Hình: AP
|
- Không cấp visa - Hạn chế những dịch vụ tài chánh - Cấm nhập khẩu hàng hóa Miến Điện - Cấm người Mỹ đầu tư vào Miến Điện - Hạn chế trợ giúp của Hoa Kỳ đối với Miến Điện Việc Hoa Kỳ cấm vận vũ khí đối với Miến Điện vẫn còn hiệu lực. Thêm vào những trừng phạt này, hiện Miến Điện vẫn còn chịu một số trừng phạt được qui định rõ theo luật pháp Hoa Kỳ căn cứ trên một số vấn đề khác nhau gồm có: - Sử dụng lính trẻ em - Buôn lậu ma túy - Buôn người - Rửa tiền - Không bảo vệ tự do tôn giáo - Vi phạm quyền của người lao động - Đe dọa hòa bình thế giới và an ninh của Hoa Kỳ |
Hoa Kỳ đã ngưng trừng phạt kinh tế đối với Miến Điện. Những trừng phạt này bao gồm việc cấm đầu tư vào Miến Điện trong 15 năm qua.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton loan báo quyết định này tại Washington hôm thứ Năm bên cạnh có Bộ trưởng Ngoại giao Miến Điện U Wunna Maung Lwin.
Bà cũng nói Hoa Kỳ sẽ gởi đại sứ đầu tiên đến Miến Điện kể từ năm 1990. Bộ trưởng Ngoại giao Miến Điện nói rằng nước này cũng sẽ gởi đại sứ đến Hoa Kỳ.
Bà Clinton khuyến khích các doanh nhân và công dân Mỹ đầu tư vào Miến Điện và “đầu tư có trách nhiệm” trong khi họ là “một nhân tố của thay đổi” và ủng hộ những cải cách tại quốc gia Đông Nam Á này.
Bà nói bà hy vọng các công ty Mỹ sẽ có thể thương thảo với mọi lãnh vực của Miến Điện trừ phi tiếng tăm địa phương và cách thức hoạt động của một số công ty không phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ về trách nhiệm của công ty.
Cùng lúc đó, bà Clinton nói Hoa Kỳ sẽ vẫn giữ lệnh cấm vận vũ khí đối với Miến Điện vì Washington muốn chứng kiến các lực lượng quân sự nước này được đặt dưới quyền kiểm soát của dân sự.
Dù có những tin này, các biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ đối với Miến Điện không hoàn toàn được xóa bỏ. Trước đó, các giới chức Tòa Bạch Ốc nói Tổng thống Barack Obama tiếp tục cấm vận thêm một năm nữa. Tuy nhiên bà Clinton nói rõ vẫn giữ “luật lệ liên quan” sẽ là một “chính sách đảm bảo” để khuyến khích chính phủ Miến Điện tiếp tục cải cách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét