Thái Bá Tân (Danlambao) - Nhà đông người, nhưng không ồn ĩ, vì người ta đang tập trung trước giờ hấp hối của một trong những người thân của họ. Hơn thế, người hấp hối lại danh giá, nổi bất nhất và là niềm tự hào xưa nay của cả dòng họ. Một ông quan. Quan xưa đã ghê gớm, quan cách mạng bây giờ còn ghê gớm hơn.
Với nét mặt đau buồn hoặc cố gượng đau buồn, người ta khe khẽ trao đổi với nhau đôi câu thường thấy trong những trường hợp thế này. Những lời hỏi thăm, an ủi chiếu lệ. Những cái chép miệng, thậm chí cả những giọt nước mắt.
Bà vợ và cô con gái đã lớn của người hấp hối luôn đi lại trong căn phòng chật cứng, mời nước, mời thuốc và thi thoảng nói đôi lời, cũng rất chiếu lệ.
Người hấp hối nằm ở phòng bên, trên chiếc giường rộng trải vải trắng toát. Trong phòng không có ai vì bác sĩ yêu cầu để ông được yên tĩnh, dẫu chỉ một chốc.
Đó là một người đàn ông da ngăm đen, khá gầy nếu xét qua đôi tay và đôi chân trần lộ ra dưới lớp vải. Nhưng nếu nhìn mặt thì đó là một người có khuôn mặt đầy đặn, hồng hào, có thể nói rất ưa nhìn, dẫu ít nhiều xa lạ. Nhìn nó, người ta chẳng biết nó đang khen hay chê mình, đang cười, dửng dưng hay thậm chí đang khóc. Thành ra, khuôn mặt đầy đặn có vẻ cởi mở ấy rốt cục vẫn kín mít và vô cảm. Ông còn trẻ, chưa đến sáu mươi nhưng đã là một cán bộ cấp cao, rất cao, và chắc chắn sẽ còn lên cao nữa nếu không bị căn bệnh ung thư quái ác này cản đường.
Khuôn mặt mở mà kín đáo, thân thiện mà vô cảm ấy của ông giữ vai trò quyết định trên con đường thăng tiến.
Ở phòng ngoài, bà mẹ bảo cô con gái:
“Con vào với bố đi. Đừng để bố một mình”.
Cô gái, một sinh viên năm cuối trường Ngoại Giao, lẳng lặng làm theo lời mẹ. Vừa mở cửa, cô chợt nghe có tiếng gì đấy rơi, kêu đánh keng giữa sàn nhà đá cẩm thạch. Trên giường, người hấp hối nằm đầu ngoẹo sang một bên. Cái vật rơi ấy chắc từ người ông. Cô vội chạy lại và thấy bố đã chết. Đúng lúc định kêu lên gọi mẹ thì cô phát hiện thấy một điều rất khác thường.
Đó là khuôn mặt bố cô. Nó không còn hồng hào, dễ mến và đầy đặn như vốn có. Thay vào đó là một khuôn mặt xa lạ, xấu, gian hiểm, gầy và đen xạm như đôi chân và tay. Cô ngạc nhiên không tin vào mắt mình, đến mức không biết phải làm gì. Bất chợt cô nhìn xuống sàn nhà và thấy cái gì đấy mỏng, bằng kim loại. Mặt nạ! Chiếc mặt nạ bố cô vẫn đeo suốt đời mình. Có lẽ giờ chết không cần nữa, nó mới rơi xuống. Cô cúi xuống cầm nó trên tay, không phải không thoáng lo sợ và ghê tởm.
Lưỡng lự một chốc, cô sửa đầu bố nằm thẳng rồi vội vàng đặt nó lên mặt ông. Khuôn mặt ông lại ửng hồng, cởi mở và đôn hậu. Nó nhìn cô với vẻ hài lòng.
Trong tiếng khóc thút thít, tiếng chia buồn và tiếng những bước chân cuống quít, người ta liệm người chết vào quan tài. Tiếp đến là dòng người xếp hàng để nói lời vĩnh biệt, bày tỏ lòng thương xót và kính trọng với chiếc mặt nạ nằm sau ô kính nhỏ.
Tiền tài danh vọng có là chi
Trước cơn hấp hối hồn tan nát
của cải bây giờ chẳng mang đi
nhắm mắt anh mơ thấy quỉ ma
toàn người anh hại với dâm tà
đón anh về với diêm vương nhá
quỉ dữ chờ anh đánh chết cha
Cùng Dân Làm Báo tìm cho ra
Những kẽ cả đời mang mặt nạ
Lừa dân phản quốc hại quê hương.
Cảm ơn
Bây giờ ai ai cũng phải lo cơm áo gạo tiền, ai ai cũng quá khổ rồi, lại còn phải lo cho gia đình của họ. Khi mà người ta khổ quá rồi thì tới mức cũng chẳng thể nghĩ xem tại sao mình lại khổ như vậy nữa. Tại sao bây giờ dân Việt Nam lại khổ thế này ?? Chỉ biết suy nghĩ 1 chút thì ai cũng hiểu.
Còn cô Bùi Hằng tôi hỏi bạn là cô mang " mặt nạ " gì ??? Mặt nạ gì lại đủ lòng dũng cảm săm lên vai " nợ nước, thù nhà ", mặt nạ gì mà lại đủ lòng dũng cảm dẫn đầu và thúc đẩy đoàn người biểu tình cho Hoàng Sa, Trường Sa, mặt nạ gì mà lại đủ lòng dũng cảm quyết đối đầu đến cùng với chính quyền ngay cả khi ở trong trại giam. Trong khi cô cũng có gia đình, cũng có con, cũng phải chật vật cơm áo gạo tiền như bao người khác mà lại làm những điều để biết chắc chắn mình sẽ bị bắt giam, bị theo dõi, mất tự do .... Nếu chỉ vì chiếc " mặt nạ " như bạn nói thì cũng chẳng đáng để người ta phải mất mát nhiều như vậy.
" Mặt nạ " trong bài là chỉ dành cho những ông quan chức lắm tiền nhiều của, vơ vét của dân rồi nói ra những lời hoa mỹ, đức hạnh.
Đó cũng chỉ là loại mặt nạ nhỏ, rất chi là nhỏ so với cái mặt nạ khủng, cực kỳ lớn, cực kỳ khổng lồ, cực kỳ gian xảo, cực kỳ đại bịp... mang tên là ĐCSVN.
GIẤU KHÉO
Khéo quá nên người chẳng hiểu ta .
Bao lâu vẫn ngự phủ màu da .
Một phường đã biến dân nghèo khổ .
Cả lũ thường gây bạn xót xa .
Mặt nạ rơi đùng con mới hiểu
thây ma chết tiệt mẹ thì ra ....
Cả đời danh vọng luôn nhờ nó .
Cuộc sống danh thơm hưởng cả nhà .,.
machanvi
Vậy những lời trao đổi, tâm tình, han hỏi, cũng chỉ cho người mang mặt nạ.
Những lời này là gian dối, giã trá.
Thôi thì lời giã dối đối với mặt nạ vậy. Thâm.
Thật vậy! Giả dối dù cho “tinh vi” đến đâu, thì vẫn là giả dối.
Những kẻ giả dối, luôn tạo ra tất cả những giả dối xung quanh mình - sự việc giả dối và những con người giả dối.
Anh ta đang xây một “cao ốc lý tưởng” trên một …bãi cát, chứ không phải là một nền đá vững chắc.
“cao ốc lý tưởng” này, liệu sẽ “tồn tại”… BAO LÂU NỮA?!
Thức khuya dậy sớm, hãm hại nhau
Có chú lừa gầy, thèm ngựa tốt
Làm quan Tể tướng, muốn Vương hầu
Chỉ vì cơm áo mà lao khổ
Chẳng sợ Diêm vương bắt chóng mau
Chúi mũi làm giàu cho cháu chắt
chẳng ai ngoảnh lại biết quay đầu.