4.6.12

VN Năm Nay Sẽ Bơm 24 Tỉ Đô Để Cứu Nguy Lĩnh Vực Điạ Ốc



Bao nhiêu tiền sẽ bơm vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam?


Bản tin báo Thanh Niên nói rằng, tới “500.000 tỉ đồng sẽ được "bơm" vào bất động sản...”


Con số 500.000 tỉ đồng VN là tương đương 24 tỉ đôla Mỹ. 




Bản tin hôm 1/6/2012 ghi nhận rằng trong hội thảo vực dậy nguồn lực bất động sản do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Báo Lao Động tổ chức ngày 31.5 tại TP.SG, “các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong năm 2012 sẽ có khoảng 500.000 tỉ đồng từ đầu tư công, ngân hàng được "bơm" ra thị trường, trong đó có bất động sản.”


Bản tin ghi lời ông Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết rằng, vào “tuần sau Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ 2 đề án về quỹ tiết kiệm gồm quỹ dành cho người nghèo mua nhà có sự hỗ trợ của nhà nước, và quỹ dành cho người trung lưu và thu nhập khá trở lên tự tiết kiệm để có tiền mua nhà. Đồng thời, phát triển nhà ở cho thuê, với sự hỗ trợ của nhà nước, vì nhu cầu thuê nhà rất lớn. Hiện các DN chưa mặn mà vì chưa có cơ chế hỗ trợ của nhà nước và không có sự đảm bảo về mặt pháp lý cho người có tài sản cho thuê.”


Ông Nam cũng đưa ra một số chi tiết rằng hiện Chính phủ CSVN đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong đó có:


-- nguồn vốn 120.000 tỉ đồng đầu tư công chưa sử dụng (con số này tương đương 5,76 tỷ đôla Mỹ);


-- 38.000 tỉ đồng từ trái phiếu chính phủ (tương đương 1,83 tỷ đôla Mỹ); 


-- 17.000 tỉ đồng từ các khoản đầu tư khác (816 triệu đôla Mỹ). 


Ông cũng tiết lộ kế hoạch 2012, “tăng trưởng tín dụng khoảng 15-16%, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa âm. Nghĩa là 7 tháng còn lại mỗi tháng phải tăng trung bình 2-3%, tức khoảng 300.000 tỉ đồng và cộng với nguồn vốn ODA, vốn đầu tư nước ngoài, từ nhân dân, chi ngân sách thường xuyên… sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế, trong đó có bất động sản.”


Theo một nhà phân tích kinh tế hải ngoại, có bơm 24 tỷ đôla Mỹ vào bất động sản cũng không chắc đã cứu nổi lĩnh vực này tại Việt Nam, may ra chỉ thành công về lĩnh vực điạ ốc văn phòng, còn về địa ốc gia cư thì tiền bơm vào sẽ không sinh lợi nhanh chóng bằng các lĩnh vực kinh doanh khác.


Nhất là khi sức mua của dân đã yếu, người ta chỉ mua nhà để ở, nhưng không mấy ai mua nhà để đầu tư.


Nhà phân tích này nói, lĩnh vực địa ốc dễ bị ngâm vốn, do vậy cứu ngành kinh doanh này lúc nào cũng cần sức lâu dài... y hệt như kinh tế Mỹ, khủng hoảng địa ốc muốn cứu cũng vất vả hơn các ngành khác.


Ưu tiên hiện nay, theo doanh gia thường xuyên về VN này, là phải tạo việc làm cho dân, từ đó mọi chuyện khác mới gỡ ra. Và muốn taọ việc làm, cần nhất là giảm gánh nặng hành chánh, ưu đãi và dễ dàng cho vay vốn, và chặt bớt gánh nặng kinh tế quốc doanh.


Thêm nữa, cứu lĩnh vực địa ốc khong cẩn trọng có thể chỉ để gỡ thế bí của các đại gia ngành địa ốc, và không tạo bao nhiêu việc làm mới cho dân nghèo.  Vì hãy nhìn xem ngành xây dựng bế tắc: thợ mất việc, thép ứ đọng tồn kho, xi măng bán phá giá 100 bao tặng 13 bao... thì bơm 24 tỷ đôla vàokém dè dặt cũng chỉ sẽ phung phí có thể nhiều phần trong đó. Đặc biệt, đề án xây nhà cho dân nghèo mà ông Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nói là hợp lý, sẽ giải quyết được  nhiều việc làm cho ngành xây dựng. Vấn đề là cán bộ và thủ tục có thể làm hỏng, dẫn tới những phung phí kiểu Vinashin, Vinalines.

Không có nhận xét nào: