Tại thượng đỉnh G20 hôm qua tại Los Cabos, Mêhicô, tổng thống Pháp François Hollande đã nói rằng cuộc họp ngàu thứ sáu tại Roma sẽ là dịp để « xác định những điểm tương đồng và tìm ra một thỏa hiệp » trước cuộc họp thượng đỉnh châu Âu 28 và 29/06 tại Bruxelles.
Cuộc họp thượng đỉnh Bruxelles sẽ rất quan trọng, trong bối cảnh mà các thị trường vẫn chưa an tâm về tương lai của khối euro, mặc dù các ngân hàng Tây Ban Nha đã được hỗ trợ và cánh hữu vừa giành chiến thắng trong bầu cử Quốc hội ở Hy Lạp. Cả Tây Ban Nha lẫn nước Ý đều phải vay tiền với lãi suất cao một cách đáng lo ngại, cho thấy hai nước này đang gây lo ngại cho giới đầu tư.
Với chủ trương thúc đẩy tăng trưởng, ông Hollande đã đề nghị một « lộ đồ » cho thượng đỉnh Bruxelles, trong đó có việc huy động 120 tỷ euro thông qua việc tăng cường Ngân hàng đầu tư châu Âu, cũng như thông qua các trái phiếu châu Âu và các quỹ châu Âu chưa được sử dụng.
Nhưng vấn đề là tổng thống Pháp bằng mọi giá phải tìm ra sự đồng thuận với thủ tướng Đức Angela Merkel, vốn chủ trương một chính sách khắc khổ và muốn đẩy mạnh sự hợp nhất về ngân sách và chính trị giữa các nước thành viên khối euro.
Cả phía Paris lẫn Berlin đều bảy tỏ thiện chí tìm ra mẫu số chung, thế nhưng giữa hai nước đầu tàu của châu Âu còn rất nhiều bất đồng. Về việc thúc đẩy tăng trưởng, khác với tổng thống Hollande, thủ tướng Merkel kêu gọi là nên tiến hành những cải tổ cơ cấu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh.
Tổng thống Pháp, với sự ủng hộ của thủ tướng Ý, muốn nhanh chóng phát hành các giấy nợ châu Âu ngắn hạn, trong khi chờ thiết lập trong dài hạn các trái phiếu châu Âu, nhưng thủ tướng Đức dứt khoát chống lại điều đó. Berlin cũng chống lại việc cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho Quỹ Bình ổn châu Âu, để quỹ này có thể trực tiếp tái cấp vốn cho các ngân hàng đang gặp khó khăn. Chính phủ Đức cũng không đồng ý với đề nghị của thủ tướng Ý không tính các đầu tư chiến lược vào thâm thủng ngân sách, trong khi Pháp thì sẵn sàng nghiên cứu phương án này.
Để giúp tìm ra đồng thuận giữa Paris và Berlin, thủ tướng Ý Mario Monti đang muốn đóng vai trò trung gian hòa giải, đưa ra những đề nghị có thể chấp nhận được với mọi người. Trong vai trò này, ông Monti có thể dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của ông, với tư cách cựu giáo sư kinh tế và cựu uỷ viên châu Âu đặc trách thị trường nội địa và cạnh tranh.
Ông Mario Monti cũng là một nhân vật được cả cánh hữu lẫn cánh tả châu Âu nể trọng. Nói theo ngôn ngữ Euro 2012, thủ tướng Ý có thể sẽ có những đường chuyền banh quyết định cho người khác ghi bàn. Vấn đề các cầu thủ kia có biết nắm lấy cơ hội để chuyển bại thành thắng hay không.
Cuộc họp thượng đỉnh Bruxelles sẽ rất quan trọng, trong bối cảnh mà các thị trường vẫn chưa an tâm về tương lai của khối euro, mặc dù các ngân hàng Tây Ban Nha đã được hỗ trợ và cánh hữu vừa giành chiến thắng trong bầu cử Quốc hội ở Hy Lạp. Cả Tây Ban Nha lẫn nước Ý đều phải vay tiền với lãi suất cao một cách đáng lo ngại, cho thấy hai nước này đang gây lo ngại cho giới đầu tư.
Với chủ trương thúc đẩy tăng trưởng, ông Hollande đã đề nghị một « lộ đồ » cho thượng đỉnh Bruxelles, trong đó có việc huy động 120 tỷ euro thông qua việc tăng cường Ngân hàng đầu tư châu Âu, cũng như thông qua các trái phiếu châu Âu và các quỹ châu Âu chưa được sử dụng.
Nhưng vấn đề là tổng thống Pháp bằng mọi giá phải tìm ra sự đồng thuận với thủ tướng Đức Angela Merkel, vốn chủ trương một chính sách khắc khổ và muốn đẩy mạnh sự hợp nhất về ngân sách và chính trị giữa các nước thành viên khối euro.
Cả phía Paris lẫn Berlin đều bảy tỏ thiện chí tìm ra mẫu số chung, thế nhưng giữa hai nước đầu tàu của châu Âu còn rất nhiều bất đồng. Về việc thúc đẩy tăng trưởng, khác với tổng thống Hollande, thủ tướng Merkel kêu gọi là nên tiến hành những cải tổ cơ cấu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh.
Tổng thống Pháp, với sự ủng hộ của thủ tướng Ý, muốn nhanh chóng phát hành các giấy nợ châu Âu ngắn hạn, trong khi chờ thiết lập trong dài hạn các trái phiếu châu Âu, nhưng thủ tướng Đức dứt khoát chống lại điều đó. Berlin cũng chống lại việc cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho Quỹ Bình ổn châu Âu, để quỹ này có thể trực tiếp tái cấp vốn cho các ngân hàng đang gặp khó khăn. Chính phủ Đức cũng không đồng ý với đề nghị của thủ tướng Ý không tính các đầu tư chiến lược vào thâm thủng ngân sách, trong khi Pháp thì sẵn sàng nghiên cứu phương án này.
Để giúp tìm ra đồng thuận giữa Paris và Berlin, thủ tướng Ý Mario Monti đang muốn đóng vai trò trung gian hòa giải, đưa ra những đề nghị có thể chấp nhận được với mọi người. Trong vai trò này, ông Monti có thể dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của ông, với tư cách cựu giáo sư kinh tế và cựu uỷ viên châu Âu đặc trách thị trường nội địa và cạnh tranh.
Ông Mario Monti cũng là một nhân vật được cả cánh hữu lẫn cánh tả châu Âu nể trọng. Nói theo ngôn ngữ Euro 2012, thủ tướng Ý có thể sẽ có những đường chuyền banh quyết định cho người khác ghi bàn. Vấn đề các cầu thủ kia có biết nắm lấy cơ hội để chuyển bại thành thắng hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét