Le Figaro cho biết, mục tiêu chuyến công du Trung Quốc lần này của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là ngoài chủ đề « đối thoại kinh tế và chiến lược » như đã ấn định trước trong chương trình, bà Clinton còn phải đề cập đến một vấn đề khác đang gây bão tố trong quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung : đó chính là vấn đề nhân quyền.
Chính việc luật sư mù Trần Quang Thành chạy trốn thành công vào Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh đã khiến cho ngành ngoại giao của cả đôi bên rơi vào tình trạng khó xử từ nhiều ngày nay.
Về phía Trung Quốc, Le Figaro cho rằng sự việc xảy ra đã làm cho tình hình chính trị tại quốc gia này thêm trầm trọng, kể từ sau vụ bê bối chính trị xảy ra trên hàng ngũ lãnh đạo cao cấp. Nó cũng cho thấy là ban lãnh đạo của đất nước đang trong vị thế suy yếu, trong khi mà công cuộc chuyển giao quyền lực sắp đến gần.
Về phần Hoa Kỳ, do đang trong vòng xoáy của bầu cử tổng thống , nên ông Barack Obama cũng không hề có chút ham muốn nào để đối đầu với cường quốc đối tác Trung Hoa. Đồng thời, chính quyền Mỹ cũng khó có thể cho phép mình bỏ rơi Trần Quang Thành vào tay chính quyền, vốn không ngừng hành hung gia đình ông, kể từ sau khi ông được ra tù. Trong khi đó, phe Cộng hòa tại Mỹ lại rình rập một sơ suất nhỏ nhất của ê-kip Obama, đang bị lên án là quá nhún nhường trước Trung Quốc.
Cả Bắc Kinh và Washington từ nhiều ngày nay hoàn toàn im hơi lặng tiếng về chi tiết vụ chạy trốn của Trần Quang Thành và việc làm thế nào ông vào được Đại sứ quán Mỹ.
Dù vậy, cả hai bên cũng đã tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao căng thẳng. Ông Kurt Campell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách về châu Á, đã đến Bắc Kinh hôm chủ nhật 29/04/2012 vừa qua. Nhà Trắng nhấn mạnh rằng sẽ làm đủ mọi cách để nhanh chóng tìm ra một giải pháp và vẫn có thể giúp Bắc Kinh giữ được thể diện. Và kịch bản có thể đưa ra là cho phép Trần Quang Thành đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ.
Ngoài vấn đề này ra, giữa Trung Quốc và Mỹ còn có rất nhiều hồ sơ gai góc khác cần phải đề cập đến. Washington tiếp tục thúc giục Bắc Kinh đi theo phương Tây trong các hồ sơ Syria, hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên.
« Phu nhân Rangoon » bước vào Nghị viện
Đến với Miến Điện, Le Figaro còn cho biết cuối cùng bà Aung San Suu Kyi cũng đã chấp thuận tuyên thệ trước Hiến Pháp. Một cử chỉ được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon hoan nghênh nhân chuyến đi thăm Miến Điện.
Cuối cùng thì bà Aung San Suu Kyi cũng chấp thuận « bảo vệ » Hiến Pháp do chế độ quân sự thông qua vào năm 2008. Trước đó, giải Nobel Hòa bình chỉ đồng ý « tôn trọng » Hiến chương, từ chối tuyên thệ nều không thay đổi từ « bảo vệ ».
Giải thích cho sự thay đổi này, bà cho biết : « ở cấp độ này, chúng tôi quyết định tuân theo là vì chúng tôi không muốn xảy ra vấn đề hay căng thẳng chính trị ».
Nhân chuyến thăm Rangoon, ông Ban Ki-Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, lần đầu tiên có dịp được gặp gỡ nhà đối lập, đã hoan nghênh tinh thần thỏa hiệp của bà.
Theo nhận định của Le Figaro, qua việc chấp thuận tuyên thệ, bà Aung San Suu Kyi đã xoa dịu những gì có thể được cho là sự thách thức đầu tiên với chính quyền quân sự kể từ sau đợt bầu cử bổ sung diễn ra hôm 01/04 vừa rồi.
Tuy nhiên, điều này cho thấy căng thẳng chưa hẳn đã được xóa tan đi. « Phu nhân Rangoon » cách người dân Miến Điện tôn trọng gọi bà, đã phải đưa ra các cam đoan với đảng của mình và duy trì một phạm vi hoạt động trước chính quyền tập đoàn quân sự.
Đối với chính quyền Miến Điện, điều quan trọng nhất làm sao đạt được việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt của quốc tế lên quốc gia này. Nhưng theo bà Aung San Suu Kyi, việc giảm nhẹ lệnh trừng phạt phải được tiến hành từ từ, tùy theo cách chế độ hoàn thành những cải cách.
Ngược lại, ông Ban Ki-Moon, sau khi hội đàm với tổng thống Thein Sein lại kêu gọi cộng đồng quốc tế « phải đi xa hơn nữa trong việc dỡ bỏ, tạm đình chỉ hay giảm nhẹ các lệnh cấm trong thương mại hay các lệnh cấm khác ».
Sarkozy không quên lãnh tụ Tối cao Libya
Trong khi đó, tại Pháp, chỉ còn có 4 ngày nữa là đến vòng hai bầu cử tổng thống Pháp. Thế nhưng, trong những ngày gần đây, nhiều thông tin do báo chí tiết lộ đang gây bất lợi cho ứng viên đảng UMP Nicolas Sarkozy, tổng thống Pháp sắp mãn nhiệm kỳ.
« Sarkozy không quên lãnh tụ tối cao Libya » là tựa đề bài viết trên báo Libération. Vụ báo mạng Mediapart tiết lộ nghi vấn có khả năng ông Mouammar Kadhafi đã từng tài trợ 50 triệu euro cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của ông năm 2007 vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.
Gần đây, tạp chí Les Inrockuptibles, dựa vào các mẫu điện tín ngoại giao mật, đã khẳng định rằng số phận của sáu nhân viên y tá người Bulgari bị giam giữ trong nhà ngục của Kadhafi kể từ năm 1999, là đối tượng trao đổi giữa Tripoli và Paris. Theo giải thích của tờ tuần báo, điện Elysee có lẽ đã đề nghị bán tên lửa, máy bay chiến đấu Rafale và một trung tâm hạt nhân cho chế độ độc tài Libya, để đổi lại tự do cho sáu nhân viên y tá.
Libération nhắc lại rằng quả thực sau khi sáu người này được cho hồi hương, ngay ngày hôm sau tổng thống Nicolas Sarkozy đã có mặt tại Tripoli để ký kết một thỏa thuận khung về chương trình hợp tác mở rộng với chế độ Kadhafi.
Vấn đề sẽ không có gì tranh cãi, nếu như Pháp không ký kết bán cho Kadhafi một trung tâm hạt nhân, một hồ sơ nhạy cảm mà Paris cần phải tham khảo ý kiến cộng đồng quốc tế trước khi đặt bút ký. Bởi vì, vào thời điểm đó, ông Mouammar Kadhafi đã bị phương Tây xem là kẻ thù số 1, trước khi ông Saddam Hussein và Oussama Ben Laden thay thế vị trí này.
Mặt khác, vẫn theo trích dẫn của Liberation từ tờ Les Inrockuptibles, thì để lẩn tránh các rào cản pháp lý, các nhà ngoại giao Pháp đã sử dụng một chiến thuật : ký « bản ghi nhớ » thay vì là « bản thỏa thuận ».
Tuy nhiên, kể từ các tiết lộ trên xuất hiện, ông Nicolas Sarkozy và những người theo ông đã ra sức bác bỏ hoàn toàn mọi cáo buộc. Báo Liberation cũng nhắc lại rằng chính tổng thống Pháp là người đã cầm đầu liên minh quốc tế tiến hành cuộc chiến chống lại lãnh đạo tối cao Kadhafi.
Chính việc luật sư mù Trần Quang Thành chạy trốn thành công vào Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh đã khiến cho ngành ngoại giao của cả đôi bên rơi vào tình trạng khó xử từ nhiều ngày nay.
Về phía Trung Quốc, Le Figaro cho rằng sự việc xảy ra đã làm cho tình hình chính trị tại quốc gia này thêm trầm trọng, kể từ sau vụ bê bối chính trị xảy ra trên hàng ngũ lãnh đạo cao cấp. Nó cũng cho thấy là ban lãnh đạo của đất nước đang trong vị thế suy yếu, trong khi mà công cuộc chuyển giao quyền lực sắp đến gần.
Về phần Hoa Kỳ, do đang trong vòng xoáy của bầu cử tổng thống , nên ông Barack Obama cũng không hề có chút ham muốn nào để đối đầu với cường quốc đối tác Trung Hoa. Đồng thời, chính quyền Mỹ cũng khó có thể cho phép mình bỏ rơi Trần Quang Thành vào tay chính quyền, vốn không ngừng hành hung gia đình ông, kể từ sau khi ông được ra tù. Trong khi đó, phe Cộng hòa tại Mỹ lại rình rập một sơ suất nhỏ nhất của ê-kip Obama, đang bị lên án là quá nhún nhường trước Trung Quốc.
Cả Bắc Kinh và Washington từ nhiều ngày nay hoàn toàn im hơi lặng tiếng về chi tiết vụ chạy trốn của Trần Quang Thành và việc làm thế nào ông vào được Đại sứ quán Mỹ.
Dù vậy, cả hai bên cũng đã tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao căng thẳng. Ông Kurt Campell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách về châu Á, đã đến Bắc Kinh hôm chủ nhật 29/04/2012 vừa qua. Nhà Trắng nhấn mạnh rằng sẽ làm đủ mọi cách để nhanh chóng tìm ra một giải pháp và vẫn có thể giúp Bắc Kinh giữ được thể diện. Và kịch bản có thể đưa ra là cho phép Trần Quang Thành đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ.
Ngoài vấn đề này ra, giữa Trung Quốc và Mỹ còn có rất nhiều hồ sơ gai góc khác cần phải đề cập đến. Washington tiếp tục thúc giục Bắc Kinh đi theo phương Tây trong các hồ sơ Syria, hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên.
« Phu nhân Rangoon » bước vào Nghị viện
Đến với Miến Điện, Le Figaro còn cho biết cuối cùng bà Aung San Suu Kyi cũng đã chấp thuận tuyên thệ trước Hiến Pháp. Một cử chỉ được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon hoan nghênh nhân chuyến đi thăm Miến Điện.
Cuối cùng thì bà Aung San Suu Kyi cũng chấp thuận « bảo vệ » Hiến Pháp do chế độ quân sự thông qua vào năm 2008. Trước đó, giải Nobel Hòa bình chỉ đồng ý « tôn trọng » Hiến chương, từ chối tuyên thệ nều không thay đổi từ « bảo vệ ».
Giải thích cho sự thay đổi này, bà cho biết : « ở cấp độ này, chúng tôi quyết định tuân theo là vì chúng tôi không muốn xảy ra vấn đề hay căng thẳng chính trị ».
Nhân chuyến thăm Rangoon, ông Ban Ki-Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, lần đầu tiên có dịp được gặp gỡ nhà đối lập, đã hoan nghênh tinh thần thỏa hiệp của bà.
Theo nhận định của Le Figaro, qua việc chấp thuận tuyên thệ, bà Aung San Suu Kyi đã xoa dịu những gì có thể được cho là sự thách thức đầu tiên với chính quyền quân sự kể từ sau đợt bầu cử bổ sung diễn ra hôm 01/04 vừa rồi.
Tuy nhiên, điều này cho thấy căng thẳng chưa hẳn đã được xóa tan đi. « Phu nhân Rangoon » cách người dân Miến Điện tôn trọng gọi bà, đã phải đưa ra các cam đoan với đảng của mình và duy trì một phạm vi hoạt động trước chính quyền tập đoàn quân sự.
Đối với chính quyền Miến Điện, điều quan trọng nhất làm sao đạt được việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt của quốc tế lên quốc gia này. Nhưng theo bà Aung San Suu Kyi, việc giảm nhẹ lệnh trừng phạt phải được tiến hành từ từ, tùy theo cách chế độ hoàn thành những cải cách.
Ngược lại, ông Ban Ki-Moon, sau khi hội đàm với tổng thống Thein Sein lại kêu gọi cộng đồng quốc tế « phải đi xa hơn nữa trong việc dỡ bỏ, tạm đình chỉ hay giảm nhẹ các lệnh cấm trong thương mại hay các lệnh cấm khác ».
Sarkozy không quên lãnh tụ Tối cao Libya
Trong khi đó, tại Pháp, chỉ còn có 4 ngày nữa là đến vòng hai bầu cử tổng thống Pháp. Thế nhưng, trong những ngày gần đây, nhiều thông tin do báo chí tiết lộ đang gây bất lợi cho ứng viên đảng UMP Nicolas Sarkozy, tổng thống Pháp sắp mãn nhiệm kỳ.
« Sarkozy không quên lãnh tụ tối cao Libya » là tựa đề bài viết trên báo Libération. Vụ báo mạng Mediapart tiết lộ nghi vấn có khả năng ông Mouammar Kadhafi đã từng tài trợ 50 triệu euro cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của ông năm 2007 vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.
Gần đây, tạp chí Les Inrockuptibles, dựa vào các mẫu điện tín ngoại giao mật, đã khẳng định rằng số phận của sáu nhân viên y tá người Bulgari bị giam giữ trong nhà ngục của Kadhafi kể từ năm 1999, là đối tượng trao đổi giữa Tripoli và Paris. Theo giải thích của tờ tuần báo, điện Elysee có lẽ đã đề nghị bán tên lửa, máy bay chiến đấu Rafale và một trung tâm hạt nhân cho chế độ độc tài Libya, để đổi lại tự do cho sáu nhân viên y tá.
Libération nhắc lại rằng quả thực sau khi sáu người này được cho hồi hương, ngay ngày hôm sau tổng thống Nicolas Sarkozy đã có mặt tại Tripoli để ký kết một thỏa thuận khung về chương trình hợp tác mở rộng với chế độ Kadhafi.
Vấn đề sẽ không có gì tranh cãi, nếu như Pháp không ký kết bán cho Kadhafi một trung tâm hạt nhân, một hồ sơ nhạy cảm mà Paris cần phải tham khảo ý kiến cộng đồng quốc tế trước khi đặt bút ký. Bởi vì, vào thời điểm đó, ông Mouammar Kadhafi đã bị phương Tây xem là kẻ thù số 1, trước khi ông Saddam Hussein và Oussama Ben Laden thay thế vị trí này.
Mặt khác, vẫn theo trích dẫn của Liberation từ tờ Les Inrockuptibles, thì để lẩn tránh các rào cản pháp lý, các nhà ngoại giao Pháp đã sử dụng một chiến thuật : ký « bản ghi nhớ » thay vì là « bản thỏa thuận ».
Tuy nhiên, kể từ các tiết lộ trên xuất hiện, ông Nicolas Sarkozy và những người theo ông đã ra sức bác bỏ hoàn toàn mọi cáo buộc. Báo Liberation cũng nhắc lại rằng chính tổng thống Pháp là người đã cầm đầu liên minh quốc tế tiến hành cuộc chiến chống lại lãnh đạo tối cao Kadhafi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét