24.6.12

thegioinguoiviet



Syria thừa nhận bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ 
Cập nhật 23/06/2012.



Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (Reuters)

Theo AFP, Syria đã chính thức thừa nhận việc bắn hạ một máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đó, Ankara đang đợi kết quả điều tra chính thức để có quyết định cuối cùng. Hôm qua, thứ Sáu ngày 22/6/2012, một máy bay tuần tra của Thổ Nhĩ Kỳ đã đi vào không phận Syria vào khoảng 11g40 giờ địa phương và lập tức bị quân đội Syria bắn hạ.


Phía Syria cho biết, lực lượng phòng không của nước này đã phát hiện một « mục tiêu lạ » xâm nhập không phận Syria với « tốc độ rất nhanh » và « bay rất thấp », vì thế mới quyết định bắn hạ. Chiếc máy bay bị rơi ngoài khơi tỉnh Latakia của Syria, cách bờ khoảng 10 km.
Gần 12 giờ sau, Thổ Nhĩ Kỳ mới chính thức xác nhận vụ việc. Theo thông cáo chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara sẽ có quyết định cuối cùng sau khi sự việc được hoàn toàn sáng tỏ. Hiện tại, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang phối hợp tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn và hai viên phi công ở ngoài khơi Địa Trung Hải.
Theo hãng tin AFP, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ hồi chiều tối qua đã cho biết, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyib Erdogan khẳng định rằng hai viên phi công vẫn còn sống. Từ Istanbul, thông tín viên Jérôme Bastion tường trình :
« Không phải là một tai nạn, mà một hành động gây chiến, bắn hạ máy bay của một nước láng giềng, chứ không phải là nước thù địch, dù rằng từ khi nổ ra phong trào phản đối Assad đến nay, quan hệ giữa hai nước đã ngày càng xấu đi.
Thổ Nhĩ Kỳ phải đợi đến 12 tiếng đồng hồ sau mới lên tiếng xác nhận vụ việc. Ankara e dè đến thế trước tiên là vì vấn đề quá nhạy cảm. Nguyên nhân thứ hai đó là chiếc máy bay do thám F4 khi bị bắn hạ rõ ràng là đã xâm phạm không phận Syria. Như vậy, có nhiều câu hỏi cần được giải đáp, trong đó quan trọng nhất dĩ nhiên là : Tại sao chiếc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ lại một mình đi vào lãnh hải của Syria ? 
Chính quyền Ankara cho biết sẽ chờ khi nào điều tra xong thì mới có câu trả lời cuối cùng, nhằm tránh bị kéo vào cuộc xung đột đang đe dọa vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và cả khu vực ».
AFP cho biết thêm, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ông Abdullah Gul vừa thừa nhận rằng chiếc máy bay bị bắn hạ có thể đã xâm phạm không phận Syria. Tuy nhiên, ông Gul cho rằng đó là « hành động không cố ý », bởi việc vượt ranh giới là hoàn toàn vì vận tốc quá nhanh./Lê Phước (RFI)
Reply With Quote
  #3  
Cũ hôm nay, 05:14 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,806
Thanks: 1,133
Được cảm ơn 1,401 lần trong 952 bài
Default

Hoa Kỳ quay trở lại các căn cứ quân sự ở Đông Nam Á 
Cập nhật 23/06/2012.



Sau chuyến đi Cam Ranh của bộ trưởng Leon Panetta, thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ thăm Thái Lan vào tháng 7 (Reuters)

Trong bối cảnh chính quyền Obama thay đổi chiến lược châu Á để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc, giới quân sự Mỹ đang tính đến việc quay trở lại một số căn cứ Đông Nam Á từng được Hoa Kỳ sử dụng trong thời chiến tranh Việt Nam. Đó là nội dung bài báo đăng trên tờ Washington Post số ra hôm nay, 23/06/2012.

Quân đội Mỹ đã phải rời bỏ hoặc bị đẩy ra khỏi các căn cứ ở Đông Nam Á từ mấy thập niên trước. Nhưng do quan ngại trước sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc và do những tranh chấp chủ quyền lãnh hải, Thái Lan, Việt Nam và Philippines đã thận trọng tỏ ý muốn đón Hoa Kỳ quay trở lại.
Đáp lại mong muốn đó, các lãnh đạo Lầu năm góc đã theo nhau kéo đến khu vực Đông Nam Á, đẩy nhanh các cuộc đàm phán và củng cố các mối quan hệ song phương. Hiện giờ, sự trở lại của Hoa Kỳ chủ yếu là thể hiện qua các chuyến ghé thăm cảng hoặc các cuộc tập trận chung, nhưng chính quyền Obama hy vọng là những bước đầu tiên đó sẽ dẫn đến một sự hiện diện quân sự rộng hơn và vững chắc hơn của Mỹ trong khu vực này.
Theo tờ Washington Post, trong những tuần qua, Lầu năm góc đã ráo riết thương lượng với Thái Lan về việc thành lập một trung tâm để đối phó với các thiên tai thường xuyên xảy ra ở khu vực Đông Nam Á. Trung tâm này có thể sẽ được đặt tại một sân bay do Mỹ xây dựng làm căn cứ cho các oanh tạc cơ B-52 vào những thập niên 1960 và 1970.
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết họ cũng quan tâm đến việc có thêm các chuyến viếng thăm những hải cảng Thái Lan và đến việc mở những chuyến bay tuần tra chung để giám sát các tuyến giao thương đường biển và những hoạt động quân sự ở khu vực Đông Nam á và Ấn Độ Dương..
Tờ nhật báo Mỹ nhắc lại rằng, sau nhiều năm lơ là với Thái Lan, các lãnh đạo Lầu năm góc nay mới khám phá trở lại Bangkok. Chuyến viếng thăm vừa qua của tướng Martin Dempsay là chuyến đi Thái Lan đầu tiên từ hơn một thập niên qua của một chủ tịch Hội đồng tham mưu truởng liên quân Mỹ. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến sẽ viếng thăm Thái Lan vào tháng tới và Bangkok cũng đã chính thức mời Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đến thăm.
Tờ Washington Post cũng lưu ý là trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã là quan chức cao cấp nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh Việt Nam đến thăm căn cứ Cam Ranh, một hải cảng mà ông Panetta cho là có « tiềm năng rất to lớn ».
Lầu năm góc cũng đang muốn được sử dụng nhiều hơn các căn cứ ở Philippines, trong đó có căn cứ hải quân ở vịnh Subic Bay và căn cứ không quân cũ Clark Air Base, từng là những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á, và cũng là những nơi chủ chốt để sửa chữa và tiếp liệu trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Chính quyền Obama vẫn khẳng định rằng chiến lược mới của Hoa Kỳ không phải là nhằm kềm chế Trung Quốc, mà mục tiêu hàng đầu của họ là bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và tự do giao thương ở châu Á. Nhưng theo các nhà phân tích, những hành động mới đây của Mỹ là cần thiết để trấn an các đồng minh rằng Washington sẽ thực hiện các cam kết về an ninh và sẽ là đối trọng thật sự với Trung Quốc, cho dù trong nước ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm./Thanh Phương (RFI)
Reply With Quote
  #4  
Cũ hôm nay, 05:15 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,806
Thanks: 1,133
Được cảm ơn 1,401 lần trong 952 bài
Default

Thất vọng về hội nghị Thượng đỉnh môi trường Rio +20 
Cập nhật 23/06/2012.



Thượng đỉnh môi trường Rio +20 đạt kết quả khiêm tốn (REUTERS)

Thượng đỉnh về môi trường Rio +20 kết thúc, giới bảo vệ môi trường chỉ trích văn bản kết thúc hội nghị quá yếu kém để thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Sự vắng mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia bị coi là tín hiệu xấu. Rio đã không vạch ra được những mục tiêu và lộ trình cụ thể để hướng tới một sự phát triển bền vững. 

Sau ba ngày họp, Thượng đỉnh Rio +20 đã khép lại ngày hôm qua 22/06/2012. Gần 100 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ đã đến dự hội nghị dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng, Thượng đỉnh Rio đã không đưa ra được những mục tiêu và lộ trình cụ thể để hướng tới một sự phát triển bền vững.
Theo giới quan sát, Thượng đỉnh Rio +20 đã thất bại chủ yếu do sự lơ là và thiếu quyết tâm ở cấp chính phủ. Mọi nỗ lực bảo vệ môi trường đều dồn cả lên vai các đối tác tư nhân. Một trong những bằng chứng cụ thể nhất cho thấy thái độ lơ là của các chính phủ là sự vắng mặt của nhiều lãnh đạo hàng đầu thế giới như tổng thống Hoa Kỳ, chủ tịch Trung Quốc, thủ tướng Đức, Anh.
Chỉ riêng tổng thống Pháp đã dành thời gian sau Thượng đỉnh nhóm G20 ở Los Cabos để ghé qua Rio. Brazil là nước chủ nhà thì tỏ ra hài lòng vì văn bản kết thúc hội nghị đã được thông qua rộng rãi. Thông tín viên Arnaud Jouve từ Rio cho biết thêm chi tiết :
« Văn bản kết thúc hội nghị Rio với khoảng 50 trang, mang tựa đề « Tương lai chúng ta muốn hướng đến ». Tài liệu này đúc kết lại các chủ đề đã được thảo luận và đề ra những mục tiêu và thời hạn phải đạt được. Thế nhưng, văn bản này đang gây rất nhiều tranh cãi do những hồ sơ nhạy cảm, dưới áp lực của nước chủ nhà Brazil đã không được nhắc tới. 
Brazil muốn văn bản nói trên được chấp nhận một cách rộng rãi nhất và tránh để xảy ra thất bại như đã từng thấy ở Thượng đỉnh Copenhagen năm 2009. Brazil đã thành công trong mục tiêu đề ra : văn bản kết thúc hội nghị đã được 185 quốc gia tham dự phê chuẩn. 
Một thành quả khác được đánh giá cao, đó là việc các tập đoàn cam kết tài trợ 513 tỷ đô la cho các chương trình phát triển bền vững. Tại Rio, lần đầu tiên, các bên đã lắng nghe và hưởng ứng một số những đòi hỏi của xã hội dân sự. Có lẽ đấy chính là một thay đổi thực sự cho các Thượng đỉnh sắp tới »/Thanh Hà (RFI)
Reply With Quote
  #5  
Cũ hôm nay, 05:17 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,806
Thanks: 1,133
Được cảm ơn 1,401 lần trong 952 bài
Default

Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Philippines
Cập nhật 24-06-2012.


Hai tàu hải giám Trung Quốc xen vào chiến hạm của Philippines để ngăn không cho bắt ngư dân trên 8 tàu cá Trung Quốc tại bãi


Hôm nay, 24/06/2012, chính quyền Manila cho biết là một tàu của Trung Quốc đã « bất ngờ » đâm vào một tàu cá của Philippines ở phía bắc bãi đá Scarborough, nơi đang có căng thẳng giữa hai nước do tranh chấp chủ quyền.


Lãnh đạo Cơ quan Phòng vệ Dân sự Philippines Benito Ramos nói với AFP rằng chiếc tàu cá Philippines ra khơi hôm thứ Hai, 18/06, xuất phát từ phía bắc thành phố duyên hải Bolinao, thuộc tỉnh Pangasinan. Hai ngày sau, có tin báo là tàu đã bị đâm chìm. « Trong số 8 ngư dân, 4 người mới được cứu vớt hôm qua, nhưng 1 trong số 4 người này đã qua đời tại bệnh viện. Bốn người khác mất tích ».
Vẫn theo đại diện chính quyền Manila, các ngư dân Philippines được cứu vớt nghĩ rằng chiếc tàu đâm vào thuyền đánh cá của họ là tàu Trung Quốc, cho dù điều này chưa được kiểm chứng một cách độc lập. Vụ việc xẩy ra ở phía bắc bãi đá Scarborough, nhưng không rõ cách xa bãi đá này bao nhiêu hải lý.
Ngày 15/06 vừa qua, Tổng thống Benigno Aquino đã ra lệnh rút các tàu của Philippines ra khỏi khu vực bãi đá Scarborough, vì thời tiết xấu. Động thái này được Trung Quốc đánh giá là góp phần làm dịu căng thẳng. Đồng thời, Bắc Kinh cũng yêu cầu các tàu cá Trung Quốc ra khỏi nơi đây, nhưng nhấn mạnh là họ không có ý định rút các tàu lớn khác.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết vẫn còn 7 tàu của Trung Quốc trong khu vực bãi đá Scarborough.
Căng thẳng gia tăng từ đầu tháng Tư, khi các tàu của Philippines tìm cách ngăn chặn và phong tỏa các tàu cá Trung Quốc đánh bắt hải sản ở Scarborough, nơi mà Manila khẳng định là thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Ngay lập tức, Bắc Kinh đã đưa nhiều tàu hải giám và ngư chính đến cứu giúp các tàu cá Trung Quốc. Đối với chính quyền Bắc Kinh, gần 80% diện tích Biển Đông, trong đó có khu vực bãi đá Scarborough, là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Các tàu của Trung Quốc và Philippines đã đối mặt với nhau trong nhiều ngày. Trước thái độ quyết đoán của Bắc Kinh khẳng định chủ quyền tại những nơi đang có tranh chấp, chính quyền Manila cho biết có kế hoạch đưa hồ sơ này ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), có trụ sở tại Hamburg (Đức), để giải quyết.

Đô đốc TQ đòi kiểm tra tàu Philippines vùng tranh chấp

Một quan chức hải quân Trung Quốc khẳng định: Quân đội Trung Quốc nên để mắt chặt chẽ đến tàu và ngư dân Philippines tới gần bãi cạn tranh chấp Scarborough.


Chuẩn đô đốc Yin Zhuo, giám đốc Ban chuyên gia thông tin thuộc Hải quân Trung Quốc (PLAN) nói đây là điều cần làm với “các tàu Philippines xung quanh vùng đầm phá của bãi cạn và không rời đi”, theo thông tin đăng trên China News Service (CNS).


Ông Yin cho hay, hải quân Trung Quốc nên lên và kiểm tra các tàu chính phủ cũng như các tàu cá tư nhân của Philippines. Theo ông này, đây cũng là điều Philippines làm với các tàu cá Trung Quốc.


Ông Yin nhấn mạnh: "Philippines chưa trả lại 24 tàu cá mà họ nắm giữ”, ông đề cập tới các tàu Trung Quốc đã bị chặn lại ở lãnh thổ Philippines trong tháng 10 năm ngoái.

Ảnh: wordpress
CNS mô tả Yin là một chuyên gia quân sự. Chuẩn đô đốc Yin nói, quân đội Trung Quốc “phải cố gắng duy trì sự kiềm chế, không dùng vũ lực, không làm tổn thương con người” khi dõi theo các tàu Philippines phát hiện ở vùng biển gần hoặc tại bãi cạn Scarborough.


Ông cho rằng, chính phủ Trung Quốc cần tiến hành các hoạt động tuần tra thường xuyên hơn ở vùng biển gần bãi cạn để đảm bảo an toàn cho các tàu cá. Vị chuẩn đô đốc tuyên bố trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc hôm thứ năm rằng, hải quân nước này sẽ không ngại ngần sử dụng vũ lực để chống lại kẻ thù.


“Hải quân hoàn toàn có đủ khả năng và lòng tin tuyệt đối vào việc sử dụng vũ khí để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền hàng hải quốc gia. Chúng tôi chỉ đang chờ đợi lệnh”, ông này tuyên bố.


Hồi đầu tuần, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết, nước này có thể tái triển khai các tàu tới bãi cạn để đối phó với sự hiện diện của các tàu nước ngoài. Do thời tiết xấu, các tàu Philippines đã rút ra khỏi khu vực tranh chấp cuối tuần trước.


"Nếu có sự hiện diện trên lãnh hải của chúng tôi, sau đó chúng tôi sẽ điều động lại tàu. Nhưng nếu không có sự hiện diện của các tàu khác có thể ảnh hưởng tới chủ quyền của chúng tôi, không cần thiết phải triển khai và tàu thuyền có thể trở lại hoạt động bình thường”, ông Aquino nói với các phóng viên. Ông cho rằng, quyết định tái triển khai tàu sẽ căn cứ vào các động thái của Trung Quốc ở vùng tranh chấp.


Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin hôm thứ bảy cho biết, một số tàu Trung Quốc đã xuất hiện trở lại quanh bãi cạn Scarborough. Theo ông Gazmin, một máy bay của không quân Philippines đã phát hiện ra các tàu Trung Quốc. Ông không nói rõ số lượng cụ thể tàu Trung Quốc hiện ở bãi cạn.


Về phần mình, trong buổi giao lưu với các công dân mạng Trung Quốc trên trang web của Nhân dân Nhật Báo, chuẩn đô đốc Yin đã chỉ trích kế hoạch điều tàu trở lại của ông Aquino tới Scarborough là một phần chương trình giữa Manila và Washington nhằm tạo điều kiện cho sự trở lại của quân đội Mỹ ở châu Á.


Trước đó, tướng Trung Quốc Lạc Nguyên đã bày tỏ mong muốn nước này tiến hành “hành động quyết định” tại bãi cạn Scarborough để củng cố yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở khu vực này.


Bãi cạn là nơi cả Trung Quốc và Philippines đều đưa ra tuyên bố chủ quyền. Manila khẳng định nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines được luật pháp quốc tế công nhận còn Bắc Kinh thì viện dẫn những chứng cứ lịch sử cổ xưa cho yêu sách chủ quyền của mình.


Ngoài bãi cạn Scarborough, Trung Quốc còn có tranh chấp với một số quốc gia Đông Nam Á khác về chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển được tin là rất giàu trữ lượng dầu khí. Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết vùng biển này, kể cả những khu vực sát cạnh bờ biển của nước khác.
Nguồn: RFI/ VNN
Reply With Quote
  #6  
Cũ hôm nay, 05:19 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,806
Thanks: 1,133
Được cảm ơn 1,401 lần trong 952 bài
Default

Trung Quốc cứu 11 phụ nữ Việt Nam bị ép buộc mại dâm
Cập nhật 24-06-2012.





Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin, cảnh sát ở miền nam đã giải cứu được 11 phụ nữ Việt Nam bị bắt cóc và bị ép buộc hành nghề mại dâm trong một tỉnh vùng biên giới và đã đưa số phụ nữ này trở về nhà.


Hãng tin CNS của nhà nước Trung Quốc hôm thứ Bảy nói cảnh sát tỉnh Quảng Tây tiến hành cuộc điều tra theo lời yêu cầu của cảnh sát Việt Nam và đã tìm ra số phụ nữ này trong thành phố Nam Ninh.


Các nạn nhân đã bị dồn vào một tiệm mát-xa và phải tiếp khách, nhưng một phụ nữ đã xoay sở được để báo cho gia đình bên Việt Nam.
Các nạn nhân vừa được giải thoát
Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ một nghi can.


Mặc dù bị nhà chức trách truy quét liên tục, thị trường gái mại dâm người nước ngoài tại Trung Quốc vẫn nở rộ, nhất là tại các tỉnh biên giới và các thành phố lớn.
Nguồn: AP, Shanghai Daily, Huffington Post/ VOA
Reply With Quote
  #7  
Cũ hôm nay, 05:20 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,806
Thanks: 1,133
Được cảm ơn 1,401 lần trong 952 bài
Default

Hy Lạp muốn đàm phán lại chính sách thắt lưng buộc bụng 
Cập nhật 24/06/2012.



Hàng ngàn người Hy Lạp và người nhập cư xếp hàng đợi được phân phát rau quả tại Athens ngày 20/06/2012. REUTERS/Yannis Behrakis

Athens đòi đàm phán lại với bộ ba Liên Hiệp Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế để nới lỏng các biện pháp khắc khổ và xin thêm 2 năm trong việc thực hiện mục tiêu giảm bội chi ngân sách. 

Trong một tài liệu được công bố ngày 23/06/2012, chính phủ liên minh Hy Lạp của Thủ tướng Antonis Samaras giải thích : Athens sẽ xét lại kế hoạch sa thải 150.000 công nhân viên chức nhà nước để hoàn thành mục đích cắt giảm chi tiêu công cộng. Hy Lạp cũng sẽ xét lại các biện pháp giảm lương của người lao động, giảm trợ cấp xã hội. Đó là những đòi hỏi của cộng đồng quốc tế trước khi đồng ý cấp cho Hy Lạp thêm một gói hỗ trợ tài chính thứ nhì 130 tỷ euro.


Hai kế hoạch cứu nguy Hy Lạp đã đẩy quốc gia này lún sâu thêm vào khủng hoảng. Gần 1/4 dân số trong tuổi lao động không có việc làm. Mức lương trung bình trong khu vực tư nhân bị giảm 22 %.
Về đòi hỏi giải quyết bội chi ngân sách nhà nước nội trong năm nay, nội các Samaras cho biết sẽ thương lượng với các chủ nợ để hoàn thành mục tiêu đó vào năm 2016. Nói cách khác Athens muốn châu Âu và IMF cho thêm thời gian để tiến hành cải tổ ngân sách.
Athens đưa ra tuyên bố như trên vào lúc chuẩn bị họp lại với phái đoàn của bộ ba Liên Hiệp Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào ngày 25/06/2012.
Bốn ngày trước thượng đỉnh châu Âu tại Bruxelles, một số thành viên khối euro bắt đầu đề cập đến khả năng nới lỏng một số điều kiện với Hy Lạp với hy vọng Athens còn tồn tại trong khu vực đồng euro. Tuy nhiên theo một cuộc thăm dò mới nhất, dư luận tại bốn nước lớn trong khối euro là Pháp, Đức,Tây Ban Nha và Ý tỏ ra hoài nghi về tương lai của Hy Lạp trong gia đình euro.


Đến 85 % người Pháp và 84 % người Đức được tham khảo ý kiến cho rằng Hy Lạp sẽ không thể thanh toán được nợ và có tới 90 % người Tây Ban Nha cùng với 88 % người Ý lo ngại trước những khó khăn chồng chất của khu vực đồng euro nếu như châu Âu không cứu vãn nổi một nước nhỏ như Hy Lạp. Trong trường hợp thất bại thì đa số người dân ở các nền kinh tế hàng đầu châu Âu muốn khai trừ Hy Lạp khỏi eurozone.
Cuộc thăm dò dư luận nói trên do Ifop-Fiducial thực hiện từ ngày 18 đến 21/6. (Thanh Hà/RFI)
Reply With Quote
  #8  
Cũ hôm nay, 05:22 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,806
Thanks: 1,133
Được cảm ơn 1,401 lần trong 952 bài
Default

Ứng viên tổ chức Huynh đệ Hồi giáo đắc cử tổng thống Ai Cập 
Cập nhật 24/06/2012.



Tổng thống đắc cử Ai Cập Mohamed Morsi, thuộc tổ chức Huynh đệ Hồi giáo REUTERS

Ủy ban bầu cử Ai Cập vừa thông báo, ứng cử viên Tổ chức Huynh đệ Hồi Giáo, Mohamed Morsi đắc cử tổng thống. Với hơn 13 triệu lá phiếu, ông Morsi đánh bại đối thủ Ahmad Chafiq được phe quân đội ủng hộ. Tướng Chafiq chỉ được hơn 12 triệu cử tri ủng hộ. Trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức trong hai ngày, 16-17/06/2012, tỷ lệ người tham gia bỏ phiếu là 51 %.

Dân chúng Cairo hò reo vui mừng trước thông tin trên. Quân đội và các lực lượng an ninh Ai Cập được đặt trong tình trạng báo động đề phòng hỗn loạn. Xe tăng được điều đến thủ đô gần sát trụ sở của ủy ban bầu cử và trước phòng thông tin, nơi danh tánh tân tổng thống Ai Cập được tiết lộ. Nhân viên làm việc gần khu vực quảng trường Tahrir được nghỉ việc hôm nay.
Lẽ ra, kết quả chính thức đã phải được công bố hôm 21/06/2012, nhưng ủy ban bầu cử Ai Cập cần thêm thời gian để cứu xét những khiếu nại của cả đôi bên. Sự chậm trễ này đã khiến thành phần ủng hộ ứng cử viên Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo giận dữ và coi đây là một hình thức thao túng của phe quân đội. Hàng ngàn người đã tập hợp ở quảng trường Tahrir vào ngày thứ Sáu 22/06/2012 và cho đến tận rạng sáng thứ Bẩy, để gây áp lực với ủy ban bầu cử. Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo cảnh báo trước mọi ý đồ gian lận của đối phương.


Tổng thống tân cử Mohamed Morsi, 60 tuổi, đại diện cho tổ chức Huynh đệ Hồi giáo. Ông từng tốt nghiệp kỹ sư ở Hoa Kỳ và đã từng bị giam cầm dưới chế độ Moubarak.
Vài giờ sau khi các phòng phiếu đóng cửa hôm 16/05/2012, ông Mohamed Morsi đã tự tuyên bố đắc cử và bắt đầu chuẩn bị thương lượng với các đảng phái chính trị khác để thành lập một chính phủ liên minh. Thái độ của ông Morsi đã bị phe quân đội chỉ trích mạnh mẽ./Thanh Hà (RFI)
Reply With Quote
  #9  
Cũ hôm nay, 05:24 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,806
Thanks: 1,133
Được cảm ơn 1,401 lần trong 952 bài
Default

Quốc hội Trung Quốc phản đối Luật biển của Việt Nam
Cập nhật 24-06-2012.


Bản đồ Biển Đông (DR)


Tân Hoa Xã hôm 22/06/2012, loan tin là Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc đã gởi một bức thư đến Ủy ban đối ngoại Quốc hội Việt Nam để phản đối Luật biển vừa được các đại bìểu Việt Nam thông qua ngày 21/06. Luật biển này khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam.


Trong bức thư nói trên, các ủy viên Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc yêu cầu các đồng nhiệm Việt Nam tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, sửa chữa ngay lập tức « hành động sai trái » và nỗ lực duy trì « quan hệ đối tác chiến lược toàn diện » giữa hai nước, cũng như quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.
Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc khẳng định Trung Quốc có chủ quyền « không thể tranh cãi được » trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa ) và trên các vùng biển lân cận ở Nam Hải ( Biển Đông ). Bức thư của Ủy ban này cho rằng Luật biển của Việt Nam « vi phạm đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, cũng như vi phạm các nguyên tắc của bản Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Nam Hải ( Biển Đông ) ».
Tờ nhật báo chính thức China Daily số ra ngày hôm nay 23/06 trích lời một cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam tuyên bố rằng, Luật biển của Việt Nam sẽ không làm thay đổi một thực tế là Trung Quốc có « chủ quyền không thể tranh cãi được và có sự kiểm soát thật sự » trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Cũng trong bài báo này, một chuyên gia của Viện Hải dương học, thuộc Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc thì cho là, qua việc thông qua Luật biển, Việt Nam đang cố lôi kéo các nước ngoài và công ty nước ngoài vào việc thăm dò tài nguyên và phát triển trong vùng này. Cũng theo chuyên gia nói trên, Luật biển vừa được Việt Nam thông qua sẽ là cơ sở pháp lý để « quốc tế hóa » vấn đề Biển Đông.
Ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển ngày 21/06, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã triệu đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh Nguyễn Văn Thơ lên để nghe phản đối. Nhưng ngay trong chiều hôm đó, trong một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam, phát ngôn viên Lương Thanh Nghị đã bác bỏ lời phản đối « vô lý » của phía Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhân dịp này đã lên án việc Trung Quốc vừa thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


Theo Thông tấn xã Việt Nam, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa cũng vừa lên tiếng phản đối và yêu cầu hủy bỏ quyết định của Trung Quốc thành lập « thành phố Tam Sa ». Đối với ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, tỉnh bao gồm huyện đảo Trường Sa, quyết định nói trên của Bắc Kinh đã « vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam và không có giá trị về pháp lý ». Đây cũng là tuyên bố của ông Văn Hữu Chiến, chủ tịch Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng, thành phố quản lý huyện đảo Hoàng Sa.
Nguồn: Thanh Phương/ RFA
Reply With Quote
  #10  
Cũ hôm nay, 05:27 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,806
Thanks: 1,133
Được cảm ơn 1,401 lần trong 952 bài
Default

Quyền lực của các đệ nhất phu nhân nhìn từ Âu sang Á
Cập nhật 24/06/2012. 




Bà Valérie Trierweiler bên cạnh Tổng thống François Hollande trong dịp tham gia lễ tưởng niệm các nạn nhân quốc xã ở Tulle, Pháp ngày 09/06/2012. REUTERS/Bertrand Langlois/Pool

Ít ai bàn về quyền lực thật sự của người chung chăn sẻ gối với các nguyên thủ quốc gia. Dù không được bầu chọn một cách chính thức như người bạn đời của mình, nhưng vai trò và ảnh hưởng của họ đôi khi rất lớn. Để thông tin chi tiết về chủ đề này, tuần san Courrier International dành hẳn một hồ sơ dài chạy dòng tựa khá ấn tượng : « Các đệ nhất phu nhân có ảnh hưởng thật sự hay chỉ là chiếc bình để trưng bày? ».

Hoa Kỳ : Đệ nhất phu nhân bị ràng buộc nhiều trong truyền thống
Đầu tiên đến với nước Mỹ, Courrier International trích lại bài của tờ The Washington Post với hàng tựa là một lời kêu gọi : « Hãy đập tan xiềng xích ». 
Xiềng xích nào đây ? Đó chính là sự bó buộc vô hình của xã hội dành cho người phụ nữ. Tờ báo thừa nhận, dù xã hội Hoa Kỳ đã tiến bộ rất nhiều, dù ngày càng có nhiều phụ nữ giữ những vị trí cao trong xã hội, ngay cả ở nghị viện, trong chính phủ hoặc lãnh đạo các doanh nghiệp, thế nhưng người phụ nữ vẫn bị gò bó trong cái quan niệm lâu đời « phụ nữ là để làm mẹ và làm vợ ».
Đã làm mẹ và làm vợ thì phải làm cho trọn vẹn những nghĩa vụ tương ứng. Người bình dân trong xã hội đã thế, huống gì là phu nhân tổng thống. Dù muốn hay không họ cũng phải cố làm gương để xã hội soi vào. Theo tờ báo, trong nhiều gia đình Mỹ, phần lớn trách nhiệm điều trút lên đầu phụ nữ. Tuy nhiên, tờ báo cũng nói thêm, đối với những cặp vợ chồng có trình độ học vấn tương đương, thì sự sẻ chia được đảm bảo. Tức giữa hai vợ chồng có một « quan hệ đối tác bình đẳng». Tờ báo kêu gọi, đối với vợ chồng tổng thống, cũng đã đến lúc có kiểu quan hệ đối tác như vậy.
Tuy nhiên, không phải tất cả các đệ nhất phu nhân đều cam phận. Tờ báo ghi nhận, có nhiều đệ nhất phu nhân Mỹ đã « quật khởi » để có được tiếng nói thật sự có trọng lượng trên trường chính trị, như bà Ellen, phu nhân Tổng thống Woodrow Wilson (1913-1921), bà Lou phu nhân Tổng thống Herbert Hoover (1929-1923), hay Ngoại trưởng Hillary, phu nhân Tổng thống Bill Clinton (1993-2001). Đối với đương kim đệ nhất phu nhân Michelle Obama, một nhà báo Mỹ kể rằng, bà từng yêu cầu các quan chức đừng ngại « sử dụng » bà khi cần thiết.

Anh : Đệ nhất phu quân không hạnh phúc

Đến với vương quốc Anh, Courrier International trích dẫn bài viết của tờ The Independent tại Luân Đôn để bàn về phu quân của nữ hoàng Elisabeth. Bài viết chạy tựa : « Vừa là quận công vừa là ông vua vụng về ».
Đệ nhất phu quân Anh hiện tại là Quận công (chồng của nữ hoàng) Philip Mounbatten. Ông này thường bị báo giới cho là có những ứng xử không phù hợp với vị trí của mình.
Tờ báo nhắc lại một số điều đáng trách của ông. Chẳng hạn như việc vào năm 1963 ông đã đi thăm nhà độc tài Alfredo Stroessner tại Paraguay, người từng bị Liên Hiệp Quốc kết tội diệt chủng. Hay việc vào năm 1980 trong cao trào thất nghiệp ở Anh, ông lại có lời lẽ mỉa mai người thất nghiệp. Rồi việc ông được nhà cầm quyền ca ngợi là có quyết tâm bảo vệ thiên nhiên, là chủ tịch danh dự của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF), thế mà trong đời thường, tờ báo cho biết, ông lại là người rất thích săn bắn các loài động vật quý hiếm. Tờ báo mỉa mai, sự việc đến mức ngay cả một con tê giác cũng phải phì cười.
Tuy vậy, tờ báo cũng thông cảm cho quận công Philip. Ông vốn xuất thân từ quân đội. Khi nữ hoàng Elisabeth lên ngôi, ông buộc phải rời quân ngũ để ép mình vào vị trí mới. Theo tờ báo, có lẽ như vậy mà ông luôn có những ứng xử hơi kỳ hoặc để thể hiện phần nào sự bất bình.

Ý : Vợ chồng Thủ tướng « tương kính như tân »

Đối với bà Elisa Antonioli, vợ đương kim Thủ tướng Mario Monti, Courrier International trích lại bài của tờ La Republica tại Roma với hàng tít : « Bản sao của Thủ tướng Monti ».Tờ báo dùng từ « bản sao », bởi cho rằng, hai người thật sự hợp nhau, thật sự là tri âm tri kỷ của nhau. Ông lo việc chính phủ, bà lao vào công việc nhân đạo. Họ lấy nhau từ 40 năm nay, và hiện tại bà Elisa đã 69 tuổi.
Tờ báo cho biết, bà Elisa hòa nhã và dễ gần. Hơn 20 năm nay, bà tham gia công tác y tế tình nguyện cho một tổ chức Hồng Thập Tự. Bà cũng là người tích cực trong việc quyên góp. Mải miết với công việc xã hội thì dĩ nhiên chểnh mảng chuyện nhà. Tuy nhiên, bà tâm sự : « Bận rộn từ sáng tới tối nên tủ lạnh nhà cứ trống rỗng. Nhưng may thay, chồng tôi là người rất rộng lượng ».

Cameroun : Đệ nhất phu nhân làm mưa làm gió

Tại Cameroun, Tổng thống Paul Biya đã lãnh đạo đất nước từ năm 1981. Ông là người ít nói, tuy nhiên vợ ông, bà Chantal, dường như ngự trị cac diễn đàn công cộng và được cả xã hội ca tụng. Courrier International phản ánh sự việc qua bài viết dẫn lại của tờ Le Jour tại Yaoundé với tựa đề : « Nguồn cảm ứng của dân tộc và những người bợ đỡ ».
Tờ báo cho biết, thật không thể nào kể hết những sự kiện, từ âm nhạc đến thể thao hay các cuộc thi hoa hậu, được tổ chức dưới sự chủ trì hoặc hỗ trợ của đệ nhất phu nhân Chantal. Ai cũng tranh thủ dựa vào uy thế của bà để kiếm lợi.
Trong lĩnh vực âm nhạc, ca sĩ thi nhau ca tụng bà bằng việc cố gắng tối đa dành một bài ca ngợi bà trong album mới của mình. Họ dùng những mỹ từ không thể nào đẹp hơn nữa để ca tụng bà. Họ ca ngợi một cách thẳng thừng, chẳng hạn như lời sau đây của một bài hát mà tờ báo dẫn lại: « Chantal, người có tấm lòng quảng đại. Người rời khỏi ngai vàng để hạ mình hòa đồng với người cùng khổ ». Còn trong văn học, bà Chantal cũng là « một nguồn cảm hứng ». Các nhà văn ca ngợi bà hết mực, đến mức cho bà là « Mẹ Teresa của Châu Phi ».
Thế nhưng, có đi có lại, tờ báo cho biết, các ca sĩ đua nhau ca tụng bà, bởi đã có không ít người nhờ ca tụng quá mức mà đã được đệ nhất phu nhân hậu ái. Còn trong văn học, các quyển sách ca ngợi bà đều được nhờ thế bà mà bán chạy vô cùng.

Iran : Đệ nhất phu nhân nghiêm cẩn tuân thủ luật Hồi Giáo

Đến với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Courrier International tóm lược lại bài viết của một số tờ báo ở Iran cho biết, vợ Tổng thống Ahmadinejad rất biết giữ truyền thống Hồi giáo của đất nước.
Bà Azam Al-Sadat Farahi, phu nhân Tổng thống Ahmadinejad, rất ít xuất hiện trên các diễn đàn quốc tế, chủ yếu bà xuất hiện trước công chúng chỉ trên lãnh thổ Iran. Phát biểu ở các hiệp hội phụ nữ, đệ nhất phu nhân Iran luôn kêu gọi bảo vệ « các giá trị của phụ nữ Hồi giáo ». Bà than phiền, nhiều phụ nữ Iran hiện tại không tôn trọng qui định trang phục đạo Hồi. Bà khẳng định : « Phương Tây sợ sức mạnh biểu trưng của chiếc khăn trùm Hồi giáo ». 
Nói là làm, bản thân phu nhân Tổng thống cũng tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về y phục dành cho phụ nữ Hồi giáo : bà luôn trùm khăn đen che kín cả người (khăn trùm của phụ nữ Hồi giáo dòng Chiite), ngay cả khi xuất hiện trên diễn đàn quốc tế. Một nhà báo người Mỹ nhận định, "bà Farahi đại diện cho tất cả những gì mà chính phủ nước cộng hòa Hồi Giáo Iran muốn có ở người phụ nữ».

Trung Quốc : Đệ nhất phu nhân tương lai biết đánh bóng hình ảnh cho chồng

Dù chưa chính thức, nhưng tất cả như đã chắc chắn rằng, trong kỳ đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc mùa thu này, ông Tập Cận Bình sẽ thay vị trí của chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Vợ ông, bà Bành Lệ Viên, là người thế nào ? Courrier International dẫn lại bài của tờ The Wall Street Journal tại New York để giải mã về vị đệ nhất phu nhân Trung Quốc tương lai này. Bài viết có tựa đề là một câu hỏi: « Ai mới thật sự là ngôi sao ? ».
Tờ báo đặt câu hỏi như thế, bởi bà Bành Lệ Viên hiện là một ca sĩ trứ danh tại Trung Quốc, đã mang nghệ thuật ca hát của Trung Quốc đến giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới. Bà có thể được xem là « thanh sắc lưỡng toàn ». Còn trong quân đội, bà mang đến hàm thiếu tướng. Tài năng và danh tiếng đến mức có khả năng làm lu mờ hình ảnh của ông Tập Cận Bình.
Tờ báo nhắc lại, mấy năm gần đây, bà Lệ Viên đã từng bước bước ra khỏi cái bóng của chồng mình trên trường chính trị. Chẳng hạn như việc năm 2011, bà trở thành đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới. Khi thảm họa động đất xảy đến với tỉnh Tứ Xuyên năm 2008, bà Lệ Viên cũng đứng ra tổ chức nhiều buổi trình diễn để quyên góp cứu trợ nạn nhân.
Hiểu được việc xã hội Trung Quốc chưa sẵn sàng cho một đệ nhất phu nhân quá nổi tiếng về mặt truyền thông, bà Lệ Viên đã bắt đầu chọn cho mình cách xuất hiện trước công chúng trong thời gian gần đây với trang phục bình dị của quân đội, trái ngược với hình ảnh thường thấy là trang phục lộng lẫy, son phấn đậm màu.
Một điểm đáng lưu ý khác, là bà cũng bắt đầu biết cách tạo hình ảnh đẹp cho chồng. Bà không ngần ngại kể về tình cảm giữa hai vợ chồng với công chúng, nhưng trong các buổi nói chuyện ấy, bà luôn không thiếu lời hoa mỹ để ca ngợi chồng mình.

Bắc Triều Tiên : Vợ ông Kim Jong-il được ca ngợi đảm đang

Hôm 10/6 này, chính phủ Bình Nhưỡng đã cho công chiếu một đoạn phim tài liệu về vợ của nhà lãnh đạo quá cố của Bắc Triều Tiên, bà Ko Young Hee, trong đó bà được ca tụng là tận tụy với chồng con. Tờ Mainichi Sumbun của Nhật Bản đăng bài về bộ phim, được Courier International dẫn lại với hàng tựa : « Người vợ lẻ được đưa ra ánh sáng ».
Bộ Phim dài 90 phút, ca tụng ba người phụ nữ được họ gọi là « Những người mẹ vĩ đại » đó là : mẹ nhà sáng lập chế độ Kim Nhật Thành, mẹ ông Kim Jong Il và mẹ nhà lãnh đạo hiện tại của Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong Un.
Riêng đối với mẹ của ông Kim Jong Un, bà Ko Young Hee, thì đây là lần đầu tiên bà được xuất hiện với tư cách đầy đủ là một thành viên của nhà họ Kim. Trong phim, người ta thấy hình ảnh của bà trước kia, dù chưa được chính thức là đệ nhất phu nhân, nhưng bà đã sống với tư cách đó. Chẳng hạn như việc bà luôn tháp tùng cùng chồng trong các chuyến thị sát tình hình ở các nhà máy, hay thậm chí các cuộc thao diễn quân sự.
Bà luôn sát cách hỗ trợ, động viên ông Kim Jong Il trong buổi đầu chồng bà kế vị, vào những năm 1990, lúc xảy ra nạn đói kinh hoàng làm nhiều triệu người thiệt mạng. Bà cũng tự mình nghĩ ra những món ăn ít tốn tiền để quảng bá trong quần chúng. Còn đối với con trai Kim Jong Un, hình ảnh trong phim cho thấy, bà tận tụy cùng con, bên cạnh chăm sóc cho con ăn học.

Pháp : « Lệnh ông không bằng cồng bà »

Liên quan đến vợ chồng tổng Pháp, tuần san L’Express đặt câu hỏi : « Ai mới là sếp thật sự ? ». 
Bàn về quyền lực của đệ nhất phu nhân, có lẽ không đâu mà cái quyền lực này mạnh đến thế, nó mạnh đến mức không chỉ làm khuynh đảo cấp dưới mà còn làm nghiêng ngửa cả Tổng thống. Đó chính là trường hợp của bà Valérie Trierweiler, người vợ không hôn thú đang sống cùng đương kim Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Theo tờ báo, sự ghen tuông, đấu đá lẫn nhau giữa người vợ trước của ông Hollande là bà Ségolene Royal và bà Trierweiler đã âm ỉ từ lâu, thế nhưng bỗng chốc bùng nổ dữ dội trước vòng hai của cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vừa qua. Khi ấy, bà Royal đang đối mặt với nguy cơ bị đánh bại ở vòng hai. Trong khi Tổng thống Hollande và lãnh đạo đảng Xã hội đều ủng hộ bà Royal, thì trên trang Twitter cá nhân của mình, bà Trierweiler đã lên tiếng ủng hộ đối thủ của bà Royal. L’Express nhận định : Tổng thống không muốn lẫn lộn giữa đời tư và việc chung, thế mà đã thất bại.
Thêm vào đó, tờ báo có bài phân tích thật dài mang tên « Người khiếm nhã bất đắc dĩ », cho biết, ông Hollande dù luôn muốn giữ kín đáo cho đời sống riêng tư, nhưng rốt cuộc đời tư của ông lại bị báo giới săm soi tỉ mỉ. Nguyên nhân do đâu? Do bà Trierweiler. Tờ báo kể lại nhiều việc làm của bà gây ảnh hưởng đến ông Hollande, trong đó có việc lạm dụng ảnh hưởng để gạt bỏ những người mà bà không thích.
Thậm chí, tờ báo còn đăng thật to một bức ảnh ghi lại cảnh bà Trierweiler đang ghì ông Hollande vào để hôn môi thắm thiết trước mặt bàn dân thiên hạ trong buổi lễ ăn mừng chiến thắng của ông ngày 6/5 rồi.

Miến Điện : Bà Aung San Suu Kyi vẫn kiên trì lý tưởng

« Người phụ nữ đối lập muôn thuở », đó là tựa đề bài viết đăng trên Le Nouvel Observateur nhận định về bà Aung San Suu Kyi sau hai chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài, một đến Thái Lan, một đến châu Âu.
Bàn về chuyến công du châu Âu, tờ báo đặc biệt chú ý đến điểm dừng chân Oslo, nơi bà San Suu Kyi đọc diễn văn chính thức về giải Nobel Hòa bình mà bà đã được vinh danh cách đây 21 năm. Trong bài diễn văn này, bà không ngần ngại đề cập tỉ mỉ đến việc ở Miến Điện còn nhiều tù nhân chính trị và tình trạng xung đột tôn giáo nghiêm trọng đang diễn ra trong nước. Bà cũng tỏ ra chưa chắc chắn về quá trình cải tổ hiện tại của chính phủ Tổng thống Thein Sein. Còn trong chuyến thăm Thái Lan, tại Bangkok, bà cũng tỏ ra nghi ngờ quá trình cải cách này, đến mức gây phẫn nộ cho giới cầm quyền Miến Điện.
Tóm lại, theo tờ báo, bà luôn lo âu cho tương lai đất nước và luôn sẵn sàng dấn thân, như lời trong một bức thư bà gửi cho chồng trước khi hai người kết hôn : « Nếu nhân dân cần đến em, thì anh hãy để em ra đi làm tròn bổn phận của mình ».

Thi tú tài : Pháp cấm lướt web, Đan Mạch cho lên mạng

Trong lĩnh vực giáo dục, tuần san Le Monde mang đến một thông tin đáng chú ý với bài viết : « Ở Đan Mạch, thi tú tài bằng cách lên mạng ».
Trong các kỳ thi tú tài, Bộ Giáo dục Pháp triển khai hàng loạt biện pháp cấm thí sinh sử dụng điện thoại thông minh vì lo ngại sẽ dùng nó để lên mạng. Thế mà ở Đan Mạch, từ năm 2010 đến nay, Bộ Giáo dục nước này đã bắt đầu thí điểm cho phép thí sinh lên mạng trong khi làm bài thi tú tài.
Trước đó, học sinh cấp ba của Đan Mạch cũng đã được phép lên mạng khi làm bài kiểm tra tiếng Đan Mạch, toán và các môn khoa học xã hội. Còn sinh viên ở các trường thương mại Đan Mạch trước đó cũng được phép sử dụng internet trong khi làm bài thi các môn marketing, kinh tế quốc tế. Năm nay, Bộ Giáo dục Đan Mạch đã cho phép thêm năm môn mới.Đương nhiên, khi cho phép lên mạng thì cũng có một số chế tài kèm theo: cấm sử dụng các trang mạng xã hội, giáo viên sử dụng phần mềm chống sao chép...
Nói về lợi ích của biện pháp này, những người thực hiện cho rằng, nó giúp cho người học biết phân biệt thế nào là « sao chép » và « trích dẫn ». Họ cho rằng, dùng đầu óc để suy nghĩ quý hơn là học thuộc lòng. Một điểm quan trọng nữa mà những người ủng hộ nhấn mạnh, đó chính là việc hằng ngày học sinh đã có thói quan lên mạng, vậy nên đưa các kỳ thi cử lại gần hơn với đời sống thường nhật của học sinh.
Xin nhắc lại rằng, ở Đan Mạch, từ 20 năm nay, sinh viên được phép sử dụng tài liệu để làm bài thi./Lê Phước (RFI)

Không có nhận xét nào: