Nhanquyenvatudo
-(Dân trí) -Liên quan đến những phát ngôn của GS.TSKH Vũ Minh Giang – Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội QGHN), ông Nguyễn Mạnh Cường – nguyên Phó trưởng Đoàn thanh tra Chính phủ tại ĐH QGHN đã có cuộc trao đổi riêng với Dân trí về những nội dung có liên quan đến cá nhân.
>> Lãnh đạo ĐHQGHN lên tiếng về kết luận của Thanh tra Chính phủ
Trước cuộc trao đổi, ông Cường nhấn mạnh: “Những nội dung liên quan đến kết luận thanh tra tôi không bình luận gì”.
GS.TSKH Vũ Minh Giang khi trao đổi với báo chí đã cho biết, trong quá trình thanh tra, có rất nhiều dấu hiệu vi phạm nên một đơn vị của ĐH QGHN đã báo cáo lên Tổng thanh tra và Tổng thanh tra đã có quyết định rút ông về. Sau rất nhiều lần kiểm điểm, ông đã bị kỷ luật cảnh cáo. Vậy ông có thể cho biết thêm về việc này?
Ông có thể nói rõ hơn về việc nhận một bó hoa, một búp bê và một chai rượu do ông Nguyễn Việt Anh – Phó giám đốc trung tâm ETC tự mang đến tặng nhân ngày 20/10/2011?
Sau hai ngày Đoàn thanh tra làm việc tại ETC, tối ngày 19/10/2011, Nguyễn Việt Anh – Phó Giám đốc ETC tự tìm đến nhà riêng gọi điện cho tôi ra mở cửa và nói: tôi trên đường đi làm về mua 2 bó hoa, một bó tặng vợ tôi, một bó tôi tặng cho chị nhà anh (vợ tôi) (có kèm theo con búp bê cho con gái và 1 chai rượu để anh chị uống nhân ngày 20/10).
Về mặt văn hóa ứng xử, hành vi này đúng là cách hành xử của một người có văn hóa, đầy tính nhân văn của một vị lãnh đạo đơn vị mà tôi mới quen được 2 ngày - lúc đó thực sự là tôi thấy cảm động vì tình cảm này. Tuy vậy, sau 2 tuần làm việc, đến ngày 2/11/2011, ông Nguyễn Việt Anh – đã bất ngờ viết đơn phản ánh gửi tới Tổng TTCP về tôi với nhiều nội dung, trong đó có nêu việc đã đến nhà tôi tặng hoa và rượu.
Trước đơn thư gay gắt của ETC và ĐH QGHN, mặc dù chưa xác minh nội dung đơn nhưng để đảm bảo tính khách quan, Tổng thanh tra đã cho tôi thôi tham gia đoàn thanh tra và cuộc thanh tra vẫn tiến hành theo kế hoạch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng đoàn thanh tra. Tuy vậy, ETC và ĐH QGHN không tiếp tục cung cấp tài liệu theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra.
ETC còn có văn bản gửi các ngân hàng đề nghị tạm dừng cung cấp tài liệu cho đoàn thanh tra; Giám đốc ETC – bà Nguyễn Quang Hòa Bình còn viết đơn phản ánh nội dung là tố cáo Trưởng đoàn thanh tra và TTCP đi thu thập tài liệu ở các cơ quan liên quan đến ETC là trái quy định…
TTCP đã lập tổ công tác xác minh đơn của ông Nguyễn Việt Anh - kết quả xác minh đã xác định: những nội dung nêu trong đơn là không có căn cứ, có 1 nội dung cần kiểm điểm rút kinh nghiệm là việc tôi đã nhận 1 bó hoa, một con búp bê và một chai rượu. Tuy vậy, với kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi đã báo cáo ngay việc ông Nguyễn Việt Anh đến nhà tặng quà với người có thẩm quyền theo đúng quy định. Hiện nay, việc kỷ luật đối với tôi đang được Tổng thanh tra cho xem xét lại theo đúng trình tự của pháp luật.
Kịch bản tương tự cũng đã xảy ra với một cơ quan pháp luật khi buổi sáng điều tra viên đến ETC làm việc, thì buổi tối ETC đã tự tìm và cử người đến nhà cán bộ này chơi và kèm theo là túi quà; vị cán bộ này do nắm được thông tin từ TTCP về việc như xảy ra với tôi nên ngay lập tức báo cáo với lãnh đạo trực tiếp và hôm sau công bố toàn đơn vị. Một thời gian sau, ETC cũng lại viết đơn phản ánh nhằm dừng cuộc làm việc của cơ quan này nhưng không dám đưa nội dung tặng quà cho cán bộ đó vào đơn.
Trong thời gian vừa qua, bà Nguyễn Quang Hòa Bình – Giám đốc ETC, ĐH QGHN vẫn tiếp tục viết đơn thư gửi nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước và cơ quan báo chí nhằm ngăn chặn việc thanh tra và kết luận thanh tra, trong đó vẫn nêu lại nội dung về cá nhân tôi mặc dù tôi đã không tham gia đoàn thanh tra từ 4/11/2011 và những nội dung trong đơn của ETC ngày 2/11/2011 đã được TTCP xác minh là không có căn cứ. Bà Nguyễn Quang Hòa Bình và ông Nguyễn Việt Anh phải có trách nhiệm về việc tố cáo không có căn cứ này.
Phó giám đốc ĐH QGHN cũng cho rằng cuộc thanh tra tiến hành là bất thường. Bên cạnh đó khi có quyết định rút ông về và gần như việc thanh tra bị gián đoạn vào tháng 1/2012. Ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Tôi nghĩ, bản chất và những thủ đoạn của ETC thể hiện ở đây đã rõ. Nếu nói về điều gì đó bất thường như ông Vũ Minh Giang đã nói thì điều bất thường chính là những việc mà ETC và ĐH QGHN đã làm với Đoàn thanh tra và cá nhân tôi cũng như làm với các cơ quan khác.
Ông Giang phát ngôn những nội dung về tôi mập mờ làm mọi người hiểu vấn đề theo cách như là vì thế mà cuộc thanh tra này có vấn đề và kết luận có vấn đề – ai cũng có thể hiểu được là: trong bất kỳ một cơ quan nhà nước nào thì một cá nhân cũng không thể làm ảnh hưởng hoặc thay đổi được bản chất sự việc, cơ quan nhà nước làm việc có căn cứ pháp lý và quy trình cụ thể.
Việc tôi ra khỏi đoàn thanh tra là đúng ý đồ của ETC và ĐH QGHN, tuy vậy việc tôi có ra khỏi đoàn thì thành viên khác và Trưởng đoàn thanh tra sẽ tiếp tục thực hiện, chứng cứ đã thu thập được sẽ tiếp tục được củng cố - không thể nào có chuyện “cuộc thanh tra bị gián đoạn” như ETC mong muốn và như ông Giang nói, ông Giang căn cứ vào đâu và vì mục đích gì khi đưa ra thông tin này. Tôi cho rằng, với cương vị của mình ông Giang đã “quá lời” không phải với cá nhân tôi mà về nhiều nội dung và với nhiều cấp lãnh đạo khi đưa ra những ngôn từ như trên một số báo dã dẫn lời.
Qua vụ việc này, cá nhân tôi nhận thấy: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là rất đúng đắn, vấn đề là những người người được giao thực hiện việc đó đã làm như thế nào; tất cả chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước và với nhân dân, không vì lợi ích của một hoặc một vài cá nhân mà ảnh hưởng đến cả thế hệ trong tương lai.
Xin cảm ơn ông!
N.H (thực hiện)
GS.TSKH Vũ Minh Giang khi trao đổi với báo chí đã cho biết, trong quá trình thanh tra, có rất nhiều dấu hiệu vi phạm nên một đơn vị của ĐH QGHN đã báo cáo lên Tổng thanh tra và Tổng thanh tra đã có quyết định rút ông về. Sau rất nhiều lần kiểm điểm, ông đã bị kỷ luật cảnh cáo. Vậy ông có thể cho biết thêm về việc này?
Thông báo chính thức của Thanh tra Chính phủ (TTCP) tại văn bản số: 1580/TTCP-VP ngày 21/6/2012 gửi các cơ quan báo chí có đề cập khá rõ ràng đến việc rút tôi ra khỏi Đoàn thanh tra. Bên cạnh đó cũng sẽ tiếp tục làm rõ mục đích việc đưa quà và kiến nghị xử lý nghiêm. Tôi cũng xin nhấn mạnh, việc TTCP công bố công khai nội dung có liên quan đến cá nhân tôi là do đề nghị của chính cá nhân tôi để làm rõ bản chất vụ việc, lý do là vì việc ông Vũ Minh Giang đã phát biểu mập mờ trên một số báo về việc này nhằm hướng vấn đề sang chuyện cá nhân của tôi. Sau hơn 7 tháng im lặng, tôi nghĩ đây là thời điểm cần làm rõ vụ việc.
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, chiều nay 25/6, Thủ tướng Chính phủ sẽ họp với Thanh tra Chính phủ và một số bộ ngành để xử lý vụ việc ĐH Quốc gia HN. |
Sau hai ngày Đoàn thanh tra làm việc tại ETC, tối ngày 19/10/2011, Nguyễn Việt Anh – Phó Giám đốc ETC tự tìm đến nhà riêng gọi điện cho tôi ra mở cửa và nói: tôi trên đường đi làm về mua 2 bó hoa, một bó tặng vợ tôi, một bó tôi tặng cho chị nhà anh (vợ tôi) (có kèm theo con búp bê cho con gái và 1 chai rượu để anh chị uống nhân ngày 20/10).
Về mặt văn hóa ứng xử, hành vi này đúng là cách hành xử của một người có văn hóa, đầy tính nhân văn của một vị lãnh đạo đơn vị mà tôi mới quen được 2 ngày - lúc đó thực sự là tôi thấy cảm động vì tình cảm này. Tuy vậy, sau 2 tuần làm việc, đến ngày 2/11/2011, ông Nguyễn Việt Anh – đã bất ngờ viết đơn phản ánh gửi tới Tổng TTCP về tôi với nhiều nội dung, trong đó có nêu việc đã đến nhà tôi tặng hoa và rượu.
Đồng thời với việc này, ông Vũ Minh Giang - Phó giám đốc ĐH QGHN đã kiến nghị lên cơ quan cấp cao là TTCP tiến hành thanh tra ĐH QGHN không có kế hoạch được Chính phủ phê duyệt; đồng thời trực tiếp gọi điện cho Trưởng đoàn thanh tra và Lãnh đạo TTCP đề nghị dừng cuộc thanh tra. Cũng đồng thời, ETC đã cho thu toàn bộ tài liệu tại phòng mà Đoàn thanh tra đang làm việc - mặc dù không có bất kỳ thông báo nào từ Đoàn thanh tra là đã kết thúc thanh tra. Theo tôi được biết thì những hành vi này chưa từng xảy ra trong lịch sử ngành thanh tra.
Khuôn viên trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
ETC còn có văn bản gửi các ngân hàng đề nghị tạm dừng cung cấp tài liệu cho đoàn thanh tra; Giám đốc ETC – bà Nguyễn Quang Hòa Bình còn viết đơn phản ánh nội dung là tố cáo Trưởng đoàn thanh tra và TTCP đi thu thập tài liệu ở các cơ quan liên quan đến ETC là trái quy định…
TTCP đã lập tổ công tác xác minh đơn của ông Nguyễn Việt Anh - kết quả xác minh đã xác định: những nội dung nêu trong đơn là không có căn cứ, có 1 nội dung cần kiểm điểm rút kinh nghiệm là việc tôi đã nhận 1 bó hoa, một con búp bê và một chai rượu. Tuy vậy, với kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi đã báo cáo ngay việc ông Nguyễn Việt Anh đến nhà tặng quà với người có thẩm quyền theo đúng quy định. Hiện nay, việc kỷ luật đối với tôi đang được Tổng thanh tra cho xem xét lại theo đúng trình tự của pháp luật.
Kịch bản tương tự cũng đã xảy ra với một cơ quan pháp luật khi buổi sáng điều tra viên đến ETC làm việc, thì buổi tối ETC đã tự tìm và cử người đến nhà cán bộ này chơi và kèm theo là túi quà; vị cán bộ này do nắm được thông tin từ TTCP về việc như xảy ra với tôi nên ngay lập tức báo cáo với lãnh đạo trực tiếp và hôm sau công bố toàn đơn vị. Một thời gian sau, ETC cũng lại viết đơn phản ánh nhằm dừng cuộc làm việc của cơ quan này nhưng không dám đưa nội dung tặng quà cho cán bộ đó vào đơn.
Trong thời gian vừa qua, bà Nguyễn Quang Hòa Bình – Giám đốc ETC, ĐH QGHN vẫn tiếp tục viết đơn thư gửi nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước và cơ quan báo chí nhằm ngăn chặn việc thanh tra và kết luận thanh tra, trong đó vẫn nêu lại nội dung về cá nhân tôi mặc dù tôi đã không tham gia đoàn thanh tra từ 4/11/2011 và những nội dung trong đơn của ETC ngày 2/11/2011 đã được TTCP xác minh là không có căn cứ. Bà Nguyễn Quang Hòa Bình và ông Nguyễn Việt Anh phải có trách nhiệm về việc tố cáo không có căn cứ này.
Phó giám đốc ĐH QGHN cũng cho rằng cuộc thanh tra tiến hành là bất thường. Bên cạnh đó khi có quyết định rút ông về và gần như việc thanh tra bị gián đoạn vào tháng 1/2012. Ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Tôi nghĩ, bản chất và những thủ đoạn của ETC thể hiện ở đây đã rõ. Nếu nói về điều gì đó bất thường như ông Vũ Minh Giang đã nói thì điều bất thường chính là những việc mà ETC và ĐH QGHN đã làm với Đoàn thanh tra và cá nhân tôi cũng như làm với các cơ quan khác.
Ông Giang phát ngôn những nội dung về tôi mập mờ làm mọi người hiểu vấn đề theo cách như là vì thế mà cuộc thanh tra này có vấn đề và kết luận có vấn đề – ai cũng có thể hiểu được là: trong bất kỳ một cơ quan nhà nước nào thì một cá nhân cũng không thể làm ảnh hưởng hoặc thay đổi được bản chất sự việc, cơ quan nhà nước làm việc có căn cứ pháp lý và quy trình cụ thể.
Việc tôi ra khỏi đoàn thanh tra là đúng ý đồ của ETC và ĐH QGHN, tuy vậy việc tôi có ra khỏi đoàn thì thành viên khác và Trưởng đoàn thanh tra sẽ tiếp tục thực hiện, chứng cứ đã thu thập được sẽ tiếp tục được củng cố - không thể nào có chuyện “cuộc thanh tra bị gián đoạn” như ETC mong muốn và như ông Giang nói, ông Giang căn cứ vào đâu và vì mục đích gì khi đưa ra thông tin này. Tôi cho rằng, với cương vị của mình ông Giang đã “quá lời” không phải với cá nhân tôi mà về nhiều nội dung và với nhiều cấp lãnh đạo khi đưa ra những ngôn từ như trên một số báo dã dẫn lời.
Qua vụ việc này, cá nhân tôi nhận thấy: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là rất đúng đắn, vấn đề là những người người được giao thực hiện việc đó đã làm như thế nào; tất cả chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước và với nhân dân, không vì lợi ích của một hoặc một vài cá nhân mà ảnh hưởng đến cả thế hệ trong tương lai.
Xin cảm ơn ông!
N.H (thực hiện)
-Vụ kết luận thanh tra ĐH QGHN: Người trong cuộc lên tiếng (DT 25-6-12) -Vụ KL Thanh tra về công tác đào tạo liên kết giáo dục tại ĐHQG HN: Lãnh đạo ĐHQG HN sẵn sàng đối chất những nội dung đã được thanh tra (GD 22-6-12)
- Chuyện động trời trong liên doanh liên kết đại học và sau đại học (CATP).
- Chuyện động trời trong liên doanh liên kết đại học và sau đại học (CATP).
- Thanh tra Chính phủ lên tiếng về vụ thanh tra ĐH QGHN (DT).
(Dân trí) – Trước việc ĐH Quốc gia Hà Nội có những phản hồi xung quanh bản kết luận của Thanh tra Chính phủ, ngày 21/6, Chánh Văn phòng Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đã có văn bản chính thức lên tiếng về vụ việc này.
>> Liên kết đào tạo tại ĐH QG Hà Nội có dấu hiệu vi phạm pháp luật
>> Phát hiện nhiều sai phạm trong chương trình liên kết đào tạo của ĐH QGHN
>> Lãnh đạo ĐHQGHN lên tiếng về kết luận của Thanh tra Chính phủ
(Dân trí) – Trước việc ĐH Quốc gia Hà Nội có những phản hồi xung quanh bản kết luận của Thanh tra Chính phủ, ngày 21/6, Chánh Văn phòng Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đã có văn bản chính thức lên tiếng về vụ việc này.
>> Liên kết đào tạo tại ĐH QG Hà Nội có dấu hiệu vi phạm pháp luật
>> Phát hiện nhiều sai phạm trong chương trình liên kết đào tạo của ĐH QGHN
>> Lãnh đạo ĐHQGHN lên tiếng về kết luận của Thanh tra Chính phủ
Sở dĩ Thanh tra Chính phủ có văn bản phản hồi vụ việc là do nhận được công văn số 1500-CD-BĐ/ND ngày 12/6/2012 của báo Nhân dânchuyển đơn kiến nghị của Trung tâm Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm (ETC) trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐH QGHN) liên quan đến việc thanh tra công tác quản lý trong việc liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của Bộ GD-ĐT Việt Nam; việc liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của ĐH QGHN giai đoạn năm 2006 đến năm 2010. Văn bản phản hồi này ngoài gửi các cơ quan chức năng còn được chuyển đến báo Nhân dân, Dân trí, Tuổi trẻ và Tiền Phong.
Chủ yếu những phần kiến nghị này đều trùng lặp với những ý kiến của ông Vũ Minh Giang – Phó giám đốc ĐH QGHN trao đổi với báo chí trong nhưng ngày qua. Cụ thể, ĐH QGHN cho rằng việc tiến hành thanh tra có dấu hiệu bất thường, không tập trung thanh tra vào công tác quản lý theo đúng nội dung của quyết định Thanh tra…
Trong bản phản hồi này, Thanh tra Chính phủ cũng giải thích rõ thông tin ông Vũ Minh Giang trao đối với báo chí. Cụ thể ông Giang cho hay, về việc trong quá trình thanh tra, có rất nhiều dấu hiệu vi phạm nên một đơn vị của ĐH QGHN đã báo cáo lên Tổng thanh tra và Tổng thanh tra đã có quyết định rút ông phó đoàn Nguyễn Mạnh Cường về và gần như việc thanh tra bị gián đoạn vào tháng 1/2012. Sau đó, ông Nguyễn Mạnh Cường sau nhiều lần kiểm điểm đã bị kỷ luật cảnh cáo
“Ông Nguyễn Mạnh Cường - thành viên Đoàn thanh tra có vi phạm quy chế Đoàn thanh tra (nhận một bó hoa, một búp bê và một chai rượu do ông Nguyễn Việt Anh – Phó giám đốc trung tâm ETC tự mang đến tặng nhân ngày 20/10), Thanh tra Chính phủ đã làm rõ, có quyết định cho thôi tham gia Đoàn thanh tra và xử lý kỷ luật ông Cường. Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ mục đích việc đưa quà và kiến nghị xử lý nghiêm” - bản phúc đáp của Thanh tra Chính phủ cho hay.
Chủ yếu những phần kiến nghị này đều trùng lặp với những ý kiến của ông Vũ Minh Giang – Phó giám đốc ĐH QGHN trao đổi với báo chí trong nhưng ngày qua. Cụ thể, ĐH QGHN cho rằng việc tiến hành thanh tra có dấu hiệu bất thường, không tập trung thanh tra vào công tác quản lý theo đúng nội dung của quyết định Thanh tra…
Để tránh “nhiễu” dư luận, Thanh tra Chính phủ đã có ý kiến phản hồi toàn bộ nhưng nội dung kiến nghị này. Thanh tra Chính phủ cho hay, thực hiện kế hoạch thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 125/QĐ-TTCP ngày 27/1/2011 của Thanh tra Chính phủ (trong đó có nội dung về thanh tra công tác quản lý nhà nước trong việc liên doanh liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của Bộ GD-ĐT và sau ĐH của ĐH QGHN). Trung tâm ETC chỉ là một trong 11 đơn vị ĐH QGHN mà thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra theo quyết định số 2229/QĐ-TTCP ngày 19/8/2011 của Thanh tra Chính phủ về thanh tra công tác quản lý nhà nước trong việc liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của Bộ GD-ĐT; liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của ĐH QGHN.
Về ý kiến Đoàn thanh tra không tập trung thanh tra vào công tác quản lý nhà nước theo đúng nội dung quyết định số 2229/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ mà chủ yếu thanh tra những vấn đề tài chính, kế toán, kiểm tra tài khoản của ETC và các đối tác của ETC là không đúng. Theo kế hoạch đã được Tổng thanh tra Chính phủ phê duyệt có nội dung xem xét công tác thu chi tài chính trong liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH. Đây cũng là một trong những nội dung về công tác quản lý nhà trước.Trong bản phản hồi này, Thanh tra Chính phủ cũng giải thích rõ thông tin ông Vũ Minh Giang trao đối với báo chí. Cụ thể ông Giang cho hay, về việc trong quá trình thanh tra, có rất nhiều dấu hiệu vi phạm nên một đơn vị của ĐH QGHN đã báo cáo lên Tổng thanh tra và Tổng thanh tra đã có quyết định rút ông phó đoàn Nguyễn Mạnh Cường về và gần như việc thanh tra bị gián đoạn vào tháng 1/2012. Sau đó, ông Nguyễn Mạnh Cường sau nhiều lần kiểm điểm đã bị kỷ luật cảnh cáo
“Ông Nguyễn Mạnh Cường - thành viên Đoàn thanh tra có vi phạm quy chế Đoàn thanh tra (nhận một bó hoa, một búp bê và một chai rượu do ông Nguyễn Việt Anh – Phó giám đốc trung tâm ETC tự mang đến tặng nhân ngày 20/10), Thanh tra Chính phủ đã làm rõ, có quyết định cho thôi tham gia Đoàn thanh tra và xử lý kỷ luật ông Cường. Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ mục đích việc đưa quà và kiến nghị xử lý nghiêm” - bản phúc đáp của Thanh tra Chính phủ cho hay.
Thanh tra Chính phủ cũng nhấn mạnh: “Về thời hạn thanh tra là 60 ngày (không kể ngày nghỉ, ngày lễ), Đoàn thanh tra thực hiện theo đúng nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của đối tượng được thanh tra”.
Trước việc ĐH QGHN khi trao đổi với báo chí cho rằng bản báo cáo kết luận Thanh tra có nhiều điểm không chuẩn xác, mang tính quy kết thì bản phản hồi này cũng đã nêu rõ cơ sở để đưa ra kết luận. Cụ thể, sau khi kết thúc thanh tra, ngày 4/1/2012, đại diện lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã họp với ĐH QGHN (có sự tham gia của lãnh đạo Bộ GD-ĐT) để thông báo số liệu kết thúc thanh tra. Ngày 18/1/2012 Đoàn thanh tra làm việc trực tiếp với đại diện lãnh đạo ĐH QGHN, có giám đốc trung tâm ETC dự. Sau đó, ĐH QGHN đã có văn bản số 492/ĐHQG-QHCT ngày 8/2/2012 giải trình về một số nội dung kết luận thanh tra. Đoàn thanh tra đã tổng hợp, tiếp thu các nội dung báo cáo giải trình của ĐH QGHN để báo cáo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.
Quá trình xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, lãnh đạo thanh tra Chính phủ đã họp với Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Viện KSND tối cao, văn phòng Chính phủ về nội dung liên quan đến kết luận thanh tra; Đồng thời gửi văn bản kết luận thanh tra cho Bộ GD-ĐT.Ngày 8/6/2012, Thanh tra Chính phủ có báo cáo kết luận thanh tra số 1376/KL-TTCP về thanh tra công tác quản lý nhà nước trong việc liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của Bộ GD-ĐT; việc liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của ĐH QGHN giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 gửi Thủ tướng Chính phủ và hiện nay đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Thanh tra Chính phủ sẽ công bố kết luận thanh tra theo quy định.
-
Liên kết đào tạo giữa ĐHQG Hà Nội và ĐH Griggs: Nhiều thông tin cần được làm rõ (TS 21-6-12)
Thông tin mà chúng tôi thu thập được cho thấy lời phản bác của ĐHQG Hà Nội đối với kết luận của Thanh tra chính phủ về những sai phạm trong liên kết đào tạo với ĐH Griggs chưa thực sự thuyết phục.
Vừa qua, Thanh tra chính phủ vừa có kết luận về những sai phạm trong liên kết đào tạo với nước ngoài tại ĐHQG Hà Nội, kèm kiến nghị xem xét không công nhận hơn 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ do đối tác nước ngoài cấp. Trong số các văn bằng này có một số không nhỏ từ chương trình liên kết với ĐH Griggs của Hoa Kỳ. Kiến nghị này sau đó đã được ĐHQG Hà Nội phản hồi khá gay gắt là “không đúng pháp luật và không hiểu biết”, vì “học viên hoàn toàn yên tâm về những tấm bằng do các chương trình liên kết đào tạo tại ĐH Quốc gia đã cấp cho các em”, và “chương trình MBA của [Trung tâm Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm] ETC [ĐHQG HN] liên kết với ĐH này [tức ĐH Griggs] đã được DETC – một tổ chức kiểm định của Hoa Kỳ – kiểm định và cấp chứng nhận”. Thực hư của việc này là như thế nào? Nhằm làm rõ hơn những vấn đề đang được dư luận quan tâm, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về trường ĐH Griggs và việc kiểm định chương trình đào tạo theo DETC.
Về tư cách pháp nhân của Griggs Trường ĐH Griggs là một phần của tổ chức giáo dục tư nhân có tên là Griggs University & International Academy. Tổ chức này do Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm (Seventh-day Adventist, một hệ phái Tin Lành của Mỹ) thành lập từ năm 1909 trước hết nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo cho hệ phái tôn giáo này, và sau đó mở rộng cho các đối tượng khác. Cần chú ý đây không phải là một cơ sở giáo dục đầy đủ theo nghĩa truyền thống mà là một tổ chức chuyên cung cấp các chương trình đào tạo từ xa (các chương trình hàm thụ trước khi có mạng Internet, và các chương trình hỗn hợp kết hợp học tập truyền thống và học tập từ xa qua mạng). Điều này được phản ánh rõ qua lịch sử và các tên gọi của tổ chức này: đầu tiên nó mang tên là The Fireside Correspondence School (Trường Hàm thụ Lửa hồng, hàm ý người học có thể học tại nhà, bên lò sưởi), sau đó đổi thành Viện Đào tạo tại gia (The Home Study Institute), rồi Viện Đào tạo tại gia quốc tế (Home Study International), và từ đầu thập niên 1990 mới có tên Griggs University như hiện nay1.
Lời tự giới thiệu của Griggs University and International Academy trên trang web của tổ chức này cũng nêu rõ:
Griggs là một tổ chức có nguồn gốc tôn giáo chuyên cung cấp các chương trình học tập từ xa và học tập tại gia “được kiểm định”. Griggs cung cấp từng môn học riêng biệt hoặc toàn bộ chương trình đào tạo ở mọi trình độ từ mẫu giáo đến đại học2. (Tình trạng kiểm định của ĐH Griggs sẽ được bàn thêm ở phần sau).
Cần lưu ý rằng theo thông tin chính thức của Griggs thì từ ngày 1/11/2010 quyền sở hữu Griggs University & International Academy đã được chuyển toàn bộ sang ĐH Andrews, và trụ sở của Griggs cũng đã được chuyển từ Maryland sang Michigan, nơi ĐH Andrews tọa lạc. Cũng theo thông tin chính thức từ trên mạng của Griggs, với sự thay đổi quyền sở hữu này, tất cả các chương trình đào tạo từ xa của Griggs đều được chuyển về bộ phận đào tạo từ xa của ĐH Andrews3.
Một điểm khác cần lưu ý, cũng theo thông tin cập nhật nhất trên trang web chính thức của Griggs, thì tất cả các chương trình đại học của Griggs đều do các trường đại học khác tổ chức giảng dạy và cấp bằng. Ba trường đại học mà Griggs có “liên kết đào tạo” là ĐH Andrews (nay là sở hữu chủ của Griggs), ĐH Oakwood, và ĐH Cơ Đốc Phục Lâm Washington – cả ba đều là các trường trong hệ thống các trường đại học của Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm đã nêu ở trên. Như vậy, có thể kết luận là hiện nay ĐH Griggs không có quyền cấp bằng đại học tại Mỹ, chỉ đóng vai trò người cung cấp tài liệu giảng dạy, quản lý việc học tập và thi cử qua mạng mà thôi4.
Điều không rõ ràng là hiện nay các chương trình đào tạo được thực hiện tại Việt Nam là do ai cấp bằng: ĐH Andrews, ĐH Cơ Đốc Phục Lâm Washington, hay ĐH Griggs? Nếu nơi cấp bằng cho các sinh viên của Việt Nam là ĐH Griggs thì liệu bằng cấp này có được ai công nhận hay không?
Về tình trạng kiểm định của Griggs
Lời tự giới thiệu của ĐH Griggs (đúng hơn là tổ chức có tên gọi là “Đại học và Học viên quốc tế Griggs” (Griggs University & International Academy) đã nêu ở trên khẳng định đây là một tổ chức “được kiểm định”. Như chúng ta đã biết, hệ thống kiểm định của Mỹ khá phức tạp, vì có rất nhiều tổ chức kiểm định khác nhau cho các chương trình và các loại hình cơ sở đào tạo khác nhau. Trong khi đó, Griggs là tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau, đồng thời vừa cung cấp từng môn học riêng rẽ (tương tự như dạy kèm) vừa cung cấp toàn bộ chương trình đào tạo thông qua việc liên kết với các trường đại học khác, nên chắc chắn sẽ được kiểm định bởi nhiều tổ chức kiểm định. Vậy tình trạng kiểm định của Griggs cụ thể là như thế nào?
Theo thông tin chính thức trên trang web của Griggs, ta thấy Griggs được kiểm định bởi bốn tổ chức khác nhau, trong đó có hai tổ chức chuyên kiểm định giáo dục phổ thông và một tổ chức chuyên kiểm định các trường có nguồn gốc tôn giáo nên không liên quan đến chương trình liên kết tại Việt Nam. Tổ chức còn lại là DETC (Distance Education and Training Council), là tổ chức được ĐHQG Hà Nội nêu như một bảo đảm về chất lượng chương trình đào tạo của Griggs đang được liên kết giảng dạy tại Việt Nam. Điều này có chính xác không?
Có lẽ ở Việt Nam ai cũng biết DETC là tổ chức chuyên kiểm định các hoạt động đào tạo từ xa (ít nhất 51% khối lượng học tập được thực hiện theo phương thức đào tạo từ xa); tuy nhiên, có lẽ chúng ta ít chú ý rằng DETC thực hiện kiểm định ở mọi trình độ từ mẫu giáo đến đại học. Như đã nêu ở trên, hiện nay Griggs không trực tiếp cấp bằng đại học tại Mỹ mà liên kết với các trường đại học khác để tổ chức giảng dạy, trong đó Griggs chỉ đóng vai trò người cung cấp chương trình, tài liệu học tập, và quản lý các hoạt động học tập từ xa. Như vậy, có thể tạm kết luận rằng việc kiểm định của DETC đối với Griggs chỉ bao gồm các môn học/chương trình đào tạo ở các bậc đào tạo từ trung học trở xuống, chứ không bao gồm trình độ đại học và sau đại học như các chương trình liên kết tại ĐHQG Hà Nội.
Một điểm cần lưu ý là cho đến cuối năm 2011 thì DETC chỉ thực hiện kiểm định cho các cơ sở đào tạo hoạt động tại Mỹ, không kiểm định các chương trình triển khai ở nước ngoài. Nói cách khác, ngay cả khi Griggs có được DETC kiểm định cho các chương trình/môn học ở bậc đại học thì trong thời gian qua, điều đó cũng không có ý nghĩa đối với chương trình liên kết tại Việt Nam, mà chỉ có ý nghĩa nếu chương trình được triển khai tại Mỹ. Nói cách khác, trong một thời gian rất dài thì chất lượng của các chương trình đào tạo liên kết tại nước ngoài của các trường đại học của Mỹ không nằm trong phạm vi quan tâm của DETC; điều này chỉ mới thay đổi vào đầu năm 2012 mà thôi.
Quy định mới của DETC, có hiệu lực từ đầu từ năm nay, đã đưa ra những yêu cầu đối với những chương trình đào tạo từ xa được các trường đại học Mỹ thực hiện ở bên ngoài nước Mỹ. Theo quy định này, mọi chương trình đào tạo từ xa được thực hiện bên ngoài nước Mỹ đều phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu mà DETC đã đặt ra cho các trường đại học tại Mỹ. Đặc biệt, cần lưu ý rằng DETC đòi hỏi mọi hợp đồng hợp tác với nước ngoài phải được báo cáo đến DETC để xem xét và phê duyệt trước khi được tiến hành5. Như vậy, lời khẳng định củ ĐHQG Hà Nội rằng chương trình liên kết tại Việt Nam của ĐH Griggs là thực sự có chất lượng vì đã được DETC kiểm định liệu có chính xác?
Một điều khác cần được làm rõ là khi ĐH Griggs đã đổi chủ sở hữu, đồng thời cũng không phải là cơ sở giáo dục được cấp bằng đại học tại Mỹ, thì những chất lượng của các chương trình liên kết tại Việt Nam và các tấm bằng được cấp cho sinh viên sau khi hoàn tất sẽ do ai chịu trách nhiệm giám sát, và giá trị của những tấm bằng này sẽ được ai công nhận?
***
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi đã thu thập được, tất cả đều từ những nguồn tin chính thức của ĐH Griggs hoặc của tổ chức kiểm định DETC. Những điểm chưa rõ ràng mà chúng tôi đã nêu ra cho thấy lời phản bác của ĐHQG Hà Nội đối với những kết luận và kiến nghị của Thanh tra chính phủ chưa thực sự thuyết phục. Thiết nghĩ ĐHQG Hà Nội cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng hơn và làm rõ những điều chưa rõ, hòng lấy lại niềm tin của người học đối với một đại học hàng đầu của Việt Nam nói riêng, và nền giáo dục Việt Nam nói chung.
—
1/ http://wsv2.griggs.edu/about-griggs/history
2/ http://www.griggs.edu/index.html
3/ http://www.griggs.edu/new-ownership.html
4/ http://www.griggs.edu/college.html
5/http://www.detc.org/accreditationhandbook/2012/C.%2017.%20Policy%20on%20International%20Activities12.pdf
Về tư cách pháp nhân của Griggs Trường ĐH Griggs là một phần của tổ chức giáo dục tư nhân có tên là Griggs University & International Academy. Tổ chức này do Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm (Seventh-day Adventist, một hệ phái Tin Lành của Mỹ) thành lập từ năm 1909 trước hết nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo cho hệ phái tôn giáo này, và sau đó mở rộng cho các đối tượng khác. Cần chú ý đây không phải là một cơ sở giáo dục đầy đủ theo nghĩa truyền thống mà là một tổ chức chuyên cung cấp các chương trình đào tạo từ xa (các chương trình hàm thụ trước khi có mạng Internet, và các chương trình hỗn hợp kết hợp học tập truyền thống và học tập từ xa qua mạng). Điều này được phản ánh rõ qua lịch sử và các tên gọi của tổ chức này: đầu tiên nó mang tên là The Fireside Correspondence School (Trường Hàm thụ Lửa hồng, hàm ý người học có thể học tại nhà, bên lò sưởi), sau đó đổi thành Viện Đào tạo tại gia (The Home Study Institute), rồi Viện Đào tạo tại gia quốc tế (Home Study International), và từ đầu thập niên 1990 mới có tên Griggs University như hiện nay1.
Lời tự giới thiệu của Griggs University and International Academy trên trang web của tổ chức này cũng nêu rõ:
Griggs là một tổ chức có nguồn gốc tôn giáo chuyên cung cấp các chương trình học tập từ xa và học tập tại gia “được kiểm định”. Griggs cung cấp từng môn học riêng biệt hoặc toàn bộ chương trình đào tạo ở mọi trình độ từ mẫu giáo đến đại học2. (Tình trạng kiểm định của ĐH Griggs sẽ được bàn thêm ở phần sau).
Cần lưu ý rằng theo thông tin chính thức của Griggs thì từ ngày 1/11/2010 quyền sở hữu Griggs University & International Academy đã được chuyển toàn bộ sang ĐH Andrews, và trụ sở của Griggs cũng đã được chuyển từ Maryland sang Michigan, nơi ĐH Andrews tọa lạc. Cũng theo thông tin chính thức từ trên mạng của Griggs, với sự thay đổi quyền sở hữu này, tất cả các chương trình đào tạo từ xa của Griggs đều được chuyển về bộ phận đào tạo từ xa của ĐH Andrews3.
Một điểm khác cần lưu ý, cũng theo thông tin cập nhật nhất trên trang web chính thức của Griggs, thì tất cả các chương trình đại học của Griggs đều do các trường đại học khác tổ chức giảng dạy và cấp bằng. Ba trường đại học mà Griggs có “liên kết đào tạo” là ĐH Andrews (nay là sở hữu chủ của Griggs), ĐH Oakwood, và ĐH Cơ Đốc Phục Lâm Washington – cả ba đều là các trường trong hệ thống các trường đại học của Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm đã nêu ở trên. Như vậy, có thể kết luận là hiện nay ĐH Griggs không có quyền cấp bằng đại học tại Mỹ, chỉ đóng vai trò người cung cấp tài liệu giảng dạy, quản lý việc học tập và thi cử qua mạng mà thôi4.
Điều không rõ ràng là hiện nay các chương trình đào tạo được thực hiện tại Việt Nam là do ai cấp bằng: ĐH Andrews, ĐH Cơ Đốc Phục Lâm Washington, hay ĐH Griggs? Nếu nơi cấp bằng cho các sinh viên của Việt Nam là ĐH Griggs thì liệu bằng cấp này có được ai công nhận hay không?
Về tình trạng kiểm định của Griggs
Lời tự giới thiệu của ĐH Griggs (đúng hơn là tổ chức có tên gọi là “Đại học và Học viên quốc tế Griggs” (Griggs University & International Academy) đã nêu ở trên khẳng định đây là một tổ chức “được kiểm định”. Như chúng ta đã biết, hệ thống kiểm định của Mỹ khá phức tạp, vì có rất nhiều tổ chức kiểm định khác nhau cho các chương trình và các loại hình cơ sở đào tạo khác nhau. Trong khi đó, Griggs là tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau, đồng thời vừa cung cấp từng môn học riêng rẽ (tương tự như dạy kèm) vừa cung cấp toàn bộ chương trình đào tạo thông qua việc liên kết với các trường đại học khác, nên chắc chắn sẽ được kiểm định bởi nhiều tổ chức kiểm định. Vậy tình trạng kiểm định của Griggs cụ thể là như thế nào?
Theo thông tin chính thức trên trang web của Griggs, ta thấy Griggs được kiểm định bởi bốn tổ chức khác nhau, trong đó có hai tổ chức chuyên kiểm định giáo dục phổ thông và một tổ chức chuyên kiểm định các trường có nguồn gốc tôn giáo nên không liên quan đến chương trình liên kết tại Việt Nam. Tổ chức còn lại là DETC (Distance Education and Training Council), là tổ chức được ĐHQG Hà Nội nêu như một bảo đảm về chất lượng chương trình đào tạo của Griggs đang được liên kết giảng dạy tại Việt Nam. Điều này có chính xác không?
Có lẽ ở Việt Nam ai cũng biết DETC là tổ chức chuyên kiểm định các hoạt động đào tạo từ xa (ít nhất 51% khối lượng học tập được thực hiện theo phương thức đào tạo từ xa); tuy nhiên, có lẽ chúng ta ít chú ý rằng DETC thực hiện kiểm định ở mọi trình độ từ mẫu giáo đến đại học. Như đã nêu ở trên, hiện nay Griggs không trực tiếp cấp bằng đại học tại Mỹ mà liên kết với các trường đại học khác để tổ chức giảng dạy, trong đó Griggs chỉ đóng vai trò người cung cấp chương trình, tài liệu học tập, và quản lý các hoạt động học tập từ xa. Như vậy, có thể tạm kết luận rằng việc kiểm định của DETC đối với Griggs chỉ bao gồm các môn học/chương trình đào tạo ở các bậc đào tạo từ trung học trở xuống, chứ không bao gồm trình độ đại học và sau đại học như các chương trình liên kết tại ĐHQG Hà Nội.
Một điểm cần lưu ý là cho đến cuối năm 2011 thì DETC chỉ thực hiện kiểm định cho các cơ sở đào tạo hoạt động tại Mỹ, không kiểm định các chương trình triển khai ở nước ngoài. Nói cách khác, ngay cả khi Griggs có được DETC kiểm định cho các chương trình/môn học ở bậc đại học thì trong thời gian qua, điều đó cũng không có ý nghĩa đối với chương trình liên kết tại Việt Nam, mà chỉ có ý nghĩa nếu chương trình được triển khai tại Mỹ. Nói cách khác, trong một thời gian rất dài thì chất lượng của các chương trình đào tạo liên kết tại nước ngoài của các trường đại học của Mỹ không nằm trong phạm vi quan tâm của DETC; điều này chỉ mới thay đổi vào đầu năm 2012 mà thôi.
Quy định mới của DETC, có hiệu lực từ đầu từ năm nay, đã đưa ra những yêu cầu đối với những chương trình đào tạo từ xa được các trường đại học Mỹ thực hiện ở bên ngoài nước Mỹ. Theo quy định này, mọi chương trình đào tạo từ xa được thực hiện bên ngoài nước Mỹ đều phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu mà DETC đã đặt ra cho các trường đại học tại Mỹ. Đặc biệt, cần lưu ý rằng DETC đòi hỏi mọi hợp đồng hợp tác với nước ngoài phải được báo cáo đến DETC để xem xét và phê duyệt trước khi được tiến hành5. Như vậy, lời khẳng định củ ĐHQG Hà Nội rằng chương trình liên kết tại Việt Nam của ĐH Griggs là thực sự có chất lượng vì đã được DETC kiểm định liệu có chính xác?
Một điều khác cần được làm rõ là khi ĐH Griggs đã đổi chủ sở hữu, đồng thời cũng không phải là cơ sở giáo dục được cấp bằng đại học tại Mỹ, thì những chất lượng của các chương trình liên kết tại Việt Nam và các tấm bằng được cấp cho sinh viên sau khi hoàn tất sẽ do ai chịu trách nhiệm giám sát, và giá trị của những tấm bằng này sẽ được ai công nhận?
***
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi đã thu thập được, tất cả đều từ những nguồn tin chính thức của ĐH Griggs hoặc của tổ chức kiểm định DETC. Những điểm chưa rõ ràng mà chúng tôi đã nêu ra cho thấy lời phản bác của ĐHQG Hà Nội đối với những kết luận và kiến nghị của Thanh tra chính phủ chưa thực sự thuyết phục. Thiết nghĩ ĐHQG Hà Nội cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng hơn và làm rõ những điều chưa rõ, hòng lấy lại niềm tin của người học đối với một đại học hàng đầu của Việt Nam nói riêng, và nền giáo dục Việt Nam nói chung.
—
1/ http://wsv2.griggs.edu/about-griggs/history
2/ http://www.griggs.edu/index.html
3/ http://www.griggs.edu/new-ownership.html
4/ http://www.griggs.edu/college.html
5/http://www.detc.org/accreditationhandbook/2012/C.%2017.%20Policy%20on%20International%20Activities12.pdf
– Lãnh đạo ĐHQG HN sẵn sàng đối chất những nội dung đã được thanh tra (GDVN).
- ĐHQG Hà Nội mong được đối thoại với Thanh tra Chính phủ (VNN).
- Lật tẩy nhiều chiêu trò trong liên kết đào tạo thạc sĩ (NĐT).
- Người học chỉ biết ĐHQG Hà Nội là trường “đầu tàu” (DT).
- 277 tỉ đồng cho ứng viên “hụt” Đề án 322 (NLĐ).
- ĐHQG Hà Nội mong được đối thoại với Thanh tra Chính phủ (VNN).
- Lật tẩy nhiều chiêu trò trong liên kết đào tạo thạc sĩ (NĐT).
- Người học chỉ biết ĐHQG Hà Nội là trường “đầu tàu” (DT).
- 277 tỉ đồng cho ứng viên “hụt” Đề án 322 (NLĐ).
TT – Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 18-6, GS.TSKH Vũ Minh Giang – phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội – phản đối những nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường “có nhiều điểm không chuẩn xác, mang tính quy kết”.
Ông Giang bày tỏ:
- ĐH Quốc gia Hà Nội hoàn toàn ủng hộ việc thanh tra công tác quản lý trong liên kết đào tạo. Tuy nhiên, kế hoạch thanh tra tại ĐH Quốc gia Hà Nội có dấu hiệu bất thường. Kết luận và kiến nghị mà thanh tra công bố rất thiếu căn cứ, nhiều cơ sở pháp lý được viện dẫn cũng hoàn toàn không phù hợp.
* Nhưng kết luận của thanh tra nêu: 16/20 chương trình liên kết đào tạo của nhà trường không có thủ tục xác nhận tư cách pháp nhân của đối tác, nhiều đối tác của ĐH Quốc gia là những cơ sở giáo dục cấp thấp ở nước ngoài, thậm chí thấp hơn cả Việt Nam?
- Kết luận này sai hoàn toàn. Liên kết đào tạo ở đây là cho phép các đơn vị của mình liên kết với chương trình đào tạo nước ngoài. Nói chương trình không được xác nhận tư cách pháp nhân nhằm ám chỉ chưa được Bộ GD-ĐT xác nhận. Nhưng thực tế, giám đốc ĐH Quốc gia được Chính phủ cho phép chịu trách nhiệm trong hợp tác quốc tế, nghĩa là có quyền thẩm định tư cách pháp nhân của đối tác, không phải thông qua Bộ GD-ĐT.
* Theo lý giải của Thanh tra Chính phủ thì sự vi phạm nghiêm trọng trong liên kết đào tạo của đơn vị thuộc ĐH Quốc gia còn thể hiện ở chỗ việc tuyển sinh cấp thạc sĩ, tiến sĩ quá dễ dàng, chỉ qua xét tuyển rất nhẹ nhàng, lấy bằng thạc sĩ không cần bảo vệ luận văn, tham gia đào tạo cử nhân không phải thi tuyển?
- Hầu hết các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đều do các ĐH nước ngoài cấp bằng, không phải do ĐH Quốc gia Hà Nội cấp nên không thể quy định thực hiện theo quy chế đào tạo trong nước được.
Thực tế, hầu hết các trường ĐH nước ngoài đều thiết kế hai chương trình đào tạo bậc thạc sĩ: định hướng nghiên cứu và định hướng thực hành. Làm luận văn chỉ dành cho thạc sĩ định hướng nghiên cứu, còn chương trình định hướng thực hành cần dành thời lượng cho các môn học và nội dung thực hành nên chỉ viết tiểu luận tốt nghiệp.
Các chương trình liên kết đào tạo của ĐH Kinh tế bị thanh tra kết luận sai phạm thực chất là thực hiện phù hợp với quy định của quy chế ĐH Quốc gia.
* Hơn 2.000 cử nhân, thạc sĩ theo học chương trình liên kết đào tạo giữa ĐH Quốc gia và ĐH Griggs, ĐH Delaware (Hoa Kỳ) đang rất hoang mang khi nhận được thông tin Thanh tra Chính phủ mạnh tay kiến nghị không công nhận bằng cấp cho họ. Ông muốn nói gì với các học viên của mình?
- ĐH Quốc gia đã có báo cáo giải trình rất đầy đủ gửi đến Thanh tra Chính phủ yêu cầu điều chỉnh kết luận thanh tra và có công văn kiến nghị khẩn cấp xem xét lại bản kết luận đó. Chương trình đào tạo MBA của Griggs chỉ liên quan đến chuyên ngành quản trị kinh doanh, không có môn nào liên quan đến tôn giáo, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ngoài hơn 2.000 em đã được cấp bằng, chương trình liên kết này vẫn đang đào tạo cho những lứa học viên hiện tại.
Tôi khẳng định kiến nghị của thanh tra là không đúng pháp luật và không hiểu biết. Các học viên hoàn toàn yên tâm về những tấm bằng do các chương trình liên kết đào tạo tại ĐH Quốc gia đã cấp cho các em.
Chưa chịu ở nhiều điểm Kết luận thanh tra nêu trong hai lớp đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý công của dự án “Nâng cao chất lượng hoạch định và thực hiện chính sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do đối tác nước ngoài tài trợ cho chương trình 135 có 15 người không hề được cử đi học lại có trong danh sách học viên. Tuy nhiên, lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay hai lớp này được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ đào tạo giữa ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Ủy ban Dân tộc. Trong hợp đồng này, Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm về danh sách ứng viên cử đi dự tuyển, ĐH Kinh tế chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn đầu vào. ĐH Quốc gia cho rằng trường chỉ chịu trách nhiệm về các vấn đề chuyên môn học thuật và tổ chức lớp học, không có trách nhiệm xác minh nhân thân của học viên. ĐH Quốc gia đề nghị nếu xét thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Thanh tra Chính phủ cần làm việc trực tiếp với Ủy ban Dân tộc, yêu cầu giải trình về vấn đề này. Thanh tra Chính phủ cũng nêu hai chương trình liên kết với ĐH Irvine và ĐH Griggs của ĐH Quốc gia không được kiểm định. Còn ĐH Quốc gia cho rằng từ năm 2008 trường đã đưa kiểm định thành một điều kiện đối với các chương trình của các đối tác đến từ các nước có hệ thống kiểm định. Do đó, vì chưa có điều kiện này nên từ năm 2008 ĐH Quốc gia đã dừng tuyển sinh. Theo lý giải của ĐH Quốc gia, việc dừng tuyển sinh không có nghĩa đó là chương trình triển khai không đúng quy định hay kém chất lượng. Riêng chương trình MBA của ETC liên kết với ĐH này đã được DETC – một tổ chức kiểm định của Hoa Kỳ – kiểm định và cấp chứng nhận. |
NGỌC HÀ
- ĐHQGHN: Sai phạm liên kết đào tạo có dấu hiệu tham nhũng hàng tỷ đồng (DT).- Quốc hội “duyệt” quy định về địa vị pháp lý của Đại học Quốc gia (DT). – ĐH Quốc gia Hà Nội: Nhiều sai phạm trong liên kết đào tạo (SGGP).http://dantri.com.vn/c25/s25-608536/dhqghn-sai-pham-lien-ket-dao-tao-co-dau-hieu-tham-nhung-hang-ty-dong.htm">ĐHQGHN: Sai phạm liên kết đào tạo có dấu hiệu tham nhũng hàng tỷ đồng
Dân Trí
Đó là những sai phạm tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐH QGHN) mà Thanh tra Chính phủ vừa kiểm tra, xác minh. Trong liên kết đào tạo tại ĐH QGHN, Thanh tra Chính phủ xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đặc biệt, tại Trung tâm Công nghệ đào tạo và Hệ …
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Giao-duc/550855/nhieu-vi-pham-trong-lien-ket-dao-tao-dai-hoc-va-sau-dai-hoc.htm">Nhiều vi phạm trong liên kết đào tạo đại học và sau đại họcHà Nội Mới
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120618/xem-xet-khoi-to-vu-trom-dien-tai-mot-sieu-thi-dien-may.aspx">Nhiều sai phạm trong liên kết đào tạoThanh Niên
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76940/kien-nghi-thanh-tra-toan-dien-dh-quoc-gia-ha-noi.html">Kiến nghị thanh tra toàn diện ĐH Quốc gia Hà NộiVietNamNet
-@ tt –Kiến nghị không công nhận 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ (18/06)
TT – Số bằng trên do đối tác nước ngoài liên kết với Trung tâm công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm – ETC (Đại học Quốc gia Hà Nội) cấp và do Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cấp.
>> Hàng ngàn người thành thạc sĩ… hụt
Theo kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước trong việc liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH giai đoạn 2006-2010, qua xem xét hồ sơ 419 chương trình tại 18 trường, TTCP xác định có 46,5% chương trình tuyển sinh hệ vừa làm vừa học khi chưa được Bộ Giáo dục – đào tạo cấp phép.
Liên kết với đối tác thứ hạng thấp
Các chương trình nói trên thuộc ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Cần Thơ, ĐH Vinh… Một số trường khi ký hợp đồng đào tạo không xác định đối tượng tuyển sinh, không quy định cụ thể trách nhiệm cho đơn vị phối hợp tham gia. Năm trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu cho phép của bộ. Hồ sơ lưu trữ các lớp liên kết của ĐH Vinh năm 2006-2008 không có danh sách thí sinh dự thi.Kiểm tra hồ sơ 118 chương trình của 94 đối tác nước ngoài liên kết với 18 trường ĐH, TTCP xác định trong 20 chương trình liên kết của ĐH Quốc gia Hà Nội có 16 chương trình không có thủ tục xác nhận tư cách pháp nhân của đối tác, 12 chương trình nội dung đề án không đầy đủ theo quy định… TTCP cho rằng trong các đối tác liên kết chỉ một số ít trường có thứ hạng, còn lại hầu hết đều chưa được xếp hạng hoặc có thứ hạng thấp hơn các trường ở VN.
Ngoài ra, TTCP phát hiện có chín chương trình liên kết (một tiến sĩ và tám thạc sĩ) của ĐH Quốc gia Hà Nội không tổ chức thi tuyển sinh, trong đó có bảy chương trình thực hiện xét tuyển hồ sơ hoặc phỏng vấn theo yêu cầu của đối tác. Đối tượng tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ chỉ yêu cầu tốt nghiệp ĐH, không yêu cầu cùng khối, ngành và cũng không yêu cầu về trình độ ngoại ngữ… Không những vậy, TTCP khẳng định việc cho phép sáu học viên của các chương trình thạc sĩ liên kết được dự thi nghiên cứu sinh vào các trường của ĐH Quốc gia Hà Nội và các cơ sở khác là vi phạm các quy định về điều kiện dự tuyển trình độ tiến sĩ.
Lễ trao bằng tốt nghiệp cho các khóa học của chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế liên kết giữa ETC và Đại học Griggs tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày 12 và 13-3-2012 – Nguồn: http://www.etc.edu.vn/ |
Thạc sĩ không cần bảo vệ luận văn
Theo TTCP, tám chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ của ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho phép học viên cao học làm tiểu luận, không bảo vệ luận văn là vi phạm Luật giáo dục và Quy chế đào tạo sau ĐH. Do đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục – đào tạo xem xét không công nhận bằng thạc sĩ do ĐH Kinh tế cấp cho các học viên không bảo vệ luận văn tốt nghiệp.Tại ETC, từ năm 2008-2010, ETC được ĐH Quốc gia Hà Nội cho thực hiện liên kết đào tạo hệ cử nhân (159 sinh viên) và thạc sĩ quản trị kinh doanh (2.035 học viên) với hai đối tác nước ngoài là ĐH Griggs và ĐH Delaware. Tuy nhiên, TTCP chỉ ra một số vi phạm: Thứ nhất, việc ETC chi thanh toán cho ĐH Griggs có trụ sở tại Hoa Kỳ nhưng lại thanh toán 177,8 tỉ đồng vào tài khoản tại Singapore, bước đầu xác định tài khoản này có liên quan đến bà Nguyễn Quang Hòa Bình – giám đốc ETC. Thứ hai, các hóa đơn chuyển tiền cho ĐH Griggs không có chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Dù được chi trả số tiền trên nhưng ĐH Griggs chỉ thực hiện 30-40% khối lượng công việc theo hợp đồng.
TTCP cũng xác định việc tuyển sinh, hoạt động giảng dạy do ETC ký kết hợp đồng tổ chức liên kết đào tạo hệ ĐH, sau ĐH là trái quy định, đề nghị đình chỉ tuyển sinh và chấm dứt hoạt động giảng dạy. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục – đào tạo xem xét quyết định không công nhận bằng cử nhân, thạc sĩ do đối tác nước ngoài liên kết đào tạo với ETC đã cấp cho học viên với tổng số hơn 2.000 bằng.
Qua kiểm tra tại ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) đối với hai lớp đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý công của dự án “Nâng cao chất lượng hoạch định và thực hiện chính sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do đối tác nước ngoài tài trợ cho Chương trình 135 giai đoạn II, TTCP xác định trong danh sách học viên có 15 người không thuộc đối tượng được cử.
Kết thúc cuộc thanh tra này, ngoài các kiến nghị trên TTCP kiến nghị thanh tra toàn diện việc liên kết đào tạo quốc tế, có biện pháp xử lý đối với các chương trình chưa có giấy phép nhưng vẫn tuyển sinh và đào tạo từ năm 2006 đến nay; kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm điểm, xác định trách nhiệm của giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội trong việc ban hành văn bản trái quy định, cấp phép cho các đơn vị trực thuộc liên kết nước ngoài trái thẩm quyền, vi phạm điều kiện tuyển sinh, quy chế đào tạo sau ĐH… Về kinh tế, TTCP kiến nghị giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội có trách nhiệm nộp 21,373 tỉ đồng thu trái quy định; yêu cầu Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm thu hồi kinh phí 15 học viên không đúng đối tượng học lớp thạc sĩ quản lý công tại Trường ĐH Kinh tế, trị giá 9.900 USD/người.
Chuyển cơ quan điều tra TTCP chuyển cho cơ quan điều tra hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện hợp đồng của ETC với ba công ty là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục và du lịch sinh thái, Công ty cổ phần Giáo dục tiến bộ toàn cầu và Công ty cổ phần Đầu tư, ứng dụng và phát triển công nghệ mới vì có dấu hiệu vi phạm Luật phòng chống tham nhũng. Đồng thời đề nghị mở rộng điều tra các hợp đồng còn lại của ETC với các đơn vị như Công ty cổ phần đào tạo Asem Link (Quảng Bình), Viện Đào tạo và ứng dụng công nghệ – NIIT, Trường cao đẳng Điện lực TP.HCM. Việc chuyển tiền cho ĐH Griggs qua tài khoản trung gian có mục đích vụ lợi cũng được TTCP đề nghị điều tra làm rõ. |
@ tt –Kiến nghị không công nhận 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ (18/06)
-Pháp muốn giúp Việt Nam thành lập 10 đơn vị nghiên cứu KH&CN xuất sắc
- Nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam: Bài toán khó giải (TCPT). - Nhiều sai phạm trong liên kết đào tạo (TN). – Dự án Đại học hiện đại nhất VN bị “đắp chiếu”(VTV).
- Dũng Minh: Bệnh lười – thuốc nào chữa? — (Bùi Văn Bồng).
- Đàm đạo chuyện làm khoa học (Nguyễn Văn Tuấn).
Giải quyết tiêu cực trong giáo dục: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đứng ở đâu? (TT 17-6-12) — Trong bóng tối?
Giáo viên ngoại ngữ “vật vã” đạt chuẩn quốc tế (NĐT 17-6–12) – Giáo viên tiếng Anh “rụng như sung” với chuẩn châu Âu(NĐT 17-6-12)
Phải cải tiến thi cử (NLĐ 17-6-12)
Chỉ khuyến khích tố cáo gian lận thi cử một cách hợp pháp (ĐCSVN 15-6-12) — Đó là phát ngôn của ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT. (Đọc bài phỏng vấn này, phải tự hỏi: “Họ” tìm những người như ông này ở đâu vậy?)
Bộ Tư pháp: Sẽ ban hành Quy chế quản lý hoạt động báo chí xuất bản (PLVN 15-6-12) — Siết chặt hơn nữa?
“Sốc” với “Danh nhân và thời đại”: Cần thu hồi ngay cuốn sách (LĐ 14-6-12)
Người tâm thần đờn ca tài tử xuất chúng miền Tây (VTC 17-6-12)
A! Trung tướng, nhà văn Hữu Ước đây rồi! “Tổ ấm 11h” trên kênh ANTV: Những thông điệp hữu ích cho xã hội (CAND 16-6-12) – Xin hỏi bạn nào biết quy chế ăn mặc của Quân Đội Nhân Dân VN: Hể là nhà văn thì dù có là lính, mặc quân phục hẳn hoi, cũng được quyền để tóc bù xù, không hớt?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét