Mối quan hệ đặc biệt giữa hai kẻ cựu thù trong Thế chiến thứ hai đã bắt đầu từ năm 1962, khi tướng de Gaulle và thủ tướng Konrad Adenauer hòa giải với nhau. Tiếp đến, tổng thống François Mitterrand và thủ tướng Helmut Kohl đã chôn vùi vĩnh viễn quá khứ chiến tranh với cái nắm tay lịch sử ở Douaumont ( vùng Meuse ) năm 1984.
Sang Berlin hôm nay, ông Hollande như vậy là chỉ tiếp nối truyền thống sẵn có, nhất là vì trong công cuộc xây dựng châu Âu hợp nhất, Pháp và Đức vẫn là hai cột trụ chính. Thật ra, theo lời thủ tướng Đức, cuộc gặp gỡ đầu tiên chiều nay với tổng thống Pháp sẽ không đưa ra một quyết định quan trọng này, mà chỉ là dịp để hai nhà lãnh đạo « làm quen với nhau ».
Trong thời gian tranh cử tổng thống Pháp, bà Merkel đã từ chối tiếp ông Hollande và đã công khai ủng hộ ông Sarkozy, cũng là một nhân vật cánh hữu bảo thủ như bà. Nhưng sau khi ông Hollande đắc cử, thủ tướng Đức đã tuyên bố sẽ « dang rộng vòng tay » đón tân tổng thống Pháp. Hôm thứ bảy vừa qua, bà Merkel cũng đã tuyên bố tin tưởng vào một « đối tác ổn định », bởi vì giữa Đức và Pháp không thể nào khác được.
Thế nhưng, đó chỉ là những lời lẽ mang tính ngoại giao, chứ giữa ông Hollande và bà Merkel, ngoài sự đối chọi về lập trường chính trị, còn bất đồng với nhau về phương cách đối phó với khủng hoảng trong khu vực đồng euro.
Trước khi đắc cử tổng thống, ông Hollande đã tuyên bố muốn thương lượng lại hiệp ước về kỷ luật ngân sách, đã được 25 trên 27 quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu ký kết. Hiệp ước này nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro, chủ yếu bằng những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Tân tổng thống Pháp muốn thêm vào hiệp ước này những biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng, nhưng thủ tướng Merkel vẫn không chấp nhận thương lượng lại.
Thật ra thì thủ tướng Đức cũng sẵn sàng thêm vào hiệp ước những biện pháp kích thích tăng trưởng, nhưng là bằng những cải tổ cơ cấu, nhất là cải tổ thị trường lao động, ngành giáo dục và giảm nạn quan liêu giấy tờ, trong khi đó tân tổng thống Pháp thì lại chủ trương kích thích tăng trưởng bằng việc tài trợ cho các dự án lớn.
Trên đài truyền hình France 2 tối hôm qua, tổng thống Hollande cho biết ông muốn thảo luận « một cách rất thẳng thắn » với thủ tướng Đức để tìm ra những « thỏa hiệp đúng đắn ». Dầu sao, trong bối cảnh khủng hoảng chính trị ở Hy Lạp đang đe dọa sự tồn tại của khối euro, hai nhà lãnh đạo Pháp Đức buộc phải nhanh chóng tìm ra đồng thuận.
Điều mà các nhà quan sát đang chăm chú theo dõi đó là liệu ông Hollande có đủ bản lĩnh để đảo ngược lại tương quan lực lượng giữa Pháp với Đức hay không. Dưới thời ông Sarkozy, người ta có cảm tưởng như là bà Merkel áp đặt mọi thứ và nước Đức quyết định thay cho mọi người. Nay, với sự ủng hộ của nhiều nước châu Âu khác đối với chủ trương kích thích tăng trưởng do ông đề ra, có thể là tân tổng thống Hollande sẽ có thêm ưu thế trong mối quan hệ với thủ tướng Merkel.
Sang Berlin hôm nay, ông Hollande như vậy là chỉ tiếp nối truyền thống sẵn có, nhất là vì trong công cuộc xây dựng châu Âu hợp nhất, Pháp và Đức vẫn là hai cột trụ chính. Thật ra, theo lời thủ tướng Đức, cuộc gặp gỡ đầu tiên chiều nay với tổng thống Pháp sẽ không đưa ra một quyết định quan trọng này, mà chỉ là dịp để hai nhà lãnh đạo « làm quen với nhau ».
Trong thời gian tranh cử tổng thống Pháp, bà Merkel đã từ chối tiếp ông Hollande và đã công khai ủng hộ ông Sarkozy, cũng là một nhân vật cánh hữu bảo thủ như bà. Nhưng sau khi ông Hollande đắc cử, thủ tướng Đức đã tuyên bố sẽ « dang rộng vòng tay » đón tân tổng thống Pháp. Hôm thứ bảy vừa qua, bà Merkel cũng đã tuyên bố tin tưởng vào một « đối tác ổn định », bởi vì giữa Đức và Pháp không thể nào khác được.
Thế nhưng, đó chỉ là những lời lẽ mang tính ngoại giao, chứ giữa ông Hollande và bà Merkel, ngoài sự đối chọi về lập trường chính trị, còn bất đồng với nhau về phương cách đối phó với khủng hoảng trong khu vực đồng euro.
Trước khi đắc cử tổng thống, ông Hollande đã tuyên bố muốn thương lượng lại hiệp ước về kỷ luật ngân sách, đã được 25 trên 27 quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu ký kết. Hiệp ước này nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro, chủ yếu bằng những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Tân tổng thống Pháp muốn thêm vào hiệp ước này những biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng, nhưng thủ tướng Merkel vẫn không chấp nhận thương lượng lại.
Thật ra thì thủ tướng Đức cũng sẵn sàng thêm vào hiệp ước những biện pháp kích thích tăng trưởng, nhưng là bằng những cải tổ cơ cấu, nhất là cải tổ thị trường lao động, ngành giáo dục và giảm nạn quan liêu giấy tờ, trong khi đó tân tổng thống Pháp thì lại chủ trương kích thích tăng trưởng bằng việc tài trợ cho các dự án lớn.
Trên đài truyền hình France 2 tối hôm qua, tổng thống Hollande cho biết ông muốn thảo luận « một cách rất thẳng thắn » với thủ tướng Đức để tìm ra những « thỏa hiệp đúng đắn ». Dầu sao, trong bối cảnh khủng hoảng chính trị ở Hy Lạp đang đe dọa sự tồn tại của khối euro, hai nhà lãnh đạo Pháp Đức buộc phải nhanh chóng tìm ra đồng thuận.
Điều mà các nhà quan sát đang chăm chú theo dõi đó là liệu ông Hollande có đủ bản lĩnh để đảo ngược lại tương quan lực lượng giữa Pháp với Đức hay không. Dưới thời ông Sarkozy, người ta có cảm tưởng như là bà Merkel áp đặt mọi thứ và nước Đức quyết định thay cho mọi người. Nay, với sự ủng hộ của nhiều nước châu Âu khác đối với chủ trương kích thích tăng trưởng do ông đề ra, có thể là tân tổng thống Hollande sẽ có thêm ưu thế trong mối quan hệ với thủ tướng Merkel.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét