Ông bà mình có kiểu nói rằng những người không liên hệ gì với đời này là “ưa nói chuyện trên mây.” Nghĩa là, sẽ bị hỏng chân, hỏng cẳng... nếu bàn những chuyện không cần thiết tới cuộc đời này. Nhà nước Hà Nội là một trong những chế độ như thế -- bên cạnh Bắc Hàn, Cuba, Trung Quốc... – luôn hứa hẹn những điều trên mây, và lấy sạch và quản lý chặt những gì dưới đất của người dân.
Chuyện trên mây thì dân nghe nhiều rồi, về những thiên đường xã hội chủ nghĩa làm theo lao động và hưởng theo nhu cầu. Trên mây cũng là khi ngó ra chung quanh mình và chỉ thấy đầy những tượng ông Hồ Chí Minh, trong khi ai cũng thấy rõ ông Hồ đang bị cực hình phơi xác giữa chợ (nói theo truyền thống cổ Đông Phương), với xác tẩm đầy chất hóa học cho khỏi rã (nghĩa là một địa ngục ngâm nước, nhúng dầu)... Trên mây cũng là khi mất rừng, mất biển, mất đất mà vẫn cấm báo chí bàn tới, trong khi cho công an khui ra các vụ án sex, lặng lẽ khuyến khích truyền thông chạy đua theo những chiếc váy (và bên trong chiếc váy) của các cô hoa hậu.
Đối với người dân, chuyện trước mắt là cơm ăn, áo mặc... và do vậy, ruộng đất và nhà đất là nhu cầu thiết thân nhất. Không có đất, đừng hòng có chỗ đứng mà bàn chuyện trên mây.
Nhà thơ Bùi Chát trong bài nhan đề "Không thể khác" đã viết về những giấc mơ của các lãnh tụ cộng sản VN:
“Những người anh em
Đã phản bội chúng tôi
Đã ném chúng tôi vào ngục
Đã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
Đã hi sinh mạng sống chúng tôi
Cho những giấc mơ ngột hứng của họ...”
Như thế đó: các lãnh tụ đã hi sinh mạng sống người dân cho những giấc mơ ngột hứng của họ. Thực sự không ngột hứng gì hết, bây giờ là những tính toán có thể quy ra tiền, ra đôla, ra vàng: lấy đất của dân.
Và trong khi cưỡng chế đất, nhà báo tới là bị đánh thê thảm, và các đạị biểu quốc hội lặng lẽ tránh né bàn chuyện sở hữu đất của người dân, vì xem như chuyện đã xong rồi: đảng đã đưa tay chỉ lên mây, và nói với toàn dân rằng đất là sở hữu toàn dân, chứ không phải của cá nhân người nào hết... Và do vậy, đất là sở hữu của các quan chức.
Như thế, quốc hội chỉ là trình diễn, vì chỉ bàn chuyện trên mây thôi.
Đài RFA ngày 13-6-2012 đã ghi cuộc phỏng vấn Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc VN tại Sài Gòn, cho biết rằng từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 6, Quốc hội Việt Nam khóa 13, kỳ họp 3 sẽ tiến hành chất vấn một vị phó thủ tướng và bốn bộ trưởng trong đó có bộ trưởng Tài nguyên Môi trường.
Cuộc phỏng vấn ghi lời ông Lê Hiếu Đằng:
“Các nước khác đều công nhận về đất đai có 3 quyền sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Sở hữu cá nhân không có ngăn cản gì trong khi vì an ninh quốc phòng, Nhà nước có thể trưng thu. Khi công nhận quyền sở hữu của người dân thì dân có quyền trên mảnh đất của mình, thuận mua vừa bán; chứ không thể nói “sở hữu Nhà nước” rồi “anh” lại ra quyết định đền bù giải tỏa. Mà Nhà nước lại đứng về phía các đơn vị đầu tư chứ không để dân trực tiếp thương lượng... Đó là một kẽ hở lớn để những thành phần tiêu cực trong Đảng và chính quyền tước đoạt đất đai của người dân.” (hết trích)
Hóa ra Quốc hội chỉ bàn chuyện trên mây trong khi người dân bị cướp đất bởi quan chức. Mà chuyện đâu có xa gì. Chính người dân xã Văn Giang, chuyện đàn áp để lấy đất còn nóng hổi, chưa êm.
Trên blog của cụ bà Lê Hiền Đức (http://lhdtt.blogspot.com) hôm Thứ năm, ngày 14 tháng sáu năm 2012, đã báo tin khẩn rằng côn đồ và xã hội đen đang tới khủng bố người dân đang bám chặt cánh đồng để giữ đất. Cụ bà viết:
“Bà con Văn Giang vừa gọi điện khẩn cấp cho biết: xã hội đen đã đánh đập bà con Văn Giang đang giữ ruộng của mình tại khu cánh đồng xã Xuân Quan.
Một chị phụ nữ tên là Sáng bị chúng dùng gậy vụt gẫy một tay, chị Chiến Trát bị đánh vào đầu bằng gậy, chị Nụ bị chúng vụt vỡ mũ bảo hiểm. Anh Doãn bị chúng vụt vào lưng, cổ hiện đang rất đau.
Bà con đang cho những người bị đánh đi bệnh viện, bó bột bà chạy chữa viết thương, ảnh và phim quay được đang được bà con mang sang để gửi đăng lên.
Báo chí đang cử các phóng viên về hiện trường để tác nghiệp, đưa lên công luận.
Đám côn đồ đã kéo ra hơn hai chục tên, hành hung bất kể người nào kể cả bà già, phụ nữ...” (hết trích)
Mà trước đó, chính người dân Văn Giang đã tới biểu tình trước nhà Quốc Hội, nhưng các đại biểu vẫn luôn luôn lạnh cẳng, vẫn rủ nhau ngồi bám ghế để bàn chuyện trên mây.
Bản tin RFI hôm Thứ ba 12 Tháng Sáu 2012 loan tin:
“Hôm nay 12/06/2012, theo tin trong nước, hơn 20 nông dân Văn Giang – Hưng Yên và một phụ nữ từ Vũng Tàu đã bị công an câu lưu khi tham gia vào một cuộc biểu tình trước tòa nhà Quốc hội, để yêu cầu chính quyền trung ương giải quyết vụ án đất đai bị chủ dự án Eco Park cưỡng đoạt, với sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh.
Theo một số trang mạng trong nước, sáng hôm nay, khoảng 300 người, chủ yếu là các nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã tập hợp trước 35, Ngô Quyền, trụ sở của Ban Dân nguyện - Quốc hội Việt Nam, để yêu cầu các đại biểu Quốc hội can thiệp. Vào cuối giờ sáng, lực lượng an ninh mang sắc phục và thường phục đã đến bắt đi gần 30 người...”(hết trích)
Có phải vì các đại biểu không có mắt để thấy, không có tai để nghe được những chuyện dưới đất của người dân? Hay có phải các quan chức chỉ muốn bàn chuyện trên mây, về thiên đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?
Nhà báo Bùi Tín, trên blog riêng ở đaì VOA, qua bài viết “Làm luật hay trốn luật?” đã nói về cái gọi là Quốc Hội ưa bàn chuyện trên mây này. Ông gọi các đại biểu Quốc Hội CSVN là những người tốn luật:
“Quốc hội Việt Nam một năm họp 2 lần, xuân thu nhị kỳ, thưa thớt, hiếm hoi, đứt đoạn. Việc làm luật rất tùy tiện, tuy có kế hoạch từng năm, kế hoạch 5 năm, nhưng thật ra là cực kỳ bảo thủ, đối phó. Nét nổi bật là họ vừa làm luật lại vừa trốn luật. Họ trốn luật như trốn nợ. Nợ với dân với nước...
So với Luật về quảng cáo, Luật về tác hại của thuốc lá, Luật về xử lý vi phạm hành chính…là những đạo luật hiện đang được thông qua, với Luật về biểu tình, Luật về tự do báo chí, Luật về quyền sở hữu đất đai thì những luật nào là quan trọng, cần kíp, cấp bách hơn cả? Rõ ràng Bộ Chính trị và nhóm lãnh đạo Quốc hội chỉ đưa ra thảo luận những đạo luật thứ yếu, trong khi cố tình trì hoãn, tránh né những đạo luật cần kíp cấp bách nhất. Họ luôn đi ngược lại đòi hỏi của đông đảo quần chúng, nhất là đông đảo nông dân nước ta. Họ có trách nhiệm làm luật, lại chuyên tránh né, trì hoãn, lẩn trốn việc làm những đạo luật quan trọng nhất, khẩn cấp nhất. Họ đang tự từ nhiệm trên thực tế...” (hết trích)
Có phảỉ họ đã tự từ nhiệm trên thực tế không? Không, không phải. Người lớn tiếng chất vấn ngay trong những ngaỳ đầu xuất hiện là bà Đặng Hoàng Yến đã bị đánh văng ra rồi. Bài học thanh trừng bằng cách cạo sửa bản khai lý lịch là cú đánh dằn mặt những người mang danh đạị biểu Quốc Hội khác.
Thông điệp rất rõ ràng: Hoặc là bị đánh văng ra, hoặc là chịu vào ngồi chung bàn tiệc của quan chức Quốc Hội và bỏ mặc cho ngưòi dân bị cướp đất bởi công an và côn đồ.
Vào bàn tiệc và bàn chuyện trên mây... Đó là nhiệm vụ của Quốc Hội Thiên Đường Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Trần Khải
Chuyện trên mây thì dân nghe nhiều rồi, về những thiên đường xã hội chủ nghĩa làm theo lao động và hưởng theo nhu cầu. Trên mây cũng là khi ngó ra chung quanh mình và chỉ thấy đầy những tượng ông Hồ Chí Minh, trong khi ai cũng thấy rõ ông Hồ đang bị cực hình phơi xác giữa chợ (nói theo truyền thống cổ Đông Phương), với xác tẩm đầy chất hóa học cho khỏi rã (nghĩa là một địa ngục ngâm nước, nhúng dầu)... Trên mây cũng là khi mất rừng, mất biển, mất đất mà vẫn cấm báo chí bàn tới, trong khi cho công an khui ra các vụ án sex, lặng lẽ khuyến khích truyền thông chạy đua theo những chiếc váy (và bên trong chiếc váy) của các cô hoa hậu.
Đối với người dân, chuyện trước mắt là cơm ăn, áo mặc... và do vậy, ruộng đất và nhà đất là nhu cầu thiết thân nhất. Không có đất, đừng hòng có chỗ đứng mà bàn chuyện trên mây.
Nhà thơ Bùi Chát trong bài nhan đề "Không thể khác" đã viết về những giấc mơ của các lãnh tụ cộng sản VN:
“Những người anh em
Đã phản bội chúng tôi
Đã ném chúng tôi vào ngục
Đã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
Đã hi sinh mạng sống chúng tôi
Cho những giấc mơ ngột hứng của họ...”
Như thế đó: các lãnh tụ đã hi sinh mạng sống người dân cho những giấc mơ ngột hứng của họ. Thực sự không ngột hứng gì hết, bây giờ là những tính toán có thể quy ra tiền, ra đôla, ra vàng: lấy đất của dân.
Và trong khi cưỡng chế đất, nhà báo tới là bị đánh thê thảm, và các đạị biểu quốc hội lặng lẽ tránh né bàn chuyện sở hữu đất của người dân, vì xem như chuyện đã xong rồi: đảng đã đưa tay chỉ lên mây, và nói với toàn dân rằng đất là sở hữu toàn dân, chứ không phải của cá nhân người nào hết... Và do vậy, đất là sở hữu của các quan chức.
Như thế, quốc hội chỉ là trình diễn, vì chỉ bàn chuyện trên mây thôi.
Đài RFA ngày 13-6-2012 đã ghi cuộc phỏng vấn Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc VN tại Sài Gòn, cho biết rằng từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 6, Quốc hội Việt Nam khóa 13, kỳ họp 3 sẽ tiến hành chất vấn một vị phó thủ tướng và bốn bộ trưởng trong đó có bộ trưởng Tài nguyên Môi trường.
Cuộc phỏng vấn ghi lời ông Lê Hiếu Đằng:
“Các nước khác đều công nhận về đất đai có 3 quyền sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Sở hữu cá nhân không có ngăn cản gì trong khi vì an ninh quốc phòng, Nhà nước có thể trưng thu. Khi công nhận quyền sở hữu của người dân thì dân có quyền trên mảnh đất của mình, thuận mua vừa bán; chứ không thể nói “sở hữu Nhà nước” rồi “anh” lại ra quyết định đền bù giải tỏa. Mà Nhà nước lại đứng về phía các đơn vị đầu tư chứ không để dân trực tiếp thương lượng... Đó là một kẽ hở lớn để những thành phần tiêu cực trong Đảng và chính quyền tước đoạt đất đai của người dân.” (hết trích)
Hóa ra Quốc hội chỉ bàn chuyện trên mây trong khi người dân bị cướp đất bởi quan chức. Mà chuyện đâu có xa gì. Chính người dân xã Văn Giang, chuyện đàn áp để lấy đất còn nóng hổi, chưa êm.
Trên blog của cụ bà Lê Hiền Đức (http://lhdtt.blogspot.com) hôm Thứ năm, ngày 14 tháng sáu năm 2012, đã báo tin khẩn rằng côn đồ và xã hội đen đang tới khủng bố người dân đang bám chặt cánh đồng để giữ đất. Cụ bà viết:
“Bà con Văn Giang vừa gọi điện khẩn cấp cho biết: xã hội đen đã đánh đập bà con Văn Giang đang giữ ruộng của mình tại khu cánh đồng xã Xuân Quan.
Một chị phụ nữ tên là Sáng bị chúng dùng gậy vụt gẫy một tay, chị Chiến Trát bị đánh vào đầu bằng gậy, chị Nụ bị chúng vụt vỡ mũ bảo hiểm. Anh Doãn bị chúng vụt vào lưng, cổ hiện đang rất đau.
Bà con đang cho những người bị đánh đi bệnh viện, bó bột bà chạy chữa viết thương, ảnh và phim quay được đang được bà con mang sang để gửi đăng lên.
Báo chí đang cử các phóng viên về hiện trường để tác nghiệp, đưa lên công luận.
Đám côn đồ đã kéo ra hơn hai chục tên, hành hung bất kể người nào kể cả bà già, phụ nữ...” (hết trích)
Mà trước đó, chính người dân Văn Giang đã tới biểu tình trước nhà Quốc Hội, nhưng các đại biểu vẫn luôn luôn lạnh cẳng, vẫn rủ nhau ngồi bám ghế để bàn chuyện trên mây.
Bản tin RFI hôm Thứ ba 12 Tháng Sáu 2012 loan tin:
“Hôm nay 12/06/2012, theo tin trong nước, hơn 20 nông dân Văn Giang – Hưng Yên và một phụ nữ từ Vũng Tàu đã bị công an câu lưu khi tham gia vào một cuộc biểu tình trước tòa nhà Quốc hội, để yêu cầu chính quyền trung ương giải quyết vụ án đất đai bị chủ dự án Eco Park cưỡng đoạt, với sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh.
Theo một số trang mạng trong nước, sáng hôm nay, khoảng 300 người, chủ yếu là các nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã tập hợp trước 35, Ngô Quyền, trụ sở của Ban Dân nguyện - Quốc hội Việt Nam, để yêu cầu các đại biểu Quốc hội can thiệp. Vào cuối giờ sáng, lực lượng an ninh mang sắc phục và thường phục đã đến bắt đi gần 30 người...”(hết trích)
Có phải vì các đại biểu không có mắt để thấy, không có tai để nghe được những chuyện dưới đất của người dân? Hay có phải các quan chức chỉ muốn bàn chuyện trên mây, về thiên đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?
Nhà báo Bùi Tín, trên blog riêng ở đaì VOA, qua bài viết “Làm luật hay trốn luật?” đã nói về cái gọi là Quốc Hội ưa bàn chuyện trên mây này. Ông gọi các đại biểu Quốc Hội CSVN là những người tốn luật:
“Quốc hội Việt Nam một năm họp 2 lần, xuân thu nhị kỳ, thưa thớt, hiếm hoi, đứt đoạn. Việc làm luật rất tùy tiện, tuy có kế hoạch từng năm, kế hoạch 5 năm, nhưng thật ra là cực kỳ bảo thủ, đối phó. Nét nổi bật là họ vừa làm luật lại vừa trốn luật. Họ trốn luật như trốn nợ. Nợ với dân với nước...
So với Luật về quảng cáo, Luật về tác hại của thuốc lá, Luật về xử lý vi phạm hành chính…là những đạo luật hiện đang được thông qua, với Luật về biểu tình, Luật về tự do báo chí, Luật về quyền sở hữu đất đai thì những luật nào là quan trọng, cần kíp, cấp bách hơn cả? Rõ ràng Bộ Chính trị và nhóm lãnh đạo Quốc hội chỉ đưa ra thảo luận những đạo luật thứ yếu, trong khi cố tình trì hoãn, tránh né những đạo luật cần kíp cấp bách nhất. Họ luôn đi ngược lại đòi hỏi của đông đảo quần chúng, nhất là đông đảo nông dân nước ta. Họ có trách nhiệm làm luật, lại chuyên tránh né, trì hoãn, lẩn trốn việc làm những đạo luật quan trọng nhất, khẩn cấp nhất. Họ đang tự từ nhiệm trên thực tế...” (hết trích)
Có phảỉ họ đã tự từ nhiệm trên thực tế không? Không, không phải. Người lớn tiếng chất vấn ngay trong những ngaỳ đầu xuất hiện là bà Đặng Hoàng Yến đã bị đánh văng ra rồi. Bài học thanh trừng bằng cách cạo sửa bản khai lý lịch là cú đánh dằn mặt những người mang danh đạị biểu Quốc Hội khác.
Thông điệp rất rõ ràng: Hoặc là bị đánh văng ra, hoặc là chịu vào ngồi chung bàn tiệc của quan chức Quốc Hội và bỏ mặc cho ngưòi dân bị cướp đất bởi công an và côn đồ.
Vào bàn tiệc và bàn chuyện trên mây... Đó là nhiệm vụ của Quốc Hội Thiên Đường Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Trần Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét