#2 | |||
| |||
Hàn Quốc bắt giữ 2 gián điệp Bắc Triều Tiên Ngày 31/05/2012, cảnh sát Hàn Quốc thông báo đã bắt giữ hai người đàn ông, trong đó có một doanh nhân New Zealand gốc Hàn. Cả hai bị nghi ngờ làm gián điệp cho cơ quan tình báo Bắc Triều Tiên. AFP cho biết hai người nói trên đã bị bắt hôm đầu tháng. một người đàn ông 74 tuổi họ Lee và người mang quốc tịch New Zealand họ Kim, 56 tuổi. Ông Lee từng phải ngồi tù vì tôi gián điệp vào năm 1972 và được tại ngoại vào năm 1990, nhưng theo cảnh sát Hàn Quốc, ông này vẫn giữ lòng trung thành với Bình Nhưỡng. Cả hai người tình nghi làm gián điệp cho Bắc Triều Tiên bị tố cáo là đã thu thập thông tin về trang bị quân sự và các thiết bị có khả năng làm xáo trộn tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu. Vẫn theo phía nhân viên điều tra Hàn Quốc, hai ông Kim và Lee từng gặp một kẻ bị tình nghi là gián điệp cho Bắc Triều Tiên vào hồi tháng 7/2011 tại thành phố Đan Đông, biên giới phía đông bắc Trung Quốc. Hàn Quốc thường xuyên bắt giữ những người bị cáo buộc là gián điệp cho Bắc Triều Tiên. Hoạt động gián điệp có thế bị kết án tử hình tại Hàn Quốc. Nhưng từ năm 1997 tới nay, chưa ai bị tử hình tại quốc gia này. Thanh Hà ,Rfi |
#3 | |||
| |||
Tổng thống Obama đề cử 2 phụ nữ gốc Việt vào ban lãnh đạo Quỹ Giáo dục Việt Mỹ Trung tuần tháng 5 vừa qua, Chính phủ Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí về việc Tổng Thống Obama quyết định đề cử vào Hội đồng quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam hai nhà hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực giáo dục, bà Nguyễn Phúc Anh Lan và bà Vương Ngọc Quyên. Quỹ Giáo dục Việt Nam - Vietnam Education Foundation - là một cơ quan do chính phủ liên bang Hoa Kỳ lập ra để hỗ trợ các hợp tác về giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2003. Hàng năm Quốc hội Hoa Kỳ dành khoảng 5 triệu đô la cho Quỹ tới năm 2018. Cho đến nay, khoảng 400 nghiên cứu sinh Việt Nam đã và đang du học tại Hoa Kỳ với học bổng của VEF, bên cạnh đó khoảng 30 nhà nghiên cứu Việt Nam đã được sang Mỹ theo chương trình học giả của VEF, và nhiều giáo sư người Mỹ đã sang giảng dạy tại Việt Nam với tài trợ của VEF. Các lĩnh vực nổi bật được VEF chú ý đến là các ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn, với mục tiêu giúp cho các sinh viên Việt Nam có thể được đào tạo và nghiên cứu ở trình độ cao, sau khi trở về nước có khả năng đóng góp cho Việt Nam trong sự nghiệp giáo dục và khoa học, cũng như tăng cường các hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong thời gian gần đây, theo thông tin của báo chí, việc tuyển chọn ứng viên sang Mỹ được chú ý điều chỉnh theo hướng chú ý đến nữ giới, các ngành nghề có nhu cầu cao ở Việt Nam, cân đối các vùng miền, và dự kiến sẽ tăng cường hỗ trợ cho các ngành mới và các khoa học xã hội – nhân văn. Nhân sự kiện tổng thống Hoa Kỳ đề cử các thành viên mới của Hội đồng quản trị của VEF, tạp chí Cộng đồng của RFI đặt câu hỏi với bà Nguyễn Phúc Anh Lan và bà Vương Ngọc Q Bà Nguyễn Phúc Anh Lan nổi tiếng với các hoạt động giáo dục trong cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam(Vietnamese Culture and Science Association). Năm 1998, bà Anh Lan thành lập Trại hè phát triển năng lực lãnh đạo trẻ quốc gia (National Youth Leadership Development Camp), nhằm thúc đẩy các hoạt động công dân của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ. Sau đây là cảm nhận của bà Nguyễn Phúc Anh Lan trước quyết định vừa công bố : Nguyễn Phúc Anh Lan : Chúng tôi rất xúc động nhận được tin tổng thống Obama đề cử cá nhân chúng tôi vào Hội đồng quản trị. Thú thật với anh, là chúng tôi cũng hơi bất ngờ. Những công việc làm mà chúng tôi từ trước đến nay chủ yếu trong Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam, là một hội đoàn có cơ sở ở Texas, nhưng có khoảng 6, 7 phân hội, ở những nơi đông dân cư gốc Việt, như ở Dallas (Texas), ở Washington DC, ở Sandiago (California), … và xa nhất là ở Toronto (Canada). Trong quá trình làm việc suốt cả 20 mươi năm, Hội Văn hóa Khoa học Việt Nam rất chú trọng đến vấn đề giáo dục và huấn luyện kỹ năng lãnh đạo đối với thanh niên, điển hình là chương trình trại hè phát triển kỹ năng cho thanh niên mang tên « Lên đường », mà chúng tôi đã thực hiện được đến nay là năm thứ 15. Tất cả những công việc mà chúng tôi làm việc miệt mài năm nay qua năm kia, có lẽ đã gây được tiếng vang và gây được sự chú ý của giới chức chính quyền Hoa Kỳ. Và chúng tôi cảm thấy rất vinh dự khi được tham dự vào hội đồng quản trị của VEF. Chúng tôi cảm thấy có rất nhiều áp lực, vì khả năng của mình thì hạn chế, mà công việc này đòi hỏi có nhận định rất khách quan, mình phải làm sao để có thể nói lên được những suy nghĩ của những công dân Mỹ gốc Việt, sống xa quê hương, về vấn đề giáo dục. Làm sao để mình có thể đóng góp vào việc xây dựng một hệ thống phát các học bổng một cách minh bạch nhất, một cách hữu hiệu nhất, và làm sao để qua chương trình này để giúp nâng cao khả năng, trình độ học thức, cũng như là việc giúp đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam của chúng ta. RFI : Thưa chị, theo hiểu biết thông thường, thì quỹ VEF có mục tiêu phát học bổng và tài trợ cho các sinh viên và các nhà nghiên cứu Việt sang Hoa Kỳ tu nghiệp, không biết ngoài ra tổ chức này có thể có các mục tiêu khác rộng hơn không ? Nguyễn Phúc Anh Lan : Cũng xin thú thật với anh là hiểu biết của chúng tôi về Vietnam Education Fondation cũng còn rất là hạn chế, vì chúng tôi cũng chỉ mới nhận được tin tức này, với lại việc bổ nhiệm một người vào hội đồng quản trị này còn phải đi qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Sau khi tổng thống Obama đã có quyết định đề cử, việc này còn phải được Quốc hội thông qua. Cá nhân chúng tôi cũng chưa được biết rõ lắm, mình chỉ biết về tầm ảnh hưởng của quỹ này về vấn đề giáo dục, và nhất là vấn đề đào tạo nhân tài, chuyên gia cho Việt Nam. Trong tương lai, khi làm việc, chúng tôi mới biết rõ là, có những chương trình nào khác hay không. Có một điều là, cá nhân chúng tôi sinh hoạt trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại trong suốt cả hai mươi mấy năm vừa qua, thành ra mình hiểu được những thao thức, cũng như là sự mong ước của một người tha hương, nhưng mình cũng rất thông cảm với nhu cầu giáo dục ở quê nhà. Chúng tôi hy vọng mang được ý kiến đó để ảnh hưởng phần nào trong quyết định của chính quyền Hoa Kỳ đối với vấn đề giáo dục ở Việt Nam. Tư duy độc lập và ý thức xây dựng cộng đồng : 2 điều còn rất thiếu RFI : Chính ở đây, rất mong được chị cho biết về cái điều như chị nói, về cái thao thức, cái mong ước của những người gốc Việt sống tại Hoa Kỳ, thì với bề dày hoạt động hơn hai thập kỷ nay, xin chị chỉ ra một vài cái hướng để cải thiện tình trạng giáo dục và văn hóa tại Việt Nam hiện nay ? Nguyễn Phúc Anh Lan : Thưa anh, đề tài này rất rộng, chúng tôi chỉ xin nói về vấn đề phát triển và huấn luyện cá nhân. Tại vì một người dân ở trong nước, nếu mình giỏi, mình có khả năng, mình có tinh thần của một công dân, thì mình sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội, phải không anh ? Trong sinh hoạt của Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam, chúng tôi có tham dự một số hoạt động của các tổ chức người Mỹ gốc Việt hay có các chương trình giúp về giáo dục ở Việt Nam, chúng tôi thấy nhu cầu về giáo dục ở Việt Nam là quá sức lớn lao. Nhu cầu này lớn về nhiều mặt. Về phía khoa học kỹ thuật, chúng ta có một số tiến bộ, và phải nói là sinh viên Việt Nam học rất giỏi, mình có tinh thần học một biết mười. Các em du học sinh sang đây, chúng tôi biết được, khi vượt qua các trở ngại về ngôn ngữ, thì trong việc học để trở thành một chuyên viên về kỹ thuật các em rất giỏi. Nhưng cái phần hơi thiếu, có thể nói là thiếu nhiều thì đúng hơn, đó là khả năng tư duy độc lập, tiếng Anh gọi là « critical thinhking ». Khi mà mình học ở bên đây, thì thấy không phải là thầy đọc trò chép, mà mình phải học theo kiểu phải biết nhiều nguồn thông tin khác nhau, mình đi làm research (nghiên cứu), rồi mình tổng hợp lại, rồi mình có nhận định của chính mình, dựa trên tất cả các dữ kiện mà mình thu lượm được. Khi làm một bài tập ở cấp đại học, thì tư duy độc lập là rất quan trọng. Nhưng ở trong đất nước mình hiện nay, cái này thiếu rất trầm trọng. Vì cách mình học là « từ chương », mình học theo cái kiểu giáo dục thời trước, từ thời Pháp, sau đó là Việt Nam Cộng hòa, rồi sau này khi thay đổi chính quyền, thì tất cả lối học từ chương đó nó không giúp các em sinh viên có khả năng sáng tạo. Không biết anh có để ý không, những người Mỹ gốc Việt, hoặc những người Việt Nam đi khắp nơi trên thế giới, nhiều người rất giỏi về thừa hành, nhưng có bao nhiêu người làm được các sáng chế, cải tiến ? Cái này mình rất thiếu. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng, có tư duy độc lập và dạy cho các em có tinh thần của một công dân tốt là những điều cần thiết, tức là mình phải có sự tự trọng, phải có các giá trị căn bản của văn hóa Việt Nam hồi xưa, tuy là nó cũ đấy, nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng, như là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Những cái này có liên hệ với đức dục, nhiều hơn là với khoa học kỹ thuật. Chúng tôi không biết làm sao để mình đưa những chương trình đó vào, nhưng đó là điều mà chúng tôi nhận thấy Mình luôn luôn thao thức để làm sao xây dựng được một thế hệ thanh niên trong tương lai. Các em không chỉ giỏi về kỹ thuật thôi, mà còn cần trở thành những người lãnh đạo, những người biết lo cho người khác, không chỉ biết lo cho mình không, mà phải biết làm việc chung trong tập thể, phải biết tự trọng, phải có tinh thần phân biệt phải trái, và có tinh thần sinh hoạt cộng đồng, để xây dựng một cộng đồng vững mạnh nơi mình sống. Chúng tôi nghĩ rằng, điều này ở Việt Nam rất là cần, nhất là xây dựng được lối tư duy độc lập để mình có thể ngang bằng với những người ở các nước xung quanh mình.ông chỉ cần ở quê nhà, mà ở đây cũng vậy. |
#4 | |||
| |||
Học cách giúp trẻ trong 5 năm đầu đời Bà Vương Ngọc Quyên là giám đốc điều hành ICAN (International Children Assistance Network) ở San Jose, một tổ chức hoạt động vì trẻ em có uy tín tại Việt Nam và Hoa Kỳ, do bà đồng sáng lập vào năm 2000. Bà còn là thành viên của tổ chức thiện nguyện Vòng tay Thái Bình - Pacific Links Foundation -, một tổ chức do bà đồng sáng lập vào năm 2001. Vương Ngọc Quyên : Khi nhận được cái nomination của tổng thống Obama, thì cá nhân chúng tôi rất là vui, và rất là tự hào, tại vì sau bao nhiêu năm hoạt động, thì các thành quả của hội thiện nguyện ICAN cũng đã được ghi nhận, và rồi đây, mình sẽ có thêm các cơ hội đóng góp để giúp cho thế hệ trẻ ở Việt Nam. RFI : Thưa chị, xin chị cho biết về các hoạt động của ICAN. Vương Ngọc Quyên : Hội ICAN ra đời năm 2000. Đồng sáng lập với chúng tôi có chị Vương Thu Nga và thầy Thích Khát Chơn. Lúc đó, khi mình sáng lập ra hội này thì với mong ước giúp cho trẻ em nghèo và bất hạnh ở Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng, khi ra nước ngoài, khi mình có điều kiện rồi, thì ai ai cũng mong muốn chung tay giúp đồng bào mình ở Việt Nam. Sau đó, đến khoảng năm 2001-2002, chúng tôi mới giật mình nhìn trở lại, thì té ra là con em ở Hoa Kỳ cũng rất cần sự giúp đỡ của những hội như là ICAN. Thành ra, từ năm 2001-2002, chúng tôi bắt đầu có chương trình ở hai nơi. Ở Việt Nam, thì chúng tôi giúp những trẻ em nghèo và mồ côi, thứ nhất là có cơ hội được đi học, là tại vì ở Việt Nam, nhiều trẻ em ở tuối 8 đến 10 là bắt đầu ở nhà coi em cho ba, mẹ đi làm mướn. Mà ba mẹ đi làm mướn, thì năm cọc ba đồng mỗi ngày, chỉ đủ ăn ngày đó thôi, thành ra rất tội nghiệp cho các em đó, nếu phải bỏ học, thì sau này chúng đâu có thể đứng bằng hai chân của mình để tự lập được. Vì vậy, chúng tôi cho các em fellowship để các em có thể tiếp tục đi học. Rồi hội ICAN cũng xây một cơ sở mới cho tịnh xá Tuệ Tĩnh Đường ở Huế, chúng tôi cũng giúp một số máy trợ thở cho trẻ em đẻ non, ngoài ra hàng năm, chúng tôi có tặng quà, tặng sách cho các em đi học, tặng quà cho các nạn nhân thiên tai bão lụt. Nói chung, sứ mạng của ICAN là giúp cho trẻ em có điều kiện để phát triển được khả năng, tiềm năng trong con người các em, để sau này các em có thể đóng góp lại cho xã hội. Thì ở Mỹ cũng vậy. Đối với các em ở Việt Nam, chúng tôi thấy các em bị thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng các em không bị vấn đề như là các em, con cháu mình lớn lên ở Mỹ, và ở xứ ngoài nói chung, là các em thiếu … nói thiếu tình thương thì không phải, nhưng mà đây là vấn đề « cultural identity » - bản sắc văn hóa. (…) Hội thiện nguyện ICAN mong giúp cho các em trả lời câu hỏi đó, bằng cách trước nhất, giúp cho ông bà cha mẹ hiểu thêm về sự phát triển trí não của con em mình trong những năm đầu đời, 5 năm đầu đời, hay là trong giai đoạn mình gọi là tuổi dậy thì. Giúp cho ông bà cha mẹ hiểu thêm, để làm sao nói chuyện được với con cái mình. Không biết bên Tây thì thế nào, nhưng bên Mỹ này, trẻ em đến tuổi dậy thì có rất nhiều vấn đề với gia đình khủng khiếp. RFI : Dạ, đây có lẽ là một phần trong nội dung của chương trình Happy 5, có phải không chị ? Vương Ngọc Quyên : Đúng như vậy, cái tên đó là do cháu bé của tôi nó đặt tên như vậy, có nghĩa là năm năm đầu đời. Chương trình như vậy trong tiếng Việt gọi là « Trẻ em vui mạnh ». Ông bà cha mẹ Việt Nam mình rất là thương con, nhưng mà thương con, lo cho con thì thường chỉ theo cái cách là lo cho ăn đầy đủ, mặc đầy đủ, không có té, không có bệnh là tốt rồi, xong đợi đến lúc vô trường để cô giáo dậy cho. Nhưng xin thưa là không phải như vậy, tại vì trí não của con em mình nó phát triển đến 90% trong năm năm đầu đời. Mà nếu mình bỏ qua cơ hội đó, thì tiềm năng của con em mình sau này bị giảm rất là nhiều. Thành ra đó là điều mà chương trình nuôi dạy trẻ vui mạnh (Happy 5) mong mỏi mang đến những hiểu biết cho ông bà cha mẹ phụ huynh gần xa, các phương pháp để dạy con em mình, tiếp xúc với con em mình, chơi với con em mình trong 5 năm đầu đời. Cần nhiều bàn tay đóng góp để tạo điều kiện cho trẻ em được đi học RFI : Thưa chị, xin chị cho biết suy nghĩ của chị về các đường hướng của VEF ? Vương Ngọc Quyên : Sứ mạng của VEF là giúp cho việc củng cố liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thông qua các giao lưu văn hóa và giáo dục, thiên về các ngành khoa học công nghệ. Cho đến nay, hàng năm quỹ gửi khoảng 50 sinh viên ưu tú từ Việt Nam sang học tại Hoa Kỳ. Ước nguyện của chúng tôi là làm sao việc cứu xét đơn của những ai được chọn lựa đi qua được hoàn hảo hơn, tốt hơn và công bằng hơn. Chúng tôi muốn làm sao để những sinh viên ở Việt Nam, những người nào xứng đáng, cho dù là giàu hay nghèo, ở thành thị hay nông thôn, đều có cơ hội được nộp đơn và được cứu xét. Có một cái câu hỏi mà rất nhiều thành viên trong cộng đồng bên Hoa Kỳ đã hỏi tôi, là làm sao mà biết được những em nộp đơn thật sự có kiến thức trong cái ngành đó hay không, thì tôi có hỏi lại, và xem lại mấy cái report, sau đó tôi nhận thấy họ làm rất là hay. Tức là mỗi một năm như vậy, họ mời khoảng 10 đến 12 người, hoặc là giáo sư các trường đại học, rồi có những người là các nhà khoa học từ các Viện hàn lâm. Những người này về khảo sát các em có vững về ngôn ngữ hay không, và đặc biệt là về kiến thức chuyên môn trong các ngành ấy. Tôi nghĩ rằng, khó mà có thể hối lộ được các khoa học gia và các giáo sư đó. RFI : Hiện nay, có những xu hướng mới mở ra, như là thành lập các đại học Hoa Kỳ ngay tại Việt Nam, hay bản thân nhiều tổ chức, trong đó tổ chức của chị góp tiền cho các em để giúp các em có thể được học hành, vậy phải chăng đấy là các hình thức hợp tác giáo dục trong tương lai, hướng đến cộng đồng nhiều hơn ? Vương Ngọc Quyên : Chúng tôi cũng nghe nói có một số nơi muốn thành lập các đại học có đẳng cấp, phẩm chất quốc tế để nhiều người Việt Nam có thể tham gia vào chương trình đó hơn. Theo bản thân chúng tôi nghĩ, đường hướng lâu dài phải là đưa thầy về dạy ở Việt Nam, và lập ra những trường có chất lượng nhất định. Chúng tôi không rành về các trường đại học ở Việt Nam lắm, nhưng nói chung, chúng tôi thấy cơ hội đi học ở Việt Nam còn rất ít, so với cơ hội đi học ở Mỹ (...). Ở đây ai muốn cũng có thể đi học được. Trong khi đó ở Việt Nam, từ cấp 1 lên cấp 2 là đã mất đi một số lượng lớn học sinh, đến cấp 2 lên cấp 3 là số ghế trong trường không còn bao nhiêu nữa. Bản thân chúng tôi rất mong là, trong tương lai, có nhiều hội đoàn, nhiều bàn tay đóng góp để tạo thêm cơ hội cho các em ở Việt Nam. PV Trọng Thành ,RFI |
#5 | |||
| |||
Ireland trưng cầu dân ý về hiệp ước ngân sách châu Âu Theo kết quả thăm dò mới nhất cử tri Ireland ủng hộ hiệp ước ngân sách châu Âu. Văn bản này coi kỷ luật về ngân sách là một « quy tắc vàng ». Ireland là thành viên duy nhất trong Liên Hiệp Châu Âu tham khảo ý kiến của người dân về hiệp ước này. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 01/06/2012. Ngày 31/05/2012 cử tri Ireland tham gia cuộc trưng cầu dân ý về hiệp ước ngân sách châu Âu. Ngoại trừ Anh Quốc và Cộng hòa Séc, hiệp ước này đã được lãnh đạo của 25 trên tổng số 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu thông qua vào tháng 3/2012 với mục đích tăng cường kỷ luật ngân sách trong bối cảnh khủng hoảng nợ công. Hiệp ước này đề ra « quy tắc vàng », theo đó các nước thành viên cam kết bảo đảm cân bằng ngân sách. Nợ công không được vượt quá 60 % tổng sản phẩm nội địa và thâm hụt cấu trúc ngân sách phải được kiềm chế dưới 0,5 % GDP, nhưng bội chi ngân sách hàng năm vẫn được giữ ở mức 3 % GDP. Hiệp ước về ngân sách châu Âu sẽ có hiệu lực một khi được 12 trên tổng số 17 nước thành viên khu vực sử dụng đồng euro cùng với 8 quốc gia khác trong Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn. Theo kết quả thăm dò dư luận gần đây nhất, phần lớn trên tổng số 3,1 triệu cử tri Ireland ủng hộ đường lối kỷ luật ngân sách. Tuy nhiên hiện còn có tới khoảng 1/3 những người được tham khảo ý kiến còn do dự. Trong trường hợp người dân Ireland bỏ phiếu chống hiệp ước ngân sách châu Âu, đây sẽ là một tín hiệu không hay vào lúc khu vực đồng euro đang lún sâu vào khủng hoảng. Ireland đang được châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hỗ trợ tài chính. Cuối năm 2010 cộng đồng quốc tế thông qua kế hoạch trợ giúp 85 tỷ euro tránh để ngành ngân hàng Ireland bị vỡ nợ. Đổi lại Dublin cam kết thi hành các biện pháp khắc khổ để quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi tiêu. Nếu như thành phần chống đối hiệp ước ngân sách chiếm đa số trong cuộc trưng cầu dân ý hôm nay, thì có nhiều khả năng Ireland không còn tiếp tục được Châu Âu và IMF hỗ trợ và trong tương lai sẽ khó có thể được Cơ chế bình ổn Châu Âu MES cấp tín dụng khi cần. Năm 2001 và 2008, cử tri Ireland đã từng bỏ phiếu chống hiệp ước Nice và Lisboa về các thể chế của châu Âu. Do vậy theo giới phân tích tham khảo ý kiến cử tri dưới hình thức một cuộc trưng cầu dân ý là một tính toán đầy bất trắc của các nhà lãnh đạo Dublin. Thanh Hà |
#6 | |||
| |||
Thêm một phụ nữ Tây Tạng tự thiêu ở Tứ Xuyên Theo AFP, ngày hôm qua 30/05/2012, một phụ nữ Tây Tạng đã chết sau khi tự thiêu tại tỉnh Tứ Xuyên. Theo Free Tibet, một tổ chức đấu tranh cho tự do của người Tây Tạng, nạn nhân trạc 35 tuổi, có 3 con, đã biến mình thành đuốc sống trước cửa một tu viện Phật giáo thuộc vùng tự trị A Bá, nằm ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên. Chính quyền địa phương từ chối trả lời AFP về vấn đề này. Biến cố hôm qua xảy ra ba ngày sau cuộc tự thiêu của hai nhà sư ngay gần Lhassa, thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng. Cuộc tự thiêu ngày Chủ nhật 27/05 cho thấy cuộc phản kháng tại Tây Tạng chống lại chính sách cai trị của Bắc Kinh vẫn tiếp tục, bất chấp việc chính quyền kiểm soát rất nghiêm ngặt khu vực này. Theo đài Châu Á Tự do, kể từ Chủ nhật đến nay, đã có gần 600 người Tây Tạng bị bắt giữ, trong đó có nhiều khách hành hương. Những người đến từ các vùng ngoài khu tự trị đã bị trục xuất. Hiện tại, không có các nguồn tin độc lập nào để phối kiểm thông tin kể trên, vì các phóng viên không được phép vào Tây Tạng. Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh, Tây Tạng hiện nay khép cửa với báo giới còn hơn cả Bắc Triều Tiên. Kể từ các cuộc biểu tình tại Lhassa, thủ phủ Tây Tạng, năm 2008, chính quyền Trung Quốc đặc biệt tăng cường kiểm soát các đường biên của khu tự trị. Các khách du lịch cũng bị đối xử tương tự. Ít ai có quyền được đi thăm các vùng núi thiêng, mà không có người đi kèm. Các visa du lịch được cấp một cách nhỏ giọt và chỉ cho một số giai đoạn trong năm. Bất chấp sự cô lập này, bất chấp việc kiểm soát nghiêm ngặt tại các vùng núi thiêng, hai vụ tự thiêu của sư tăng Tây Tạng Chủ nhật vừa rồi, gần tu viện Jokhang ở Lhassa cho thấy phong trào phản kháng vẫn tiếp tục. Chính quyền Trung Quốc không bỏ lỡ dịp này để, một lần nữa, lên án các vụ tự thiêu này là do âm mưu « của các phần tử đòi ly khai », theo chỉ đạo của lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma. Trong khi đó, « Tin tức Tây Tạng » - tờ báo chính thức của khu tự trị - thì ca ngợi sự « hưởng ứng mạnh mẽ » của cả nghìn nhà sư ký tên tham gia vào chương trình « giáo dục tinh thần yêu nước », ngày 21/05 vừa qua. Bắc Kinh thi hành chính sách vừa đấm, vừa xoa. Kể từ năm nay, các tăng ni hơn 60 tuổi ở Tây Tạng, sẽ nhận được trợ cấp của chính quyền địa phương. Từ ngày 29/05 đến cuối tháng sau, giới tăng ni sẽ được khám bệnh miễn phí. Tuy nhiên, biện pháp này đã không làm dịu được sự phẫn nộ của người Tây Tạng. Các tổ chức Tây Tạng có cơ sở ở nước ngoài cho biết, hàng loạt vụ bắt bớ đã diễn ra sau hai vụ tự thiêu ngày Chủ nhật. Có đến gần 600 người Tây Tạng bị bắt giữ. Cũng theo các nguồn tin này, đến lượt các cư dân du mục cũng tham gia vào phong trào phản kháng. Ngày hôm qua 30/05, một phụ nữ đã chết, vì tự thiêu, tại thị trấn Dzamthang, huyện A Bá, tỉnh Tứ Xuyên. Người tự thiêu tên là Rechok, chừng 30 tuổi, có 3 con. Trọng Thành ,RFI |
#7 | |||
| |||
Khởi động lò hạt nhân hay không, thủ tướng Nhật bị dồn vào chân tường Với tư cách là thủ tướng, tôi sẽ chịu trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng ». Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã tuyên bố như trên trong bối cảnh ông có thể cho phép tái khởi động hai tổ điện hạt nhân và công luận xứ hoa anh đào vẫn chia rẽ về hồ sơ này. Các tổ lò số 3 và 4 của nhà máy điện hạt nhân Ohi, phía tây Nhật Bản, đã liên tiếp phải ngừng hoạt động từ tháng Ba và tháng Bẩy năm ngoái, nay đang là tâm điểm cuộc thảo luận có nên khởi động trở lại các lò hạt nhân này hay không. Trong số hơn 50 lò ngừng hoạt động do động đất hoặc bảo trì định kỳ, thì hai tổ lò nói trên có thể sẽ được khởi động trước tiên. AFP cho biết, hồi tháng Tám năm ngoái, tổ lò số 3 của nhà máy điện hạt nhân Tomari (phía bắc Nhật Bản) đã được phép hoạt động trở lại. Thế nhưng, đây chỉ là giai đoạn chạy thử và bị kéo dài thêm nhiều tháng, sau trận động đất ở cấp 9 trên bậc thang Richter, gây ra trận sóng thần, ngày 11/03/23011. Ngày 05/05/2012, tổ lò này lại ngừng hoạt động theo lịch bảo trì định kỳ. Tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản nằm dọc theo bờ biển. Thảm họa Fukushima làm lộ rõ những nguy cơ đối với các cơ sở nguyên tử này và buộc chính quyền Tokyo phải tăng cường mức độ an toàn. Cho đến nay, hơn 20 lò hạt nhân đã trải qua các đợt kiểm tra mới bắt buộc về mức độ an toàn. Sau đợt kiểm tra tại nhà máy điện Ohi hiện do công ty Kansai Electric Power, ở phía tây, khai thác, chỉ có hai tổ lò số 3 và số 4 nhận được giấy phép cho hoạt động từ phía Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản và Ủy ban ad hoc của chính phủ, theo đó, hai tổ lò này không có những nguy hiểm đặc biệt nào. Như vậy, từ nay, để cho hai tổ lò có thể khởi động lại, cần phải có được sự đồng ý của chính quyền địa phương và cuối cùng, là quyết định của Thủ tướng. Cách nay không lâu, Thủ tướng Yoshihiko Noda cho biết việc khởi động lò hạt nhân sẽ được tiến hành nếu có sự chấp thuận của người dân trong khu vực cận kề nhà máy điện nguyên tử. Hôm qua, sau nhiều cuộc trao đổi với các dân biểu cấp vùng và cuộc họp kín với thư ký chính phủ, với các bộ trưởng Môi trường và Công nghiệp, Thủ tướng Noda nhận định là « trong mộ Thực ra, Liên đoàn các dân biểu của các tỉnh có liên quan, đã tìm cách đẩy trách nhiệm về phía chính phủ khi tuyên bố rằng họ có xu hướng chấp nhận quyết định của Thủ tướng. Thành phố Ohi ủng hộ tái khởi động vì lo ngại là việc kéo dài thời gian ngừng hoạt động của các lò sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực đối với kinh tế và việc làm tại đây. Người vốn có lập trường cứng rắn là thị trưởng Osaka, thì giờ đây cũng có phần dịu giọng, nói là ông sẽ không chống lại việc cho các tổ lò số 3 và 4 tạm thời hoạt động trở lại để bảo đảm nguồn cung ứng điện trong dịp hè. Mặc dù đa số người dân Nhật Bản có xu hướng cho rằng hiện nay chưa hội đủ các điều kiện an toàn để tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân, Thủ tướng Yoshihiko Noda phải là người đưa ra quyết định cuối cùng theo lương tâm và trách nhiệm của mình. Ông đang chịu áp lực rất lớn của giới doanh nhân, đặc biệt là liên đoàn giới chủ Keidanren và của lãnh đạo các tập đoàn khai thác điện hạt nhân. Còn bên kia, phe chống điện hạt nhân cũng chỉ trích gay gắt. Ông Tsunari Iida, giám đốc Viện Chính sách năng lượng tái tạo – Isep, đã lên tiếng cảnh báo Thủ tướng Nhật Bản: « Sự thông cảm của những người liên quan? Không, ông không có được đâu. An toàn? Không, không có gì chứng minh là sẽ có an toàn. Kinh tế đang cần điện? Không, chúng ta có thể đủ điện nhờ vào việc giảm bớt tiêu thụ và tình liên đới giữa các vùng. Thưa Thủ tướng, trong chủ đề này, ông không có một chút hiểu biết nào cả ». Nhiều nhân vật nổi tiếng tại Nhật Bản, như giải Nobel Văn học Kenzaburo Oe, nhà báo chuyên điều tra các vụ bê bối Satoshi Kamata, hay nhà văn có danh tiếng Haruki Murakami, đã lấy làm tiếc là Nhật Bản không nắm lấy cơ hội để sửa chữa một sai lầm nghiêm trọng trong quá khứ : Đó là xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở một nước nằm trong vùng thường xuyên có động đất và hơn nữa, chính Nhật Bản đã từng là nạn nhân của bom nguyên tử. Đức Tâm RFI |
#8 | |||
| |||
Lãnh đạo một ngân hàng lớn của Trung Quốc bị điều tra vì tham nhũng AFP hôm nay 31/05/2012 dẫn lại tin trên báo Trung Quốc, theo đó một phó chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc bị điều tra, vì liên quan đến các khoản tiền nợ do đánh bạc. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc là ngân hàng lớn hàng thứ tư tại Trung Quốc, theo một số bảng xếp hạng cổ phiếu. Theo tạp chí kinh tế và tài chính Trung Quốc Tài Tân, vào tuần trước, ông Dương Côn (Yang Kun), phó chủ tịch của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, đã bị Ủy ban Kỷ luật của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc bắt giữ. Tạp chí kể trên không cho biết nội dung cụ thể của cuộc điều tra. Ngân hàng Nông nghiệp và Ủy ban kỷ luật của đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối trả lời các câu hỏi của AFP về cuộc điều tra kể trên. Tuy nhiên, Ủy ban kỷ luật là cơ quan chuyên phụ trách về các vụ án tham nhũng, mà nghi phạm là đảng viên. Theo báo chí Trung Quốc, đối tượng của cuộc điều tra là một công ty buôn bán bất động sản, mà Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc có thể đã cho vay các khoản tiền lớn. Ông Dương Côn sinh năm 1959, được coi là ứng cử viên vào chiếc ghế chủ tịch của ngân hàng này. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã gửi một thông báo đến Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, theo đó người bị bắt đang hợp tác tích cực với chính quyền trong các điều tra. Cũng trong thông báo kể trên, Ngân hàng này khẳng định, việc bắt giữ ông Dương Côn không ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng. Sáng nay 31/05, trên sàn chứng khoán Hồng Kông, cổ phiếu của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã mất 1,92%, trong khi đó, cổ phiếu của ngân hàng này bị tụt 1,5% tại thị trường Thượng Hải. Theo AFP, từ khoảng hơn mười năm nay, các ngân hàng lớn tại Trung Quốc, được nhà nước cung cấp các khoảng tín dụng khổng lồ, có mặt tại các thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Riêng chứng khoán của Ngân hàng Nông nghiệp được đưa lên sàn giao dịch Hồng Kông và Thượng Hải vào năm 2010. Trọng Thành ,rfi |
#9 | |||
| |||
Cựu bộ trưởng Quốc phòng Nhật Yuriko Koike nói về « lợi ích cốt lõi của Trung Quốc » Le Figaro quan tâm đến những tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á với bài viết của tác giả Yuriko Koike, cựu bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã được đăng trên trang mạng www.project-syndicate.org . Bài viết có tựa đề « Biển Đông đâu phải độc quyền của Trung Quốc ». Mở đầu bài viết tác giả nhắc lại thời sự gây nhiều chú ý trong thời gian gần đây trong khu vực Biển Đông. Đó là vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Philippines tại dải đá ngầm Scarbrough và với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Cả hai khu vực tranh chấp trên đều nằm cách bờ biển phía nam Trung Quốc hơn 200 hải lý, được quy định là vùng độc quyền kinh tế của nước này. Tác giả đưa ra nhận xét, quả thực, giờ đây những đòi hỏi (chủ quyền) của Trung Quốc rộng khắp khiến cho nhiều nước châu Á phải tự hỏi điều gì có thể thỏa mãn « cái lợi ích cốt lõi của Trung Quốc ». Hay phải chăng Trung Quốc một lần nữa lại tự cho mình là đế chế Trung tâm, cả thế giới phải khuất phục ? Trung Quốc vẫn chính thức ghi nhận Đài Loan, Tây Tạng và tỉnh Tân Cưong là những khu vực « lợi ích cốt lõi », một cách nói để chỉ sự tòan vẹn lãnh thổ không tranh cãi của họ. Nhưng theo tác giả, giờ đây Bắc Kinh đang có ý đồ mở rộng khái niệm này ra toàn bộ khu vực biển phía nam của họ. Đối với trường hợp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, tác giả đưa ra một số chứng cứ lịch sử như quần đảo không có người ở này đã thuộc quyền quản lý của Nhật từ thời Minh Trị năm 1895. Đến năm 1969, khi phát hiện nơi đây có thể chứa một mỏ khí đốt lớn thì năm 1971 Trung Quốc và Đài Loan cùng nhảy vào đòi chủ quyền. Ở một khu vực khác, bà cựu bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhận thấy hải quân Trung Quốc đang hiện diện ngày càng nhiều hơn ở vùng Biển Đông, đến tận khu vực sát với quần đảo Trường Sa mà Việt Nam vẫn khẳng định chủ quyền. Những đòi hỏi khăng khăng về chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực này đã làm cho các nước láng giềng khác của Trung Quốc không khỏi lo ngại. Tác giả nhận định, cuộc đấu đá nội bộ trong đảng Cộng sản Trung Quốc càng làm cho những tuyên bố dân tộc chủ nghĩa trong hàng ngũ lãnh đạo của nước này thêm rõ nét. Theo tác giả bài viết, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc không phải là sự bành trướng lãnh thổ, không phải là thái độ bá quyền của đối với các nước láng giềng, mà chính là sự tôn trọng nhân quyền và cải thiện phúc lợi cho công dân nước mình. Cựu bộ trưởng Quốc phòng Yuriko Koike kết luận: Chừng nào chính quyền Trung Quốc chưa hiểu được rằng những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của họ trên Biển Đông phải được đưa ra thảo luận đa phương để cho các nước láng giềng nhỏ bé như Philippines và Việt Nam không cảm thấy bị đe dọa, thì lúc đó cái gọi là « quyền lợi cốt lõi » đang phình to của họ sẽ vẫn là nguyên nhân gây mất ổn định ở Đông Á. Anh Vũ , rfi |
#10 | |||
| |||
Trung Quốc gia tăng đàn áp ly khai trước kỷ niệm biến cố Thiên An Môn Vài ngày trước kỷ niệm lần thứ 23 vụ thảm sát Thiên An Môn 04/06, Trung Quốc siết chặt gọng kềm nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Trung Quốc cho biết : vào ngày 30/05/2012 công an đã bắt giữ ba nhà đấu tranh tại một tỉnh ở miền tây nam Trung Quốc. Vụ bố ráp đã diễn ra vào lúc ba nhà hoạt động nói trên tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989 và kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho nhà dân chủ Trần Tây, đang lãnh án tù10 năm vì tội làm «khuynh đảo chế độ » Thảm sát Thiên An Môn xẩy ra trong hai ngày 3 và 04/06/1989. Quân đội đã sả súng vào người biểu tình làm hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn người thiệt mạng. Đến nay chính quyền Trung Quốc vẫn coi phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh là « một cuộc phản cách mạng » và từ chối nhìn nhận trách nhiệm của quân đội cũng như khả năng bồi thường cho các nạn nhân. Thanh Hà ,rfi news |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét