Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, việc giá xăng dầu và giá gas giảm mạnh vào đầu tháng này, kéo theo chỉ số giá giao thông (-1,64%) và xây dựng (-1,21%) giảm. Nhóm hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống cũng giảm so với tháng trước là 0,23%, đặc biệt là các mặt hàng lương thực giảm 0,78%. Cũng theo tờ báo kinh tế Việt Nam, chỉ số giá cả tiêu dùng trong tháng Sáu lần đầu tiên giảm (- 0,26%) so với tháng trước, sau 38 tháng liên tục tăng.
Trả lời báo Vietnamnet ngày 22/6, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết, từ cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra một khối lượng tiền lớn, khoảng 300.000 tỷ đồng (tương đương 15 tỷ đô la). Ngoài số tiền để mua vào 9 tỷ đô la dự trữ, người đại diện giới doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nhận xét, lượng tiền còn lại « nếu rót không trúng, tiền không đưa vào sản xuất mà chạy lòng vòng (…) sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển, không tạo ra hàng hóa thì lạm phát sẽ trở lại ».
Theo một cuộc điều tra của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia vừa công bố vào tháng 5/2012, 63% doanh nghiệp tại TP HCM và Đà Nẵng được hỏi, đã trả lời hầu như không thể tiếp cận được vốn tín dụng trong năm 2011 và quý I/2012.
Xin nhắc lại là, đỉnh lạm phát 23,02% vào tháng 8/2011và tình trạng đồng tiền mất giá buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi chính sách tín dụng, thoạt tiên với việc nâng lãi suất tín dụng và giảm đầu tư công. Từ tháng 9/2011 đến nay, chỉ số CPI so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm xuống. Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, Ngân hàng Trung ương đã phải bốn lần hạ lãi suất chỉ đạo, để đối phó với tình trạng kinh tế trì trệ.
Theo đánh giá của một số nhà phân tích, việc giá hàng hóa tăng chậm là kết quả của việc chính phủ siết chặt chính sách tiền tệ và xuất khẩu giảm. Quý một năm nay, mức độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là 4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong ba năm qua. Chính phủ Việt Nam dự kiến con số tăng trưởng toàn năm là từ 6% đến 6,5%, tuy nhiên, theo một số quan chức chính phủ tại hội nghị giữa kỳ của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tại Đông Hà (Quảng Trị) ngày 4/6, tỷ lệ tăng trưởng toàn năm có thể chỉ ở mức 5%.
Trả lời báo Vietnamnet ngày 22/6, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết, từ cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra một khối lượng tiền lớn, khoảng 300.000 tỷ đồng (tương đương 15 tỷ đô la). Ngoài số tiền để mua vào 9 tỷ đô la dự trữ, người đại diện giới doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nhận xét, lượng tiền còn lại « nếu rót không trúng, tiền không đưa vào sản xuất mà chạy lòng vòng (…) sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển, không tạo ra hàng hóa thì lạm phát sẽ trở lại ».
Theo một cuộc điều tra của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia vừa công bố vào tháng 5/2012, 63% doanh nghiệp tại TP HCM và Đà Nẵng được hỏi, đã trả lời hầu như không thể tiếp cận được vốn tín dụng trong năm 2011 và quý I/2012.
Xin nhắc lại là, đỉnh lạm phát 23,02% vào tháng 8/2011và tình trạng đồng tiền mất giá buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi chính sách tín dụng, thoạt tiên với việc nâng lãi suất tín dụng và giảm đầu tư công. Từ tháng 9/2011 đến nay, chỉ số CPI so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm xuống. Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, Ngân hàng Trung ương đã phải bốn lần hạ lãi suất chỉ đạo, để đối phó với tình trạng kinh tế trì trệ.
Theo đánh giá của một số nhà phân tích, việc giá hàng hóa tăng chậm là kết quả của việc chính phủ siết chặt chính sách tiền tệ và xuất khẩu giảm. Quý một năm nay, mức độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là 4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong ba năm qua. Chính phủ Việt Nam dự kiến con số tăng trưởng toàn năm là từ 6% đến 6,5%, tuy nhiên, theo một số quan chức chính phủ tại hội nghị giữa kỳ của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tại Đông Hà (Quảng Trị) ngày 4/6, tỷ lệ tăng trưởng toàn năm có thể chỉ ở mức 5%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét