Liên Hiệp Quốc đã bố trí hơn 200 thanh sát viên không vũ trang tại Syria; những người này đang theo dõi cuộc ngừng bắn kéo dài từ 1 tháng nay có vẻ có nguy cơ sụp đổ. Và càng ngày phái bộ thanh sát viên càng bị kẹt giữa bạo động.
Hình: AFP
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã cho phép một phái bộ theo dõi gồm 300 người không vũ trang tới Syria, trong một thời kỳ sơ khởi chỉ kéo dài 90 ngày. Hội đồng cũng đòi để họ được tự do đi lại trong nước này.
Sau thời kỳ khởi đầu chậm chạp, gần hết phái bộ đã được triển khai. Nhưng trong những ngày gần đây, những đoàn xe của họ xém bị trúng bom gài ven đường, dấy lên các câu hỏi về khả năng họ có thể thi hành nhiệm quyền một cách hữu hiệu và giữ an ninh các quan sát viên được hay chăng.
Ông Edmond Mulet, phụ tá Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về gìn giữ hòa bình công nhận rằng các thanh sát viên đang phải đối mặt với tình hình rất khó khăn tại chỗ:
“Họ không mang vũ khí. Không có ngưng bắn. Không có đối thoại giữa các bên. Đạy là cuộc chiến trong thành phố. Và đây là điều chúng tôi chưa từng thấy từ trước tới nay. Chúng tôi chưa bao giờ đặt các quan sát viên quân sự của chúng tôi vào tình huống như thế này.”
Nhưng ông nói bất chấp những trở ngại, các quan sát viên vẫn làm nhiệm vụ của họ:
“Họ tới đó để theo dõi cuộc ngưng bắn và nếu có vi phạm họ phải báo cáo vi phạm đó, vì đó là việc của họ. Họ báo cáo liên tục về những điều họ thấy, những vụ tấn công của phe này vào phe kia v.v...”
Trong lúc chính phủ Syria đã giảm bớt những vụ pháo kích vào các thị trấn và tại một số nơi các thanh sát viên đã tuần tra cũng yên ắng bớt, nhưng họ vẫn không sao thuyết phục được cả hai phía ngừng bạo động.
Ông Richard Gowan, đồng giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế thuộc trường Đại học New York nói mục đích chính của sự hiện diện của các quan sát viên tại Syria là mở đường cho việc bắt đầu một tiến trình chính trị.
“Các giới chức Liên Hiệp Quốc khẳng định rõ, là sứ mạng này là một biểu hiện chính trị. Phái bộ được bố trí để cố gắng sao cho kế hoạch của ông Kofi Annan đem lại kết quả, để hành động như một căn bản cho các cuộc thảo luận giữa thành viên của cánh đối lập ôn hòa và chính phủ.”
Ông Kofi Annan là đặc sứ liên hợp của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập để giải quyết vấn đề Syria. Ông vẫn cố gắng đứng trung gian điều đình một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng, hiện đang bước sang tháng thứ 15 với 9.000 người thiệt mạng. Nhưng cho tới nay, cả hai phe, chính phủ lẫn đối lập, chưa bên nào đến bàn thương thuyết.
Một số các nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích đã đưa ra những so sánh với tình hình tại Bosnia vào năm 1992, khi Liên Hiệp Quốc phái một lực lượng hàng ngàn người tới đây để bảo vệ thường dân.
Mặc dù mục tiêu của hai phái bộ tại Bosnia và Syria khác nhau, nhưng cả hai đều đối mặt những trở ngại tương tự, đó là không hề có ngừng chiến trước khi họ được phái đến.
Ông Richard Kauzlarich, đại sứ Mỹ tại Bosnia-Herzegovina trong những năm cuối thập niên 1990, nói một trong những vấn đề gây trở ngại cho phái bộ tại Bosnia, được biết với tên UNPROFOR, là các phe phái không chịu ngừng giao tranh.
“Vì bất kỳ lý do nào, họ xem chiến tranh là giải pháp duy nhất cho một vấn đề chính trị và UNPROFOR được giao phó nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là tái lập hòa bình trong 1 môi trường mà người địa phương không quan tâm đến hòa bình.”
Ông Kauzlarich nói Liên Hiệp Quốc có thể đối mặt một tình huống khó xử tương tự tại Syria nếu các bên không chấp nhận Liên Hiệp Quốc như một hiện diện có thể chấm dứt xung đột và đem 2 phe, chính phủ và phe đối kháng, tới bàn thương thảo.
Ông Annan đã nêu rõ rằng hiểm họa rất cao. Tuần trước, ông nói với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rằng mặc dù những lạm dụng nhân quyền khlông thể chấp nhận vẫn tiếp diễn và mọi mặt của kế hoạch hòa bình của ông chưa được thi hành, nhưng ngay lúc này không có chọn lựa nào khác ngoài một phái bộ theo dõi. Ông nói:
“Tôi cũng nói với các thành viên Hội Đồng Bảo An rằng, tôi tin một phái bộ quan sát Liên Hiệp Quốc có thể là cơ hội duy nhất còn lại để ổn định nước này. Và tôi đoan chắc đây không hề là 1 điều bí mật, khi tôi nói với quí vị rằng có 1 quan ngại sâu xa là đất nước này có thể rơi vào nội chiến toàn diện và những gì hàm chứa trong đó thật đáng sợ. Chúng ta không thể để chuyện đó xảy ra.”
Với khẳng định thê thảm đó, người ta do dự không muốn rút các quan sát viên, bất chấp các mối nguy hiểm. Các thành viên Hội Đồng Bảo An nói rằng Liên Hiệp Quốc không còn phương án nào khác nếu sứ mạng kể trên thất bại. Cho nên, ông Jeffrey Laurenti, một phân tích gia Liên Hiệp Quốc thuộc tổ chức Century Foundation, nói rằng hiện nay vẫn phải duy trì phái bộ quan sát tại Syria:
“Thật khó quyết định hoặc rút phái bộ về, hoặc xem đó như hy vọng tốt nhất dù chỉ là một hy vọng mong manh. Tôi nghĩ, ngay bây giờ ý kiến của cộng đồng quốc tế là cố gắng bám lấy cách này, để xem nó có giúp như một phương cách tạm thời không, chứ chắc chắn nó không phải là phương thuốc chữa lành.”
Trắc nghiệm quan trọng sẽ là xem các quan sát viên có giúp tạo ra một giải pháp chính trị không. Bằng không, mối nguy là chính họ sẽ bị kẹt hoặc chỉ có thể giám sát một cuộc ngừng chiến đang đổ vỡ.
Hội Đồng Bảo An sẽ phải quyết định xem, liệu có lý hay không để tiếp tục duy trì sự hiện diện của phái bộ vào tháng 7, sau khi nhiệm kỳ 90 ngày kết thúc. Nếu như có thêm các quan sát viên bị kẹt trong tình hình bạo động hoặc trở thành mục tiêu tấn công, thì điều đó có thể tăng thêm mối ngờ vực về khả năng của họ mang lại hòa bình cho Syria.
Sau thời kỳ khởi đầu chậm chạp, gần hết phái bộ đã được triển khai. Nhưng trong những ngày gần đây, những đoàn xe của họ xém bị trúng bom gài ven đường, dấy lên các câu hỏi về khả năng họ có thể thi hành nhiệm quyền một cách hữu hiệu và giữ an ninh các quan sát viên được hay chăng.
Ông Edmond Mulet, phụ tá Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về gìn giữ hòa bình công nhận rằng các thanh sát viên đang phải đối mặt với tình hình rất khó khăn tại chỗ:
“Họ không mang vũ khí. Không có ngưng bắn. Không có đối thoại giữa các bên. Đạy là cuộc chiến trong thành phố. Và đây là điều chúng tôi chưa từng thấy từ trước tới nay. Chúng tôi chưa bao giờ đặt các quan sát viên quân sự của chúng tôi vào tình huống như thế này.”
Nhưng ông nói bất chấp những trở ngại, các quan sát viên vẫn làm nhiệm vụ của họ:
“Họ tới đó để theo dõi cuộc ngưng bắn và nếu có vi phạm họ phải báo cáo vi phạm đó, vì đó là việc của họ. Họ báo cáo liên tục về những điều họ thấy, những vụ tấn công của phe này vào phe kia v.v...”
Trong lúc chính phủ Syria đã giảm bớt những vụ pháo kích vào các thị trấn và tại một số nơi các thanh sát viên đã tuần tra cũng yên ắng bớt, nhưng họ vẫn không sao thuyết phục được cả hai phía ngừng bạo động.
Ông Richard Gowan, đồng giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế thuộc trường Đại học New York nói mục đích chính của sự hiện diện của các quan sát viên tại Syria là mở đường cho việc bắt đầu một tiến trình chính trị.
“Các giới chức Liên Hiệp Quốc khẳng định rõ, là sứ mạng này là một biểu hiện chính trị. Phái bộ được bố trí để cố gắng sao cho kế hoạch của ông Kofi Annan đem lại kết quả, để hành động như một căn bản cho các cuộc thảo luận giữa thành viên của cánh đối lập ôn hòa và chính phủ.”
Ông Kofi Annan là đặc sứ liên hợp của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập để giải quyết vấn đề Syria. Ông vẫn cố gắng đứng trung gian điều đình một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng, hiện đang bước sang tháng thứ 15 với 9.000 người thiệt mạng. Nhưng cho tới nay, cả hai phe, chính phủ lẫn đối lập, chưa bên nào đến bàn thương thuyết.
Một số các nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích đã đưa ra những so sánh với tình hình tại Bosnia vào năm 1992, khi Liên Hiệp Quốc phái một lực lượng hàng ngàn người tới đây để bảo vệ thường dân.
Mặc dù mục tiêu của hai phái bộ tại Bosnia và Syria khác nhau, nhưng cả hai đều đối mặt những trở ngại tương tự, đó là không hề có ngừng chiến trước khi họ được phái đến.
Ông Richard Kauzlarich, đại sứ Mỹ tại Bosnia-Herzegovina trong những năm cuối thập niên 1990, nói một trong những vấn đề gây trở ngại cho phái bộ tại Bosnia, được biết với tên UNPROFOR, là các phe phái không chịu ngừng giao tranh.
“Vì bất kỳ lý do nào, họ xem chiến tranh là giải pháp duy nhất cho một vấn đề chính trị và UNPROFOR được giao phó nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là tái lập hòa bình trong 1 môi trường mà người địa phương không quan tâm đến hòa bình.”
Ông Kauzlarich nói Liên Hiệp Quốc có thể đối mặt một tình huống khó xử tương tự tại Syria nếu các bên không chấp nhận Liên Hiệp Quốc như một hiện diện có thể chấm dứt xung đột và đem 2 phe, chính phủ và phe đối kháng, tới bàn thương thảo.
Ông Annan đã nêu rõ rằng hiểm họa rất cao. Tuần trước, ông nói với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rằng mặc dù những lạm dụng nhân quyền khlông thể chấp nhận vẫn tiếp diễn và mọi mặt của kế hoạch hòa bình của ông chưa được thi hành, nhưng ngay lúc này không có chọn lựa nào khác ngoài một phái bộ theo dõi. Ông nói:
“Tôi cũng nói với các thành viên Hội Đồng Bảo An rằng, tôi tin một phái bộ quan sát Liên Hiệp Quốc có thể là cơ hội duy nhất còn lại để ổn định nước này. Và tôi đoan chắc đây không hề là 1 điều bí mật, khi tôi nói với quí vị rằng có 1 quan ngại sâu xa là đất nước này có thể rơi vào nội chiến toàn diện và những gì hàm chứa trong đó thật đáng sợ. Chúng ta không thể để chuyện đó xảy ra.”
Với khẳng định thê thảm đó, người ta do dự không muốn rút các quan sát viên, bất chấp các mối nguy hiểm. Các thành viên Hội Đồng Bảo An nói rằng Liên Hiệp Quốc không còn phương án nào khác nếu sứ mạng kể trên thất bại. Cho nên, ông Jeffrey Laurenti, một phân tích gia Liên Hiệp Quốc thuộc tổ chức Century Foundation, nói rằng hiện nay vẫn phải duy trì phái bộ quan sát tại Syria:
“Thật khó quyết định hoặc rút phái bộ về, hoặc xem đó như hy vọng tốt nhất dù chỉ là một hy vọng mong manh. Tôi nghĩ, ngay bây giờ ý kiến của cộng đồng quốc tế là cố gắng bám lấy cách này, để xem nó có giúp như một phương cách tạm thời không, chứ chắc chắn nó không phải là phương thuốc chữa lành.”
Trắc nghiệm quan trọng sẽ là xem các quan sát viên có giúp tạo ra một giải pháp chính trị không. Bằng không, mối nguy là chính họ sẽ bị kẹt hoặc chỉ có thể giám sát một cuộc ngừng chiến đang đổ vỡ.
Hội Đồng Bảo An sẽ phải quyết định xem, liệu có lý hay không để tiếp tục duy trì sự hiện diện của phái bộ vào tháng 7, sau khi nhiệm kỳ 90 ngày kết thúc. Nếu như có thêm các quan sát viên bị kẹt trong tình hình bạo động hoặc trở thành mục tiêu tấn công, thì điều đó có thể tăng thêm mối ngờ vực về khả năng của họ mang lại hòa bình cho Syria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét