14.5.12

LHQ ra ‘hướng dẫn chống cướp đất’



Sau mấy năm đánh giá vấn đề “tước đoạt đất” trên toàn cầu, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã ra được bản hướng dẫn nhằm giúp các chính phủ và các tổ chức vận động có định hướng khi giải quyết tranh chấp đất.
'Nhà nông mất đất' đang thành hiện tượng 
toàn cầu từ Nam Mỹ sang châu Phi, châu Á
Các hãng thông tấn tuần qua tin rằng bản hướng dẫn "chống cướp đất" (anti-land grabbing) dù chỉ mang tính tự nguyện (voluntary guidelines) cũng giúp nhà nông bảo vệ quyền của họ, và giúp các chính quyền có định hướng về quản trị đất, rừng và các vùng ngư nghiệp.
Theo BBC News hôm 11/5, Bấm văn bản của FAO công bố tại Rome đã đề cập đến các chủ đề như đầu tư nông nghiệp, công nhận quyền sử dụng đất, chế độ chuyển nhượng quyền này, cũng như việc giải quyết và phục hồi đất cho những người bị mất đất vì cưỡng chế.
Ngoài ra, ước tính có tới 200 triệu hectare đất, bằng tám lần diện tích Anh Quốc, đã bị mua bán hoặc thuê trong một thập niên qua, đa số tại châu Phi và châu Á.
Nay FAO khuyến khích “mô hình đầu tư không gây ra chiếm đất trên diện rộng, cùng các mô hình thay thế cho cách làm đó”.
Tên chính thức của văn bản là Hướng dẫn Tự nguyện về Quản trị Quyền thuê đất, rừng và bãi đánh cá, LHQ cho hay hướng dẫn không có tính ràng buộc với các chính quyền.
'Tước đoạt toàn cầu'
Tuy thế, FAO muốn nêu bật vấn đề nhà nông bị tước đoạt đất trong làn sóng đầu tư nước ngoài đang trở nên hiện tượng mang tính toàn cầu.
Phản đối tước đoạt đất ở Trung Quốc
“Tước đoạt đất” đã khiến LHQ quan ngại trong nhiều năm qua vì quá trình này làm giảm diện tích đất nông nghiệp và có liên hệ trực tiếp đến nạn đói.
Cơ hội của người nghèo được dùng đất, các nguồn cá và rừng cũng bị giảm đi, gây ra lo ngại về ổn định lương thực trên toàn cầu.
Đặc biệt, hoạt động xây dựng các tổ hợp nông nghiệp lớn với đầu tư của nước ngoài, ở cả Nam Mỹ, châu Á và châu Phi, nhiều khi gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người bản địa, được cho là vấn đề cần được giải quyết.
Tổng Giám đốc FAO, Jose Graziano da Silva coi Bản Hướng dẫn là một thành công vì cộng đồng quốc tế đã “chia sẻ viễn kiến chung” tạo ta quy định về thuê đất ở mức toàn cầu.

Hướng dẫn chống tước đoạt đất của FAO

Công nhận và bảo vệ quyền sử dụng và thuê đất, kể cả theo các chê độ không chính thức
Nêu ra các cách thức đăng ký và chuyển quyền sử dụng và thuê đất
Đảm bảo để dân tiếp cận và sử dụng được chế độ quản trị về thuê đất
Quản trị việc tái định cư và xác lập về đất cho người bị mất đất vì cưỡng chế
Quyền của các cộng đồng bản địa
Đảm bảo đầu tư vào đất nông nghiệp diễn ra có trách nhiệm và minh bạch
Cơ chế xử lý tranh chấp về quyền thuê và sử dụng đất
Giải quyết chuyện bành trướng đô thị vào vùng nông thôn
Tin tức từ Rome cũng cho hay đại diện Hoa Kỳ tại FOA ở Ý cũng ra tuyên bố nới Washington "hoan nghênh và ủng hộ" bản hướng dẫn tự nguyện này.
Tổ chức từ thiện Oxfam vốn từng tham gia đàm phán để FAO ra được bản hướng dẫn, cho hay họ lo ngại về "cuộc cạnh tranh nhằm giành các nguồn lợi tự nhiên, và nạn cướp đất xảy ra không kiểm soát được".
Nay, các quố́c gia khác có quyền chấp nhận bản hướng dẫn hoặc không áp dụng nó.
Nhìn vào chi tiết, bản hướng dẫn gồ̉m một số điểm chính như công nhận và bảo vệ quyền sử dụng và thuê đất, kể cả theo các chê độ không chính thức.
Ngoài ra, hướng dẫn cũng "Nêu ra các cách thức đăng ký và chuyển quyền sử dụng và thuê đất".
Văn bản này cũng nêu ra mục tiêu "Đảm bảo để dân tiếp cận và sử dụng được chế độ quản trị về thuê đất,"
Ngoài ra là, "Quản trị việc tái định cư và xác lập về đất cho người bị mất đất vì cưỡng chế; Quyền của các cộng đồng bản địa; Đảm bảo đầu tư vào đất nông nghiệp diễn ra có trách nhiệm và minh bạch; Cơ chế xử lý tranh chấp về quyền thuê và sử dụng đất,"
Đô thị hóa tại Việt Nam: nông dân Văn Giang phải rời mồ mả tổ tiên cho dự án xây cất
FAO cũng nêu rằng hướng dẫn muốn "giải quyết chuyện bành trướng đô thị vào vùng nông thôn".
Tại châu Á, vấn đề thu đất của nông dân cho mục tiêu đô thị hóa và xây cất các công trình công từ nhiều năm qua đã gây căng thẳng ở Trung Quốc và Việt Nam.
Hồi tháng 9/2011, bạo loạn đã bùng nổ ở Lục Phong thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc khi người dân phản đối chính quyền bán đất.
Sang đến cuối năm 2011, vụ hàng nghìn người dân làng Ô Khảm, cũng trong tỉnh Quảng Đông biểu tình nhiều ngày vì tranh chấp đất đai và phản đối cách hành xử của quan chức địa phương đã làm chấn động Trung Quốc.
Sang đầu năm 2012, tại Việt Nam có vụ nông dân Đoàn Văn Vươn chống cự lại đội cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng, thu hút dư luận cả nước.
Gần đây nhất có vụ việc tại Văn Giang, Hưng Yên, liên quan đến cách thức "thu hồi đất" bằng hàng nghìn công an chống lại dân làng không chấp nhận chế độ bồi thường về đất.
Tại Việt Nam, nước đang có nhiều vấn đề về tranh chấp đất đai mấy năm qua, trang web của Tổ chức Bấm FAO cũng nhấn mạnh nhiều đến các hoạt động nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Trang web ở địa chỉ fao.org.vn cũng đăng nguyên văn bản tiếng Anh của Hướng dẫn và giới thiệu trong phần tin tức các hoạt động của FAO với chính quyền Việt Nam như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chứ không đề cập đến các vụ gây xôn xao dư luận gần đây về "cưỡng chế đất".

Góp Ý

Không có nhận xét nào: