Theo phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc, trong cuộc gặp hôm qua với ông Lee Myung Bak, tổng thống Miến Điện Thein Sein đã phủ nhận thông tin cho rằng Naypyidaw hợp tác hạt nhân với Bình Nhưỡng. Ông cũng cam kết rằng Miến Điện sẽ tôn trọng mọi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.
Xin nhắc lại, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009, Liên Hiệp Quốc đã áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên, trong đó cấm nước này mua bán tất cả các vật liệu hạt nhân hay để chế tạo tên lửa đạn đạo.
Quan hệ giữa Miến Điện và Bắc Triều Tiên bị cắt đứt sau khi xảy ra vụ một nhân viên mật vụ của Bình Nhưỡng đặt bom ám sát tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-Hwan đang viếng thăm Rangoon năm 1983. Trong vụ khủng bố này tổng thống Chun Doo-Hwan thoát nạn, nhưng đã làm 17 người Hàn Quốc thiệt mạng.
Đến năm 2007, Miến Điện đã nối lại quan hệ với Bình Nhưỡng. Từ thời điềm đó, quốc tế, đặc biệt là Seoul và Washington đã nhiều lần tỏ lo ngại về khả năng Naypyidaw và Bình Nhưỡng có quan hệ hợp tác về chương trình hạt nhân.
Một năm trở lại đây, sau khi chuyển từ chế độ quân sự sang dân sự hồi tháng Ba năm 2011, tình hình đã có nhiều thay đổi. Miến Điện đã có những tiến bộ đáng kể trên con đường dân chủ hóa đất nước, đặc biệt từ sau cuộc bầu cử tháng Tư năm nay, quốc tế đã dần dần gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Miến Điện.
Liên Hiệp Châu Âu đã tạm ngưng trong vòng một năm các trừng phạt chính trị, kinh tế và chỉ giữ lại lệnh cấm vận vũ khí. Hoa Kỳ cũng đã gỡ bỏ dần một số ràng buộc đối với các nhà đầu tư Mỹ vào Miến Điện.
Hôm qua, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Mỹ cần đẩy nhanh hơn nữa việc gỡ bỏ các trừng phạt với Miến Điện để khích lệ nước này tiến hành các cải cách. Thượng nghị sĩ Mỹ, người đã hai lần tới thăm Miến Điện trong năm qua, ghi nhận thấy chính phủ của tổng thống Thein Sein « thành thực trong các cải cách và họ đã có tiến bộ thực sự ».
Theo một quan chức ngoại giao Mỹ, thứ Năm tới, ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin sẽ tới thăm Washington. Chuyến đi này đã được dự trù từ khi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Miến Điện hồi tháng 12 năm ngoái.
Xin nhắc lại, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009, Liên Hiệp Quốc đã áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên, trong đó cấm nước này mua bán tất cả các vật liệu hạt nhân hay để chế tạo tên lửa đạn đạo.
Quan hệ giữa Miến Điện và Bắc Triều Tiên bị cắt đứt sau khi xảy ra vụ một nhân viên mật vụ của Bình Nhưỡng đặt bom ám sát tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-Hwan đang viếng thăm Rangoon năm 1983. Trong vụ khủng bố này tổng thống Chun Doo-Hwan thoát nạn, nhưng đã làm 17 người Hàn Quốc thiệt mạng.
Đến năm 2007, Miến Điện đã nối lại quan hệ với Bình Nhưỡng. Từ thời điềm đó, quốc tế, đặc biệt là Seoul và Washington đã nhiều lần tỏ lo ngại về khả năng Naypyidaw và Bình Nhưỡng có quan hệ hợp tác về chương trình hạt nhân.
Một năm trở lại đây, sau khi chuyển từ chế độ quân sự sang dân sự hồi tháng Ba năm 2011, tình hình đã có nhiều thay đổi. Miến Điện đã có những tiến bộ đáng kể trên con đường dân chủ hóa đất nước, đặc biệt từ sau cuộc bầu cử tháng Tư năm nay, quốc tế đã dần dần gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Miến Điện.
Liên Hiệp Châu Âu đã tạm ngưng trong vòng một năm các trừng phạt chính trị, kinh tế và chỉ giữ lại lệnh cấm vận vũ khí. Hoa Kỳ cũng đã gỡ bỏ dần một số ràng buộc đối với các nhà đầu tư Mỹ vào Miến Điện.
Hôm qua, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Mỹ cần đẩy nhanh hơn nữa việc gỡ bỏ các trừng phạt với Miến Điện để khích lệ nước này tiến hành các cải cách. Thượng nghị sĩ Mỹ, người đã hai lần tới thăm Miến Điện trong năm qua, ghi nhận thấy chính phủ của tổng thống Thein Sein « thành thực trong các cải cách và họ đã có tiến bộ thực sự ».
Theo một quan chức ngoại giao Mỹ, thứ Năm tới, ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin sẽ tới thăm Washington. Chuyến đi này đã được dự trù từ khi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Miến Điện hồi tháng 12 năm ngoái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét