Tờ Vientiane Times trích lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Lào, Somdy Duangdy nói rằng : « Chính phủ sẽ không xem xét bất cứ đề nghị đầu tư mới nào vào lãnh vực khai khoáng, hay xin giao đất để trồng cao su và bạch đàn, cho đến ngày 31/12/2015 ».
Quyết định này được đưa ra sau khi « các thành viên Quốc hội Lào tỏ ra lo ngại trước một loạt dự án triển khai hay lấn chiếm đất đai của dân làng, và làm ảnh hưởng đến môi trường ».
Bộ trưởng Somdy Duangdy ghi nhận là có những dự án đã được giao đất trong khi chưa hề xem xét « đất nào là thuộc Nhà nước, đất nào thuộc về dân địa phương ». Ông nói thêm, chính phủ sẽ cân nhắc lại chính sách đền bù cho các nông dân bị trưng thu đất đai.
Lào là một trong những nước nghèo nhất thế giới, và đầu tư vào khai thác quặng mỏ là một lãnh vực quan trọng. Từ năm 1998 đến nay, đã có khoảng 5,5 tỉ đô la được đầu tư vào lãnh vực này, trên tổng số 24,4 tỉ đô la vốn đầu tư, trong đó có gần 20 tỉ đô la là vốn nước ngoài.
Các trường hợp nông dân bị tịch thu đất hay việc cả một làng phải di dời để lấy đất dành cho xây dựng một con đường, một hầm mỏ hay một đập thủy điện, trong khuôn khổ các dự án tái quy hoạch đất đai, vốn thường xuyên xảy ra tại Lào.
Bộ trưởng Somdy nói : « Tôi nghĩ chúng ta cần có sự tham gia của người dân địa phương trong tất cả các dự án phát triển để tránh được các vấn đề sai sót. Tất cả các dự án không được người dân tại chỗ ủng hộ sẽ không được thông qua ».
Quyết định này được đưa ra sau khi « các thành viên Quốc hội Lào tỏ ra lo ngại trước một loạt dự án triển khai hay lấn chiếm đất đai của dân làng, và làm ảnh hưởng đến môi trường ».
Bộ trưởng Somdy Duangdy ghi nhận là có những dự án đã được giao đất trong khi chưa hề xem xét « đất nào là thuộc Nhà nước, đất nào thuộc về dân địa phương ». Ông nói thêm, chính phủ sẽ cân nhắc lại chính sách đền bù cho các nông dân bị trưng thu đất đai.
Lào là một trong những nước nghèo nhất thế giới, và đầu tư vào khai thác quặng mỏ là một lãnh vực quan trọng. Từ năm 1998 đến nay, đã có khoảng 5,5 tỉ đô la được đầu tư vào lãnh vực này, trên tổng số 24,4 tỉ đô la vốn đầu tư, trong đó có gần 20 tỉ đô la là vốn nước ngoài.
Các trường hợp nông dân bị tịch thu đất hay việc cả một làng phải di dời để lấy đất dành cho xây dựng một con đường, một hầm mỏ hay một đập thủy điện, trong khuôn khổ các dự án tái quy hoạch đất đai, vốn thường xuyên xảy ra tại Lào.
Bộ trưởng Somdy nói : « Tôi nghĩ chúng ta cần có sự tham gia của người dân địa phương trong tất cả các dự án phát triển để tránh được các vấn đề sai sót. Tất cả các dự án không được người dân tại chỗ ủng hộ sẽ không được thông qua ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét