nhiều người thiếu kiến thức cơ bản rằng để có được một cành san hô to và dài thì thiên nhiên có thể mất đến hàng ngàn năm. San hô không chỉ tạo ra môi trường đáy biển cho các loài sinh vật sống như bóng cây cho con người trú nắng, mà còn tạo nguồn thức ăn cho mắt xích đầu tiên trong dây chuyền thức ăn trên thế giới: cá nhỏ ăn nhuyễn thể, rồi cá lớn ăn cá nhỏ, và đến các loài thú trên bờ lại có thức ăn, và con người thì ăn thịt nhiều loài thú.
San hô cũng là nguồn tạo ra oxi cần thiết, giữ cân bằng cho bầu khí quyển và môi trường sống của con người. Nhiều nước như Úc còn tài trợ cho các dự án nuôi cấy và tạo môi trường cho san hô phát triển để bảo vệ môi trường. Trong khi đó ở Việt Nam thì thú chơi san hô tàn phá bề mặt đáy biển, yếu tố mạnh nhất khiến khu vực biển gần bờ ngày càng ít cá.
Đó là nói về ý thức giữ gìn môi trường để phát triển bền vững, mà xưa nay nhiều ý kiến vẫn đánh giá thấp Việt Nam. Gần đây thú chơi bể cá biển bắt đầu phát triển ở các nước phương Tây, đặc biệt là sau bộ phim hoạt họa về chú cá nemo khiến nhiều trẻ em yêu thích, và bể cá biển thực sự có nhiều màu sắc hơn là một bể cá vàng hay cá la hán.
Những chuyến hàng xuyên quốc gia khiến nạn tàn phá đáy biển ở các nước nghèo đang phát triển như Việt Nam ngày càng tăng. Và thế giới đã thông qua công ước quốc tế về bảo vệ các loài sinh vật hoang dã mà san hô là một trong số những loài được chú ý nhất. Lô hàng công ten nơ 750kg cho thấy qui mô và lượng hàng luân chuyển từ Việt Nam ra thế giới là rất lớn, tạo nguy cơ đáy biển ven bờ của Việt Nam bị phá hoại hoàn toàn và không còn cá là vô cùng cao.
Câu hỏi mà nhiều thành viên trên các diễn đàn đặt ra là tại sao các quan chức cửa khẩu ở Việt Nam, vốn kiểm tra rất ngặt nghèo những vấn đề khác lại không nhìn thấy một lô hàng to như vậy và nguy cơ phá hoại đất nước lớn đến như vậy ?
Lần này khi vụ việc xảy ra ở một nước có hệ thống luật pháp được quốc tế hóa như nước Anh này, hi vọng trong quá trình điều tra và xét xử sẽ có nhiều điều được tiết lộ cho báo chí để giải đáp câu hỏi này, và mối quan tâm của dư luận quốc tế có thể tạo đủ áp lực để khiến chính quyền Viêt Nam tự bảo vệ môi trường sống cho người dân tốt hơn.
Hiện tại vụ việc mới chỉ được thông báo sơ bộ và có một người đàn ông 23 tuổi bị bắt rồi được đóng tiền tại ngoại hầu tra, cho nên chưa có nhiều thông tin chi tiết, nhưng tin tức về vụ bắt giữ đã tràn ngập các diễn đàn của người yêu biển và bảo tồn thiên nhiên trên thế giới.
Ở Việt Nam, từ lâu thú chơi san hô đã trở thành phổ biến. Người ta không ngại dùng nhân công giá rẻ lặn xuống đáy biển miền trung bẻ những cành san hô còn sống lên phơi rồi đem về thành phố bán cho những người chơi hòn non bộ. Các đại gia còn chơi sang hơn, học đòi theo mốt phong thủy của người Hoa mà đặt những bể cá nuôi bằng nước biển tốn kém trong nhà, có những cành san hô còn sống lung linh ngũ sắc.
Thế nhưng rất nhiều người thiếu kiến thức cơ bản rằng để có được một cành san hô to và dài thì thiên nhiên có thể mất đến hàng ngàn năm. San hô không chỉ tạo ra môi trường đáy biển cho các loài sinh vật sống như bóng cây cho con người trú nắng, mà còn tạo nguồn thức ăn cho mắt xích đầu tiên trong dây chuyền thức ăn trên thế giới: cá nhỏ ăn nhuyễn thể, rồi cá lớn ăn cá nhỏ, và đến các loài thú trên bờ lại có thức ăn, và con người thì ăn thịt nhiều loài thú.
San hô cũng là nguồn tạo ra oxi cần thiết, giữ cân bằng cho bầu khí quyển và môi trường sống của con người. Nhiều nước như Úc còn tài trợ cho các dự án nuôi cấy và tạo môi trường cho san hô phát triển để bảo vệ môi trường. Trong khi đó ở Việt Nam thì thú chơi san hô tàn phá bề mặt đáy biển, yếu tố mạnh nhất khiến khu vực biển gần bờ ngày càng ít cá.
Đó là nói về ý thức giữ gìn môi trường để phát triển bền vững, mà xưa nay nhiều ý kiến vẫn đánh giá thấp Việt Nam. Gần đây thú chơi bể cá biển bắt đầu phát triển ở các nước phương Tây, đặc biệt là sau bộ phim hoạt họa về chú cá nemo khiến nhiều trẻ em yêu thích, và bể cá biển thực sự có nhiều màu sắc hơn là một bể cá vàng hay cá la hán.
Những chuyến hàng xuyên quốc gia khiến nạn tàn phá đáy biển ở các nước nghèo đang phát triển như Việt Nam ngày càng tăng. Và thế giới đã thông qua công ước quốc tế về bảo vệ các loài sinh vật hoang dã mà san hô là một trong số những loài được chú ý nhất. Lô hàng công ten nơ 750kg cho thấy qui mô và lượng hàng luân chuyển từ Việt Nam ra thế giới là rất lớn, tạo nguy cơ đáy biển ven bờ của Việt Nam bị phá hoại hoàn toàn và không còn cá là vô cùng cao.
Câu hỏi mà nhiều thành viên trên các diễn đàn đặt ra là tại sao các quan chức cửa khẩu ở Việt Nam, vốn kiểm tra rất ngặt nghèo những vấn đề khác lại không nhìn thấy một lô hàng to như vậy và nguy cơ phá hoại đất nước lớn đến như vậy ?
Lần này khi vụ việc xảy ra ở một nước có hệ thống luật pháp được quốc tế hóa như nước Anh này, hi vọng trong quá trình điều tra và xét xử sẽ có nhiều điều được tiết lộ cho báo chí để giải đáp câu hỏi này, và mối quan tâm của dư luận quốc tế có thể tạo đủ áp lực để khiến chính quyền Viêt Nam tự bảo vệ môi trường sống cho người dân tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét