Lãnh đạo Cơ quan Phòng vệ Dân sự Philippines Benito Ramos nói với AFP rằng chiếc tàu cá Philippines ra khơi hôm thứ Hai, 18/06, xuất phát từ phía bắc thành phố duyên hải Bolinao, thuộc tỉnh Pangasinan. Hai ngày sau, có tin báo là tàu đã bị đâm chìm. « Trong số 8 ngư dân, 4 người mới được cứu vớt hôm qua, nhưng 1 trong số 4 người này đã qua đời tại bệnh viện. Bốn người khác mất tích ».
Vẫn theo đại diện chính quyền Manila, các ngư dân Philippines được cứu vớt nghĩ rằng chiếc tàu đâm vào thuyền đánh cá của họ là tàu Trung Quốc, cho dù điều này chưa được kiểm chứng một cách độc lập. Vụ việc xẩy ra ở phía bắc bãi đá Scarborough, nhưng không rõ cách xa bãi đá này bao nhiêu hải lý.
Ngày 15/06 vừa qua, Tổng thống Benigno Aquino đã ra lệnh rút các tàu của Philippines ra khỏi khu vực bãi đá Scarborough, vì thời tiết xấu. Động thái này được Trung Quốc đánh giá là góp phần làm dịu căng thẳng. Đồng thời, Bắc Kinh cũng yêu cầu các tàu cá Trung Quốc ra khỏi nơi đây, nhưng nhấn mạnh là họ không có ý định rút các tàu lớn khác.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết vẫn còn 7 tàu của Trung Quốc trong khu vực bãi đá Scarborough.
Căng thẳng gia tăng từ đầu tháng Tư, khi các tàu của Philippines tìm cách ngăn chặn và phong tỏa các tàu cá Trung Quốc đánh bắt hải sản ở Scarborough, nơi mà Manila khẳng định là thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Ngay lập tức, Bắc Kinh đã đưa nhiều tàu hải giám và ngư chính đến cứu giúp các tàu cá Trung Quốc. Đối với chính quyền Bắc Kinh, gần 80% diện tích Biển Đông, trong đó có khu vực bãi đá Scarborough, là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Các tàu của Trung Quốc và Philippines đã đối mặt với nhau trong nhiều ngày. Trước thái độ quyết đoán của Bắc Kinh khẳng định chủ quyền tại những nơi đang có tranh chấp, chính quyền Manila cho biết có kế hoạch đưa hồ sơ này ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), có trụ sở tại Hamburg (Đức), để giải quyết.
Vẫn theo đại diện chính quyền Manila, các ngư dân Philippines được cứu vớt nghĩ rằng chiếc tàu đâm vào thuyền đánh cá của họ là tàu Trung Quốc, cho dù điều này chưa được kiểm chứng một cách độc lập. Vụ việc xẩy ra ở phía bắc bãi đá Scarborough, nhưng không rõ cách xa bãi đá này bao nhiêu hải lý.
Ngày 15/06 vừa qua, Tổng thống Benigno Aquino đã ra lệnh rút các tàu của Philippines ra khỏi khu vực bãi đá Scarborough, vì thời tiết xấu. Động thái này được Trung Quốc đánh giá là góp phần làm dịu căng thẳng. Đồng thời, Bắc Kinh cũng yêu cầu các tàu cá Trung Quốc ra khỏi nơi đây, nhưng nhấn mạnh là họ không có ý định rút các tàu lớn khác.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết vẫn còn 7 tàu của Trung Quốc trong khu vực bãi đá Scarborough.
Căng thẳng gia tăng từ đầu tháng Tư, khi các tàu của Philippines tìm cách ngăn chặn và phong tỏa các tàu cá Trung Quốc đánh bắt hải sản ở Scarborough, nơi mà Manila khẳng định là thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Ngay lập tức, Bắc Kinh đã đưa nhiều tàu hải giám và ngư chính đến cứu giúp các tàu cá Trung Quốc. Đối với chính quyền Bắc Kinh, gần 80% diện tích Biển Đông, trong đó có khu vực bãi đá Scarborough, là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Các tàu của Trung Quốc và Philippines đã đối mặt với nhau trong nhiều ngày. Trước thái độ quyết đoán của Bắc Kinh khẳng định chủ quyền tại những nơi đang có tranh chấp, chính quyền Manila cho biết có kế hoạch đưa hồ sơ này ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), có trụ sở tại Hamburg (Đức), để giải quyết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét