1. Mục đích xét công tội HCM là gì?
Trước tiên phải nói rằng việc xét công tội của HCM không phải là một chủ đề mới mẻ gì mà dù bí mật hay công khai, “lề trái” hay “lề phải” cũng đã đề cập đến đề tài này từ rất lâu rồi, xét lại công tội Hồ Chí Minh là rất cần thiết để khép lại một giai đoạn lịch sử, tránh sự lợi dụng một nhân vật có ảnh hưởng như HCM để bóp méo sự thật phục vụ cho các mưu đồ chính trị bẩn thỉu, nhằm ngăn chặn sự trả thù, hay kích động bới móc xuyên tạc lịch sử, sùng bái cá nhân… để gây mất ổn định đất nước và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Nhưng trong hoàn cảnh một đất nước mà người dân chưa có dân chủ dân quyền, thì đây là một điều không tưởng và việc một số tổ chức, cá nhân bên “lề trái” đang tiến hành làm công việc này là rất đáng ghi nhận và trân trọng.
Điều không thể phủ nhận HCM là con người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong giai đoạn lịch sử từ 1930 đến bây giờ. Trong con mắt và tâm trí của nhiều người HCM là tội đồ dân tộc, một kẻ sát nhân và tên bán nước, nhưng cũng rất nhiều thế hệ, tầng lớp, thành phần của dân chúng VN coi hình tượng ông ấy như một nhân việt kiệt xuất nhất trong đấu tranh dành độc lập,và giải phóng dân tộc, như một cha già dân tộc, một vị thánh.
Đây là mâu thuẫn đau đớn lớn nhất của nội tại dân tộc VN trải dài trong suốt một thời kỳ lịch sử của các cuộc chiến tranh và nội chiến, mâu thuẫn này không được sáng tỏ và giải quyết thì càng ngày mức độ đối kháng lẫn nhau càng quyết liệt thì công cuộc đổi mới đất nước càng gian nan kéo dài. Sự phân hóa và chia rẽ trong nhân dân, trong các lực lượng tranh đấu chống chế độ CS cầm quyền là một tai họa và tổn thất tự có mà kẻ có lợi nhất trong mâu thuẫn này chính là lãnh đạo đảng CS cầm quyền.
Trong khi ban lãnh CSVN có cả một hệ thống truyền thông, một tổ chức hoàn chỉnh sâu rộng được công khai tuyên truyền đã xây dựng HCM trở thành một vị thánh (hình tượng) bằng cách bắt tất cả người dân trong nước phải học tập tấm gương đạo đức HCM mà họ đã dày công nhào nặn nâng lên hàng tư tưởng như kim chỉ nam dẫn lối cho cả dân tộc đi đến bến bờ Cộng sản.Hình tượng HCM và tư tưởng HCM là phương tiện và công cụ chủ lực cốt lõi bảo vệ cho sự tồn vong của chế độ cầm quyền độc đảng, hình tượng HCM và tư tưởng HCM có quan hệ mật thiết và hữu cơ, là hai vị thuốc trong cùng một đơn thuốc nó hỗ trợ cho nhau trở thành một thứ linh đan tuyệt diệu để mê hoặc nhân dân.
Có một câu chuyện thật như thế này để minh họa, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đến thăm một trường tiểu học, ông ấy hỏi một học sinh: Cháu có yêu bác Hồ không?
- Cậu bé trả lời mà không hề do dự: có ạ, cháu rất yêu Bác Hồ.
TBT Mạnh lại hỏi cậu bé: cháu có biết Đảng là ai, bác Hồ là ai không?
- Cậu bé đắn đo rồi cũng trả lời: Đảng là mẹ, bác Hồ là cha ạ.
TBT Mạnh lại hỏi: cháu có yêu đảng không? Cậu bé cười hóm hỉnh: Đảng là mẹ, bác Hồ là cha, yêu Bác Hồ phải yêu Đảng nữa chứ ạ.
Nông Đức Mạnh cười hềnh hệch nói với lũ bậu sậu – xây dựng hình tượng HCM đã thành công rồi đấy, để hình tượng HCM đi vào sâu rộng các tầng lớp nhân dân cần gấp rút triển khai học tập tấm gương HCM trên toàn quốc.
Thánh Hồ bảo với con dân: con đường của dân tộc VN là con đường đi lên CNXH dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, các Đồng chí Lãnh đạo Đảng nói với dân: tuân theo giáo huấn của Thánh Hồ phải giữ Đảng đến cùng để đưa nhân dân đến thiên đường CS.
Như vậy mục đích cuối cùng của việc nhào nặn ra hình tượng HCM và học tập tư tưởng HCM là để che đậy và giải thích tại sao Đảng CS của họ là Đảng đuy nhất lãnh đạo và con đường đi lên của dân tộc là con đường tiến lên CNXH, đó là con đường Bác Hồ đã lựa chọn đó là lòng dân, ý đảng.
Trong thực tế Lãnh đạo Đảng CS Việt Nam Xây dựng CNXH theo một chiều hướng tự biến tấu không giống ai và không có cơ sở duy vật biện chứng, cũng như duy vật lịch sử đó là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” và học thuyết Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với quyết tâm “Đổi mới mà không đổi màu, hòa nhập mà không hòa tan”. Mớ lý thuyết rối như canh hẹ này chính là biểu hiện của sự bế tắc và mâu thuẫn giữa mục đích và phương tiện mà bản chất trong khi không muốn từ bỏ quyền duy nhất là một Đảng cầm quyền nhưng cũng không thể kiên định mãi học thuyết Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh giáo điều và lỗi thời trong một nền kinh tế quan liêu, bao cấp tem phiếu trì trệ và đói nghèo. Nhưng dù có câu chữ gì đi nữa thì nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng không không hơn gì nền kinh tế kế hoạch, tập trung mà về bản chất bóc lột nó còn tàn tệ hơn cả kinh tế thị trường tự do, vì nó dựa trên các tập đoàn kinh tế nhà nước đặc quyền đặc lợi làm xương sống mà các ông trùm Tư Bản Đỏ là các ông chủ, hoạt động theo các chính sách mà chính họ đẻ ra và bợ đỡ. Hậu quả là các tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua hệ thống chính sách và các nghị quyết TW được TT Dũng hợp thức hóa đã lũng đoạn nền kinh tế đất nước, thu vén cho các nhóm lợi ích (thực ra đến thời điểm này là không phù hợp mà phải gọi là Lợi ích của lãnh đạo Đảng), đẩy nền kinh tế đi đến thảm họa, đồng thời với tệ nạn tham nhũng tràn lan vô phương cứu chữa, và sự băng hoại đạo đức ghê tởm trong chóp bu những kẻ cầm quyền biến họ trở thành những kẻ tàn ác với nhân dân, và hèn hạ với Trung Quốc.
Trước nhu cầu cấp bách cần sự đổi thay đất nước đã có rất nhiều nhà phân tích, nhóm phân tích của các bên phản kháng chế độ CS cầm quyền VN đã đưa ra nhiều giải pháp,biện pháp, hình thức đấu tranh nhằm lật đổ chế độ CS cầm quyền, và một trong những yêu cầu hàng đầu được thống nhất cao đó là việc phải đánh giá lại công tội của Hồ Chí Minh để mục đích cuối cùng là phải đánh sập hình tượng Hồ Chí Minh, thức tỉnh nhân dân khỏi cơn mê dài hàng vài thập kỷ do bị Đảng CS cầm quyền bỏ bùa mê thuốc lú.
2. Công tội HCM được đánh giá như thế nào?
Có rất nhiều cá nhân, nhóm tác giả đã nghiên cứu (tạm gọi là lề trái), đánh giá HCM, được phổ biến trên các diễn đàn, và phương tiện thông tin đại chúng (báo mạng, báo viết, phát thanh, truyền hình) nhưng đây chỉ là các bài viết có tính chất cung cấp thông tin, và đánh giá, bình luận trên một vài khía cạnh của vấn đề mà chưa đạt được đến mức cho đại đa số nhân dân có cái nhìn tổng thể, toàn diện về Hồ Chí Minh và bản chất phản động của ban lãnh đạo Đảng CS cầm quyền VN, các bài viết này còn gây tranh cãi rất nhiều trong mọi phía thậm chí một phía từ nhiều thành phần và tầng lớp… trong XH làm cho mục đích là thông qua đánh giá công tội HCM để vạch mặt Lãnh đạo ĐCS cầm quyền, đoàn kết các lực lượng tranh đấu thì lại xảy ra rất nhiều quan điểm trái chiều xung quanh các bài viết các tác phẩm..
Những điều thiếu xót và sai lầm trong cách thể hiện thường thấy của các bài viết các bình luận… thông thường như sau:
- Đánh giá công tội HCM không gắn liền với Đánh giá công tội của Ban lãnh đạo Đảng CSVN: Ngay cả Đảng CSTQ khi đánh giá công tôi Mao Trạch Đông cũng đặt vấ đề lên này hàng đầu, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu ý kiến: “Chúng ta đã hoàn thành bản “Quyết nghị” một cách hoàn hảo, nhất là phần phân tích những vấn đề xoay quanh việc đánh giá đồng chí Mao Trạch Đông, nhưng có chỗ nói còn hơi quá lời, nên sửa chữa đôi chút. Những phần thuộc về trách nhiệm, đương nhiên trách nhiệm chính vẫn là của Mao Trạch Đông nhưng cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của tập thể ban lãnh đạo”. Có một số bài viết đã kết luận theo khuynh hướng đổ tội hết mọi sai lầm tội lỗi cho HCM là một thiếu sót cực lớn khi bỏ qua hoặc không nêu mối quan hệ liên đới, các sai lầm và tội lỗi của ban lãnh đạo Đảng CSVN như vậy là bỏ xót đối tượng và bị mắc mưu đối tượng này.
- Đánh giá công tội HCM không xét đến bối cảnh và hoàn cảnh khách quan, chủ quan tại thời điểm diễn ra của sự kiện mà thường đem hoàn cảnh, bối cảnh trong quá khứ trước sự kiện và hiện tại để so sánh và nhận định cho nên người đọc, người nghe cảm giác tác giả chụp mũ, ép buộc đối tượng rất khiên cưỡng. Mối quan hệ giữa cá nhân với thời thế và thời thế với cá nhân được thể hiện sai phạm rất nghiêm trọng, thời thế tạo anh hùng, hay anh hùng tạo thời thế, nếu cứ như các tác giả viết thì HCM là con người không tạo ra thời thế, nhưng lại có quyết định thời thế và ngược lại… nói chung là rất khó phân định điều này nên tính thuyết phục cũng rất thấp.
- Bản thân sự mờ ảo trong thân thế, sự nghiệp của HCM đang được cần sáng tỏ bởi vì HCM là bao gồm một phần của hiện thực trong chính con người ông ấy và phần còn lại được thêu dệt, tô son, trát phấn để trở thành một thánh nhân nhưng các tác giả lại cứ lên án phần thánh nhân của ông ấy mà không tìm ra cái vô lý của thánh nhân do kẻ nào tạo ra, cái phần thực thể như bao con người khác có cần lên án không? Và lên án ở chỗ nào ở bản ngã hay ở sự dối trá và tại sao như vậy nếu viết được như thế thì hay và có sức thuyết phục hơn không.
- Thiếu khách quan trong việc đánh giá cùng một hiện tượng, cùng bản chất như nhau nhưng lại người này là đúng là hay, người này là yêu nước nguời kia là bán nước, người này là do khách quan,do hoàn cảnh, người kia là chủ mưu chủ định… như việc đánh giá HCM với Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu ai là bán nước ai là yêu nước mà không thấy rằng đây là một đánh giá rất dễ xảy ra tranh cãi vì nếu thiên về bên nào thì chắc là có chuyện với bên kia, có một điều mà các nhà đánh giá cần thấy rằng có những nhân vật mà lịch sử mãi mãi không bao giờ đánh giá được ở một góc độ nào đó như Napoleon, Tào tháo, Lê nin và thậm trí cả Stalin, Ngô Đình Diệm… cho nên đánh giá một người thường đã là khó đánh giá các nhân vật có ảnh huởng đến lịch sử lại còn khó hơn lao vào đề tài này đừng vội chủ quan, cho mình là đúng hết.
- Nếu nhận định HCM là một cái xác không hồn và thối rữa lâu rồi, mọi thứ của ông ấy không lừa bịp được ai thì lại là một sai lầm lớn. Vì nếu ông ấy như thế thì cần gì phải xét công tội, phải tốn nhiều tranh cãi và giấy mực như thế, thực chất ảnh hưởng của cá nhân HCM rất lớn trong rất nhiều bộ phận người VN mà có thể nói đã được nâng lên thành sự tôn thờ mang tính tôn giáo như thánh, phật mà khi nó đã trở thành tôn giáo tức là nó đã trở thành món ăn tinh thần thì xin hãy cẩn thận tuyên chiến với tôn giáo là tự sát, nên khi viết đề tài HCM hay xét công tội của ông ấy mà báng bổ trực diện gây tổn hại đến đức tin của họ là tạo ra sự phản kháng ngược lại (Mặc dù bộ phận này cũng chỉ là mê muội mà thôi). Hãy viết, hãy làm những gì mà có bằng chứng vững chắc, có lập luận rõ ràng, có lợi thực sự cho nhân dân đất nước, cho lôi kéo lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân đừng vì quá hận thù hay mục đích cá nhân mà mất tỉnh táo, trở thành kẻ phục vụ cho thiểu số những người chỉ vì sự hận thù cá nhân, hay quá khứ và hãy xác định đã đi vào đề tài này sự kiện này thì coi như phần bản ngã của mình phải bằng số không.
- Cũng cần phải nhận thấy rằng đánh giá một nhân vật lịch sử hay một sự kiện lịch sử lớn lao không có kết luận của một các nhân, hoặc tổ chức vô pháp nhân nào có thể trở thành phán quyết của lịch sử mà trong các bài viết của một số tác giả sự nhân danh cáo buộc và phán xét rất nhiều, đến như tổng thống Nga Medvedep khi đánh giá về Stalin thì cũng chỉ là ý kiến cá nhân, không phải ông ấy là tổng thống thì câu nói của ông ấy đã trở thành phán quyết, cũng phải hiểu thêm rằng chúng ta là người cầm bút nói lên những gì thuộc về quan điểm của chúng ta, chúng ta viết cho người đọc để họ phán xét chứ chúng ta không phải là quan tòa. Đây cũng là lỗi hay mắc phải của người viết và người đánh giá.
- Bản chất của lịch sử là sự kiện mà bằng chứng và nhân chứng là hai điều kiện quyết định tính xác thực của sự kiện nó làm cho việc đánh giá hay phán quyết trở nên dễ dàng hơn nhiều, nhưng bằng chứng hay nhân chứng như thế nào là xác đáng, đáng tin cậy, ai chứng minh cho sự xác đáng đó là một điều khó nhất cho người viết, vì vây nếu bằng chứng và nhân chứng từ các nguồn không tin cậy thì tuyệt nhiên không bao giờ sử dụng, những sự kiện về HCM đã qua mấy chục năm các nhân chứng đã mai một nhiều các bằng chứng đã bị tam sao thất bản cũng là điều khó cho người viết vì vậy việc sử dụng các bằng chứng và nhân chứng là điều rất quan trọng chỉ sai một li là mất tính thuyết phục, đây cũng là những lỗi mà nguời viết về đề tài HCM cũng hay vấp phải.
Dù là đề tài xét về công tội HCM thì mục đích chính như trên đã nói thì cuối cùng là rút ra được bài học kinh nghiệm, có tính chất giáo dục với các thế hệ mai sau, tránh các sai lầm trong quá khứ, phân biệt công tội rõ ràng nhưng vẫn bao dung, độ lượng, không làm tổn hại đến những thực thể hiện tại đang sống có liên đới một cách không cần thiết tránh mầm mống của sự uất hận và trả thù, đoàn kết và tập hợp mọi tầng lớp thành phần… để xây dựng một nước VN mới dân chủ, dân quyền và giàu mạnh.
Tôi viết bài này nhằm góp ý cho việc đánh giá công tội HCM của các tác giả đang viết chủ đề này ngày càng hoàn thiện và thuyết phục hơn để góp phần cho công cuộc đổi thay đất nước mà việc đánh sập hình tượng Hồ Chí Minh, thức tỉnh nhân dân khỏi cơn mê dài hàng vài thập kỷ do bị Đảng CS cầm quyền bỏ bùa mê thuốc lú là một yêu cầu cấp bách.
Hoàng Việt
Nhập ý kiến của bạn
Xem 31 ý kiến