Nhiều danh lam thắng cảnh cấp quốc gia ở Đà Lạt đang bị xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là tình trạng bị ô nhiễm và xâm lấn . Đó là ghi nhận trong báo cáo mới nhất của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Lâm Đồng về tình hình quản lý, đầu tư và khai thác kinh doanh danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Đầu tiên là về hồ Xuân Hương ở ngay trung tâm Đà Lạt, vào ngày 15- 4 trang web của Tổng cục Môi trường đã đưa tin là mặt nước hồ bị đổi sang màu xanh rêu vì tảo lam bùng phát. Ven bờ hồ (đoạn cầu Ông Đạo và cà phê Thanh Thủy, đường Nguyễn Thái Học,) còn có cá chép, cá rô và cá lóc chết nổi phơi bụng. Tình trạng ô nhiễm hồ này đã diễn ra từ nhiều năm qua, nguyên nhân chính là do chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, công nghiệp trong lưu vực rộng 2,800ha của Đà Lạt đổ về hồ.
Còn mới đây, theo một bài viết trên báo TT, hồ Than Thở (nằm cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 6km) hiện không còn giống như những dòng miêu tả trên website lamdong.gov.vn, rằng “Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa. Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở” nữa!
Bài báo viết:
“Đưa chúng tôi ra một bãi bồi của hồ Than Thở, chị Phan Thị Kim Dung - nhân viên quản lý, từng có thâm niên 10 năm công tác tại thắng cảnh này - nói một cách ngậm ngùi: “Bạn ơi, đó là chuyện của hơn 10 năm về trước!”. Trước mặt chúng tôi là một đầm nước xanh đục, lều bều rác và bốc mùi.
Chúng tôi cũng đồng cảm với chị khi đứng tại nơi này và hít phải mùi hăng hắc của thuốc bảo vệ thực vật đang trùm lên từng ngõ ngách khu du lịch. Khu vực lòng hồ đang nổi lềnh bềnh những vỏ chai thuốc trừ sâu, hộp xốp đựng cây giống. Rác thải nông nghiệp còn tập trung thành đống ở những bãi bồi.
Chị Dung bảo nhiều khách du lịch hoàn toàn không hài lòng khi thấy những cảnh này. Cứ sau một cơn mưa lớn là rác từ trại trồng hoa Thái Phiên gần hồ đổ về theo nguồn nước với toàn vỏ chai thuốc. Không khí ở đây ô nhiễm một phần nhỏ do vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, nhưng phần căn nguyên hơn chính là từ quả đồi bạt ngàn nhà kính nằm cạnh hồ.
Đầu tiên là về hồ Xuân Hương ở ngay trung tâm Đà Lạt, vào ngày 15- 4 trang web của Tổng cục Môi trường đã đưa tin là mặt nước hồ bị đổi sang màu xanh rêu vì tảo lam bùng phát. Ven bờ hồ (đoạn cầu Ông Đạo và cà phê Thanh Thủy, đường Nguyễn Thái Học,) còn có cá chép, cá rô và cá lóc chết nổi phơi bụng. Tình trạng ô nhiễm hồ này đã diễn ra từ nhiều năm qua, nguyên nhân chính là do chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, công nghiệp trong lưu vực rộng 2,800ha của Đà Lạt đổ về hồ.
Còn mới đây, theo một bài viết trên báo TT, hồ Than Thở (nằm cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 6km) hiện không còn giống như những dòng miêu tả trên website lamdong.gov.vn, rằng “Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa. Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở” nữa!
Bài báo viết:
“Đưa chúng tôi ra một bãi bồi của hồ Than Thở, chị Phan Thị Kim Dung - nhân viên quản lý, từng có thâm niên 10 năm công tác tại thắng cảnh này - nói một cách ngậm ngùi: “Bạn ơi, đó là chuyện của hơn 10 năm về trước!”. Trước mặt chúng tôi là một đầm nước xanh đục, lều bều rác và bốc mùi.
Chúng tôi cũng đồng cảm với chị khi đứng tại nơi này và hít phải mùi hăng hắc của thuốc bảo vệ thực vật đang trùm lên từng ngõ ngách khu du lịch. Khu vực lòng hồ đang nổi lềnh bềnh những vỏ chai thuốc trừ sâu, hộp xốp đựng cây giống. Rác thải nông nghiệp còn tập trung thành đống ở những bãi bồi.
Chị Dung bảo nhiều khách du lịch hoàn toàn không hài lòng khi thấy những cảnh này. Cứ sau một cơn mưa lớn là rác từ trại trồng hoa Thái Phiên gần hồ đổ về theo nguồn nước với toàn vỏ chai thuốc. Không khí ở đây ô nhiễm một phần nhỏ do vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, nhưng phần căn nguyên hơn chính là từ quả đồi bạt ngàn nhà kính nằm cạnh hồ.
Hồ Xuân Hương ô nhiễm, nước sẫm màu nên rất ít khách du lịch tham quan. Thuyền vịt cũng ế khách thuê. (Photo VB)
Năm 2005, khu du lịch đã đào một hồ lắng để hạn chế đất từ thượng nguồn đổ về, nhưng đến năm 2011 hồ lắng này trở nên quá tải. Công ty TNHH Thùy Dương đã có kế hoạch tiếp tục nạo vét để trả lại lòng hồ như nguyên thủy nhưng lo ngại lâm vào cảnh “công dã tràng”. Ông Lê Đình Thành, phó giám đốc công ty, cho biết: lượng đất đổ về từ thượng nguồn ngày càng nhiều, nhất là 2-3 năm trở lại đây là do rừng đầu nguồn bị chặt phá khiến xói mòn ngày càng dữ dội. Nhìn dòng nước đỏ ngầu kéo về trong những ngày mưa, ông Thành tặc lưỡi: “Nếu không có biện pháp khả thi, chuyện hồ Than Thở biến mất chỉ còn là chuyện nhanh hay chậm mà thôi”.
Cũng bị ô nhiễm trầm trọng là thác Cam Ly mà theo Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng, đây là tình trạng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh với mức độ ngày càng nặng. Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm đều vượt chuẩn gấp nhiều lần, đáng quan tâm nhất là nguồn nước ở đây nhiễm phân gấp 16.5 lần quy định. Đây là lý do giải thích vì sao chưa vào khu du lịch đã “nghe” mùi của thác Cam Ly!
Phía đỉnh thác có xây một cây cầu để tiện cho du khách ngắm cảnh từ trên cao nhưng đa số du khách đi nhanh qua để tránh mùi hôi bốc lên, đặc biệt là vào ngày mùa nắng. Một người cho thuê ngựa trong khu du lịch này nói rằng họ không thể múc nước suối cho ngựa uống được nữa bởi đã nhiều lần ngựa bị đau bụng.
Ông Nguyễn Đức Nhuận, phó giám đốc khu du lịch thác Cam Ly, vào năm 2011, khu du lịch đầu tư 1.4 tỉ đồng dựng đập cao su điều tiết nước nhưng rốt cuộc lại trở thành đập chắn rác. Nước trước khi đổ về Cam Ly đã đi vòng vèo hơn 10km qua khu dân cư, mang theo một lượng lớn rác và nước thải sinh hoạt. Hằng ngày, lòng hồ dưới chân thác phải chịu trận với bao bì, xác động vật chết, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật... Một cán bộ Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng không ngần ngại cho rằng với mức độ ô nhiễm nguồn nước như vậy, thác Cam Ly đã không còn đảm bảo để phục vụ du lịch.
Hiện nay thác Cam Ly nằm trong số những khu du lịch có lượng khách tham quan thấp nhất Đà Lạt.
Phố Đà Lạt vẫn khá đông vui nhưng cái lạnh tuyệt vời của Đà Lạt hiện giờ đã sút kém so với những năm trước. (Photo VB)
Cũng bị ô nhiễm trầm trọng là thác Cam Ly mà theo Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng, đây là tình trạng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh với mức độ ngày càng nặng. Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm đều vượt chuẩn gấp nhiều lần, đáng quan tâm nhất là nguồn nước ở đây nhiễm phân gấp 16.5 lần quy định. Đây là lý do giải thích vì sao chưa vào khu du lịch đã “nghe” mùi của thác Cam Ly!
Phía đỉnh thác có xây một cây cầu để tiện cho du khách ngắm cảnh từ trên cao nhưng đa số du khách đi nhanh qua để tránh mùi hôi bốc lên, đặc biệt là vào ngày mùa nắng. Một người cho thuê ngựa trong khu du lịch này nói rằng họ không thể múc nước suối cho ngựa uống được nữa bởi đã nhiều lần ngựa bị đau bụng.
Ông Nguyễn Đức Nhuận, phó giám đốc khu du lịch thác Cam Ly, vào năm 2011, khu du lịch đầu tư 1.4 tỉ đồng dựng đập cao su điều tiết nước nhưng rốt cuộc lại trở thành đập chắn rác. Nước trước khi đổ về Cam Ly đã đi vòng vèo hơn 10km qua khu dân cư, mang theo một lượng lớn rác và nước thải sinh hoạt. Hằng ngày, lòng hồ dưới chân thác phải chịu trận với bao bì, xác động vật chết, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật... Một cán bộ Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng không ngần ngại cho rằng với mức độ ô nhiễm nguồn nước như vậy, thác Cam Ly đã không còn đảm bảo để phục vụ du lịch.
Hiện nay thác Cam Ly nằm trong số những khu du lịch có lượng khách tham quan thấp nhất Đà Lạt.
Phố Đà Lạt vẫn khá đông vui nhưng cái lạnh tuyệt vời của Đà Lạt hiện giờ đã sút kém so với những năm trước. (Photo VB)
Xưa nay, thung lũng Tình Yêu vốn một “thương hiệu” nổi tiếng, góp phần không nhỏ làm nên phần “hồn” cho phố núi Đà Lạt, được công nhận là danh thắng cấp quốc gia năm 1998. Vì là một thắng cảnh được khá nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích, nên hằng năm khu du lịch này đón hàng trăm ngàn lượt khách, chỉ riêng năm 2011 đã đón trên 512,000 lượt du khách.
Nhưng hiện nay danh thắng này đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng do tình trạng dân khai thác quăng thiếc chui đã khoét ruột thắng cảnh. Tháng 10-2011, mặc dù đơn vị quản lý cùng chủ rừng khi phát hiện “thiếc tặc” đào đường hầm dài hàng trăm mét, bên trong có đầy đủ điện, nước... hướng vào bãi thiếc nằm trong lòng danh thắng và đã báo cho cơ quan chức năng, thế nhưng chính quyền TP Đà Lạt không xử lý rốt ráo khiến danh thắng tiếp tục bị xâm hại. Mới đây lại phát hiện thêm một cửa hầm mới nằm ngay trong khu du lịch nối thông với hệ thống đường hầm trong lòng thắng cảnh.
Ngoài các khu du lịch hồ Than Thở, thác Cam Ly, thung lũng Tình Yêu, các danh thắng như ga xe lửa Đà Lạt, hồ Tuyền Lâm, dinh Bảo Đại cũng đang bị người dân xâm hại. Ga xe lửa Đà Lạt có đường ray đi ngang qua khu vực phường 9, 10, 11 và bị người dân ở đây thường xuyên đổ nước, rác thải gây hư hại, đồng thời nguy hiểm cho du khách. Còn tại hồ Tuyền Lâm đang diễn ra nạn khai thác, đánh bắt cá trái phép. Chưa hết, khu di tích dinh Bảo Đại bị lấn chiếm hơn 10ha, khu du lịch thác Prenn bị lấn chiếm 14ha, thác Cam Ly bị lấn chiếm hơn 34ha.
Nhưng hiện nay danh thắng này đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng do tình trạng dân khai thác quăng thiếc chui đã khoét ruột thắng cảnh. Tháng 10-2011, mặc dù đơn vị quản lý cùng chủ rừng khi phát hiện “thiếc tặc” đào đường hầm dài hàng trăm mét, bên trong có đầy đủ điện, nước... hướng vào bãi thiếc nằm trong lòng danh thắng và đã báo cho cơ quan chức năng, thế nhưng chính quyền TP Đà Lạt không xử lý rốt ráo khiến danh thắng tiếp tục bị xâm hại. Mới đây lại phát hiện thêm một cửa hầm mới nằm ngay trong khu du lịch nối thông với hệ thống đường hầm trong lòng thắng cảnh.
Ngoài các khu du lịch hồ Than Thở, thác Cam Ly, thung lũng Tình Yêu, các danh thắng như ga xe lửa Đà Lạt, hồ Tuyền Lâm, dinh Bảo Đại cũng đang bị người dân xâm hại. Ga xe lửa Đà Lạt có đường ray đi ngang qua khu vực phường 9, 10, 11 và bị người dân ở đây thường xuyên đổ nước, rác thải gây hư hại, đồng thời nguy hiểm cho du khách. Còn tại hồ Tuyền Lâm đang diễn ra nạn khai thác, đánh bắt cá trái phép. Chưa hết, khu di tích dinh Bảo Đại bị lấn chiếm hơn 10ha, khu du lịch thác Prenn bị lấn chiếm 14ha, thác Cam Ly bị lấn chiếm hơn 34ha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét