Có tất cả 40 nước bị Hoa Kỳ cho là ‘có vấn đề’ trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phân ra thành hai nhóm với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Nhóm thứ nhất nằm trong « danh sách cần ưu tiên theo dõi » (Priority Watch List) gồm 13 quốc gia trong đó có nhiều nước châu Á như : Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Pakistan, bên cạnh Israel, Nga, Ukraina, Venezuela. Algeri, Argentina, Canada, Chile. Đây là nhóm nước bị coi là đáng quan ngại nhất trong lãnh vực vi phạm bản quyền.
Nhóm thứ hai gồm 27 nước còn lại, nằm trong danh sách « cần theo dõi » (Watch List) trong đó có Việt Nam, Philippines và Brunei là ba nước châu Á, bên cạnh các quốc gia khác như Brazil, Ý, Na Uy, Belarus… Ngay từ năm 2009 khi danh sách các nước mà Hoa Kỳ muốn theo dõi về vấn đề vi phạm bản quyền tác giả được thực hiện, Việt Nam luôn luôn bị xếp vào diện cần theo dõi và quy chế đó vẫn được duy trì vào năm nay.
Bản báo cáo 2012 của USTR ghi nhận một số cố gắng trong năm 2011 của Việt Nam nhằm tăng cường việc bảo vệ tác quyền, chống lại tệ nạn quay cóp, sao chép trái phép phim ảnh, sách vở cũng như chống lại tình trạng các doanh nghiệp truyền thông nhà nước đánh cắp tín hiệu truyền hình phát qua cáp hay vệ tinh.
Tuy nhiên, đối với với Đại diện Thương mại Mỹ, hiện tượng vi phạm bản quyền trên bình diện rộng và tệ nạn hàng giả vẫn rất đáng quan ngại, không chỉ trên thị trường vật chất, mà còn gia tăng qua đường Internet. Trong tình hình đó, Hoa Kỳ tiếp tục khuyến khích các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc sử dụng các biện pháp hình sự, và áp đặt các hình phạt thích ứng tùy theo mức độ của sự vi phạm.
Vào lúc Việt Nam đang đàm phán để tham gia khối Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Hoa Kỳ đang thúc đẩy, USTR sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Xin nhắc lại là cho đến nay, Hoa Kỳ luôn luôn lo ngại trước tình trạng các tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của doanh nghiệp Mỹ như chương trình tin học, phim ảnh, DVD, CD… bị giả mạo, hoặc sao chép trái phép, để sử dụng tràn lan hay bán đại trà tại các quốc gia khác, làm cho các công ty Mỹ bị thất thu, với hệ quả là mất đi khả năng tái đầu tư vào nghiên cứu để cải tiến công nghệ.
Nhóm thứ nhất nằm trong « danh sách cần ưu tiên theo dõi » (Priority Watch List) gồm 13 quốc gia trong đó có nhiều nước châu Á như : Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Pakistan, bên cạnh Israel, Nga, Ukraina, Venezuela. Algeri, Argentina, Canada, Chile. Đây là nhóm nước bị coi là đáng quan ngại nhất trong lãnh vực vi phạm bản quyền.
Nhóm thứ hai gồm 27 nước còn lại, nằm trong danh sách « cần theo dõi » (Watch List) trong đó có Việt Nam, Philippines và Brunei là ba nước châu Á, bên cạnh các quốc gia khác như Brazil, Ý, Na Uy, Belarus… Ngay từ năm 2009 khi danh sách các nước mà Hoa Kỳ muốn theo dõi về vấn đề vi phạm bản quyền tác giả được thực hiện, Việt Nam luôn luôn bị xếp vào diện cần theo dõi và quy chế đó vẫn được duy trì vào năm nay.
Bản báo cáo 2012 của USTR ghi nhận một số cố gắng trong năm 2011 của Việt Nam nhằm tăng cường việc bảo vệ tác quyền, chống lại tệ nạn quay cóp, sao chép trái phép phim ảnh, sách vở cũng như chống lại tình trạng các doanh nghiệp truyền thông nhà nước đánh cắp tín hiệu truyền hình phát qua cáp hay vệ tinh.
Tuy nhiên, đối với với Đại diện Thương mại Mỹ, hiện tượng vi phạm bản quyền trên bình diện rộng và tệ nạn hàng giả vẫn rất đáng quan ngại, không chỉ trên thị trường vật chất, mà còn gia tăng qua đường Internet. Trong tình hình đó, Hoa Kỳ tiếp tục khuyến khích các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc sử dụng các biện pháp hình sự, và áp đặt các hình phạt thích ứng tùy theo mức độ của sự vi phạm.
Vào lúc Việt Nam đang đàm phán để tham gia khối Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Hoa Kỳ đang thúc đẩy, USTR sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Xin nhắc lại là cho đến nay, Hoa Kỳ luôn luôn lo ngại trước tình trạng các tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của doanh nghiệp Mỹ như chương trình tin học, phim ảnh, DVD, CD… bị giả mạo, hoặc sao chép trái phép, để sử dụng tràn lan hay bán đại trà tại các quốc gia khác, làm cho các công ty Mỹ bị thất thu, với hệ quả là mất đi khả năng tái đầu tư vào nghiên cứu để cải tiến công nghệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét