Nguyên Thảo (VNEconomy) - Dự báo không mấy lạc quan về hoạt động của doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục được đưa ra.
Tại phiên họp sáng 14/5 của Ủy ban Kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh đã công bố số liệu mới nhất về tình hình doanh nghiệp tại báo cáo chính thức của Chính phủ sẽ trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ ba được khai mạc vào ngày 21/5 tới đây.
Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2012, cả nước có khoảng 24 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 130 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% về số lượng và 14,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2011.
Cũng trong 4 tháng, có trên 17,7 nghìn doanh nghiệp làm các thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ.
Như vậy, tính đến 30/4, trong tổng số hơn 647,6 nghìn doanh nghiệp đã thành lập, cả nước còn khoảng 463,8 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 71,6%, có trên 81,9 nghìn doanh nghiệp đã giải thể, trên 16 nghìn doanh nghiệp đã đăng ký dừng hoạt động và trên 85,8 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động nhưng không đăng ký.
Với riêng con số doanh nghiệp giải thể ở 4 tháng đầu năm nay, Chính phủ phân tích rằng, có nhiều doanh nghiệp năng lực tài chính yếu, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh cần phải được cơ cấu lại.
Còn gần 30% doanh nghiệp đã "chết", báo cáo của Chính phủ cho rằng đây là tỷ lệ có thể chấp nhận được. Con số so sánh được đưa ra là tại Anh, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 3 – 5 năm là 70%, còn tại Mỹ tỷ lệ này sau 5 năm hoạt động là dưới 50%.
Bên cạnh các doanh nghiệp cần phải cơ cấu lại, việc bổ sung một lực lượng mới doanh nghiệp đang tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới được nhìn nhận sẽ là nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Sức khỏe của các doanh nghiệp cũng là vấn đề được đề cập ở hầu hết các phát biểu tại phiên họp, đi kèm với băn khoăn về mức độ chính xác của các con số tại báo cáo.
Thứ trưởng Cao Viết Sinh khẳng định con số 183 nghìn doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động từ trước đến nay là kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Riêng 2011 là hơn 53 nghìn và 4 tháng đầu năm nay là 17,7 nghìn, hai con số này cộng lại chiếm hơn 40% tổng số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động từ trước đến nay, điều đó nói lên mức độ khó khăn của doanh nghiệp, ông nhấn mạnh.
"Nếu cứ đà này trung bình một tháng sẽ có từ 4 đến 4,5 nghìn doanh nghiệp giải thể, thì chắc chắn năm nay con số sẽ xấp xỉ năm ngoái, dự báo khoảng 50 nghìn doanh nghiệp sẽ giải thể, ngừng hoạt động", ông Sinh ước tính.
Nguyên Thảo
Anh nói "hàng bị tồn đọng bán không được mà cũng phải đóng tiền hàng tháng cho công an".
Nhìn thấy cảnh nhà nước khát tiền, khát đầu tư mà người dân cũng phát hoảng theo. Đã thế lại còn mị dân bằng cách cho lên màn ảnh nhỏ cảnh nhà nước đếm vàng và còn thành lập thêm ban bệ kiểm tra chất lượng vàng nhằm bảo vệ người tiêu dùng nữa mới hãi chứ.
Chẳng ai dại gì mà bỏ vốn đầu tư vào lúc này, chỉ tổ cho bè lũ sâu mọt tham nhũng chúng nó để ý và rồi tiền mất tật phải mang.
Đề nghị: Tiền bạc bây giờ đang ở trong tay tư bản đỏ, cứ bắt và kiểm kê tài sản của chúng nó thì lo gì ngân sách VN thiếu tiền, đứng đầu là g/đ giòng họ con sâu gộc tham nhũng 3D ấy.
Độc tài cộng sản phải ra đi! Đảng cướp cộng sản phải ra đi! Hãy trả lại quê hương Việt Nam thanh bình cho dân tộc Việt Nam! Hãy ra đi trước khi quá muộn màng khi mà Việt Nam bị cô lập hoàn toàn, nội bất xuất, ngoại bất nhập!
Cách phổ biến dễ dàng và đơn giản nhất là ta in bài viết này ra giấy khổ A4. Sau đó ta bỏ vào phong bì và dán tem gửi qua đường bưu điện đến các công ty tư nhân và cửa hàng vàng bạc tư nhân (vì nơi đây thông tin dễ lan truyền rộng rãi).
Chú ý: địa chỉ của những công ty, cửa hàng vàng bạc tư nhân này, ta nên lên danh sách từ trước. Ưu tiên những cửa hàng gần nơi ta đang sinh sống. Và trên lá thư gửi đi, ở mục người gửi, ta có thể bịa ra 1 cái tên, địa chỉ nặc danh nào đó cho có (dĩ nhiên không phải tên thật của mình rồi) và không nên để trống mục này.
Tuy rằng cách này hơi tốn tiền nhưng đối với những bạn có tấm lòng với đất nước, dân tộc thì chút tốn kém này đâu có hề gì.
Hơn nữa, cách này cũng an toàn cho người phổ biến thông tin.
Hiện tại tôi đang làm theo cách trên. Mong mọi người chung tay tiếp sức.
Cảm ơn rất nhiều.
P/s: Chúng ta không nên gửi cùng 1 lúc với số lượng lớn thư tại 1 bưu điện duy nhất. Chúng ta có thể gửi 1 vài thư ở những bưu điện khác nhau. Nên phân tán ra mà gửi.
Điều quan trọng nữa là ở mục tên, địa chỉ người gửi không nên ghi hàng loạt các tên như nhau (dù là tên nặc danh) cho tất cả các bức thư. Nên cứ vài ba thư là thay đổi tên, địa chỉ khác ở mục người gửi (dĩ nhiên là tên nặc danh rồi).
Những điều tôi nói trên nhằm gây khó khăn cho nghiệp vụ điều tra của Công An.
Chính phủ nào vậy? Tại sao lại đem nền "kinh tế thị trường định hướng XHCN" so sánh với các nền kinh tế của bọn tư bản giãy chết được? Phản động chăng?