17.6.12

Tin tuc The gioi nguoi viet


Tư lệnh Hạm đội 7: Đòi hỏi của TQ ở biển Đông là quá đáng
Thứ bảy 16/06/2012 

(GDVN) - “Có một số nước trên thế giới, tôi nghĩ rằng Trung Quốc là một trong số họ, theo quan điểm cuả chúng tôi thì những đòi hỏi quá mức của họ về lãnh hải cũng những hạn chế quá đáng (do họ đặt ra) không phù hợp với luật pháp quốc tế và không phù hợp với luật biển”

Luật Công ước biển Liên Hợp Quốc là một trong những con đường hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền hàng hải, nếu không có thể dẫn đến xung đột. Đó là phát biểu của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ngày hôm qua 15/6.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel J.Locklear III trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 15/6
Sau buổi điều trần này, Đô đốc Samuel J.Locklear III đã chia sẻ với các phóng viên trong buổi họp báo tại Lầu Năm Góc quan điểm này như một phần nội dung điều trần của Hải quân Mỹ trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Liên Hiệp Quốc triển khai kí kết Công ước biển từ tháng 12/1982 và chính thức có hiệu lực từ 11/1994 sau khi đã có 60 quốc gia trên thế giới ký kết.
Mỹ đã không phê chuẩn Công ước biển, nhưng thời gian gần đây ngày càng nhiều yêu cầu từ giới quân sự nước này kêu gọi Mỹ nên tham gia.
“Cần thiết phải có một khuôn khổ pháp lý ổn định cho các lĩnh vực hàng hải thuận lợi cho lợi ích quốc gia của Mỹ và bảo đảm quyền tiếp cận của chúng tôi đến các khu vực quan trọng này”, Đô đốc Locklear nói.
Trước đó, ngày 23/5 Ngoại trưởng Hillary Clnton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Martin Dempsey đã có mặt trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ để hối thúc cơ quan lập pháp Mỹ thông qua Công ước biển Liên Hợp Quốc.
“Các quy ước cụ thể về quyền lợi, quyền tự do và quyền sử dụng biển rất quan trọng đối với lực lượng của chúng tôi khi vận chuyển quá cảnh và hoạt động trong vùng biển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương”,Tư lệnh Hạm đội 7 chia sẻ.
“Quy ước là một thành phần quan trọng của một cách tiếp cận dựa trên luật pháp khuyến khích giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình”.
“Hơn nữa, quy ước một sự cân bằng hiệu quả của các quốc gia ven biển và các nước tuyên bố chủ quyền biển, khuôn khổ pháp lý ổn định mà chúng ta giúp cho hoạt động đàm phán thuận lợi đối với lợi ích của chúng ta, chúng ta nên tận dụng như là sự kiểm tra các bên liên quan có sự khẳng định, khiếu nại về biển, hàng hải quá mức”.
Chính vì Mỹ không phải là một nước tham gia ký kết Công ước biển Liên Hợp Quốc cho nên theo Tư lệnh hạm đội 7, “những thách thức của Hoa Kỳ chính là (tiếng nói của Mỹ) ít đáng tin cậy hơn so với những gì có thể”.
Tại diễn đàn an ninh Shangri-La quy tụ giới chức quân sự, học giả 28 nước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã một lần nữa đề cập khá rõ quan điểm của Mỹ với vấn đề biển Đông
Và do đó, tham gia Công ước biển Liên Hợp Quốc sẽ đặt Mỹ “ở một vị trí mạnh mẽ hơn trong việc tuân thủ các quy tắc chứa đựng trong nó, các quy tắc mà chúng tôi đã được bảo vệ từ bên ngoài ngay từ thập niên 80 trể về trước”, Đô đốc Locklear nói.
Vị Tư lệnh này còn đề cập đến các quy ước và “luật tục” thiết lập tiêu chuẩn cho tàu quân sự đi qua các vùng lãnh hải, các quần đảo và các eo biển lớn.
“Có một số nước trên thế giới, tôi nghĩ rằng Trung Quốc là một trong số họ, theo quan điểm cuả chúng tôi thì những đòi hỏi quá mức của họ về lãnh hải cũng những hạn chế quá đáng (do họ đặt ra) không phù hợp với luật pháp quốc tế và không phù hợp với luật biển”.
Những hạn chế này nếu được cộng lại với nhau và ban hành sẽ hạn chế việc sử dụng của cộng đồng quốc tế đối với 1/3 diện tích đại dương của thế giới, Đô đốc Locklear cho hay, và sẽ ảnh hưởng đến tất cả các eo biển lớn cũng như các đường biển truyền thống hàng hải, hải quân giữa các cảng.
Bản đồ vẽ 9 nét đứt, còn gọi là đường "lưỡi bò" do chính quyền tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc chế ra năm 1947, sau này chính phủ Trung Quốc vin vào làm cớ và ra sức hợp pháp hóa nó (phi pháp, phi lý)
Tất cả các quốc gia liên quan đều có quyền tự do hàng hải và họ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nếu như các khiếu nại, tranh chấp không được giải quyết. Công ước biển Liên Hợp Quốc có thể hình thành cơ sở cho một diễn đàn quốc tế để các quốc gia thể hiện tuyên bố chủ quyền một cách cạnh tranh.
Theo quan điểm của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, có đủ nguồn lực hàng hải cho tất cả mọi người (các nước) trên thế giới và các vụ tranh chấp chủ quyền nên được giải quyết một cách hòa bình.
Trả lời một câu hỏi về quan hệ hợp tác quân sự Mỹ - Trung Quốc, Đô đốc Locklear cho hay, “Tôi mong muốn tiếp tục đối thoại và thực hiện một số chuyến thăm. Tôi có kế hoạch thăm Trung Quốc trong vòng vài tuần tới theo lời mời của họ.”
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thăm Trung Quốc năm 2008, lúc đó là ông Timothy Keating. Mặc dù các chuyến thăm viếng quân sự cấp cao giữa hai nước vẫn diễn ra, song không có đột phá nào được thực hiện vì những khác biệt quá lớn và các mâu thuẫn lợi ích nảy sinh giữa Mỹ và Trung Quốc
Chuyến thăm sẽ đề cập, thảo luận về "tuyên bố của quân đội hai bên và tất cả các vấn đề khác xung quanh đó", ông nói, “Một mối quan hệ đối tác phong phú giữa hai quốc gia là "rất quan trọng" cho an ninh châu Á-Thái Bình Dương”, Đô đốc Locklear cho biết.
"Tôi nghĩ rằng những tin tức tốt lành là, chúng ta đang ở một vị trí mà trong những tháng tới, những năm tiếp tiếp theo sẽ vẫn có một cuộc đối thoại phong phú," ông nói thêm.
Tranh chấp lãnh hải trên biển Đông trong điều kiện hiện nay là một thế cờ hết sức phức tạp và bị chi phối của nhiều yếu tố, bên trong cũng như bên ngoài khu vực.


Tập trận chung Mỹ - Philippines 25/4. Philippines đang nỗ lực nâng cao năng lực quốc phòng, dựa vào nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ từ bên ngoài, đặc biệt là Mỹ - Nhật Bản. Nhưng nếu cho rằng dựa vào Mỹ đế chống Trung Quốc sẽ là một sai lầm, chỉ có thể lợi dụng xu thế Mỹ quay lại biển Đông để củng cố khả năng phòng thủ cho mình và nâng cao vị thế trên bàn đàm phán
 Những phát biểu vừa rồi của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Locklear và những động thái của giới chức cấp cao Washington thời gian qua cho thấy Mỹ đặc biệt quan tâm đến biển Đông nói riêng, châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Tuy nhiên, Mỹ quan tâm theo cách của Mỹ, tức là vì Mỹ có lợi ích trong đó. Ngoài tự do hàng hải, thì việc kiểm soát các đại dương lớn chính là biểu tượng, cũng là thực quyền của siêu cường số 1 thế giới kiểm soát các hoạt động toàn cầu.
Nếu thực tế Mỹ là siêu cường số 1 hiện nay là điều không thể phủ nhận và Trung Quốc đang là một cường quốc mới nổi rất muốn cạnh tranh với Mỹ, đang có tham vọng vươn ra đại dương là việc người Mỹ đã thấy rất rõ và không muốn nó xảy ra.
Biển Đông với vị thế chiến lược trọng yếu, cửa ngõ nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương trở thành tâm điểm sự chú ý của Mỹ khi Washington thấy Trung Quốc đang có hơi hướng mở đột phá khẩu xuống phía Nam vì mé Đông Bắc vẫn còn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đứng sau là Mỹ án ngữ trước mặt, khó vượt qua hơn.
Tàu sân bay USS George Washington - biểu tượng sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương và sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ trong khu vực
Mỹ quan tâm tới biển Đông, có những hình thức can thiệp thích hợp về bản chất là một xu thế các bên liên quan có thể và nên tận dụng để nâng cao tiếng nói, vị thế của mình trong đàm phán với Trung Quốc về biển đảo, tránh để Trung Quốc bẻ từng chiếc đũa.
Nếu cho rằng Mỹ vì một nước nào đó, một bên nào đó mà động binh với Trung Quốc thì thực sự ngây thơ, vì 2 cường quốc xung đột với nhau, để rồi Mỹ được cái gì?
Vì vậy những luận điệu của truyền thông Trung Quốc về cái gọi là các bên liên quan "lôi kéo, dụ dỗ" Mỹ can thiệp vào vấn đề biển Đông chỉ là sự tưởng tượng, kết quả của một sự sợ hãi do âm mưu bất chính thôn tính biển Đông khó thành nên họ mới phải ra sức loa lên như vậy. /Hồng Thủy
Reply With Quote
  #3  
Cũ hôm nay, 05:15 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,595
Thanks: 1,130
Được cảm ơn 1,319 lần trong 875 bài
Default

Tình trạng trái cây nhập từ Trung Cộng!
Posted on June 16, 2012 by HNSG

Sau nhiều năm vận động bởi các nhóm hoạt động trong nước vẫn từ hải ngoại, cho đến giờ phút này, thật sự người dân trong nước đã thấy quá ngán sợ các loại trái cậy ngập từ Trung Cộng. Một cuộc thăm dò không chính thức từ các báo trong nước vào tháng 6 này cho thấy sự tránh né mua bán các loại trái cây nhập từ Trung Cộng đã trở thành hành động chung của dân chúng. Nhiều người dân cho biết đã ngán lê, táo Trung Cộng sau khi nghe thông tin người trồng táo ở nước này dùng ni-lông tẩm hóa chất bọc táo ngay từ khi táo kết quả cho đến khi chín đỏ, giòn tan.

Khảo sát ở nhiều khu chợ lớn tại Saigon, người dân tỏ ra kinh hãi khi biết tin trên. Tại khu bán trái cây sầm uất ở chợ Bà Chiều và chợ Phú Nhuận, một phụ nữ cho biết nhiều ngày qua, khách e dè và hầu như lê, táo đều rơi vào tình trạng ế ẩm. Tuy nhiên khi được hỏi về nguồn gốc số lê, táo bày bán tại cửa hàng, tiểu thương này im lặng.
Qua tìm hiểu, người ta được biết rất nhiều lê, táo trong chợ có nguồn gốc từ Trung Cộng. Tin tức về các phát hiện mới đáng lo ngại từ việc trồng, nhân giống trái cây ở Trung Cộng luôn trở thành tin tức nóng bỏng trên các trang báo, cũng như trong các gia đình. Chẳng hạn mới đây báo chí đưa tin ờ Trung Cộng, táo trồng ở Yên Đài thuộc tỉnh Sơn Đông của nước này có thể đã bị nhiễm độc vì người trồng dùng túi nylon có hóa chất bọc trái cho đến khi trái táo chín. Giống táo Phú Sĩ của Yên Đài nổi tiếng với trái to, tròn, đỏ, ngọt, giòn, được bán khắp Trung Cộng và cũng được nhập vô số vào Việt Nam. Tin tức nàylan nhanh đến mức chỉ trong 2 ngày, nhiều chợ đã từ chối nhận mua hàng là táo lê từ Trung Cộng chuyển đến.

Một phụ nữ ngụ quận Bình Thạnh, Saigon, cho biết cô cũng có nghe dư luận nói về táo, lê Trung Cộng có thuốc trừ sâu rất độc, gây ung thư. Nhưng cô và gia đình không biết cơ quan chức năng có kiểm soát được loại trái cây sạch không. Tốt hơn hết là không dùng để khỏi phải lo sợ. Hồi tháng 5 vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển thực vật Cộng sản Việt Nam cho biết cơ quan này đã phát hiện một mẫu lê nhập cảng từ Trung Cộng có dư lượng endosulfan. Đây là loại dung dịch thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng ở Việt Nam vì độc tính cao, ảnh hưởng đến các sinh vật có ích trong môi trường và sức khỏe con người.

Liên hiệp quốc cũng đưa endosulfan vào danh sách hóa chất hữu cơ độc hại gây ô nhiễm lâu dài và phải loại khỏi thị trường toàn cầu vào năm 2012. Tuy nhiên loại chất độc hại này không bị cấm sử dụng ở Trung Cộng. Trong bài ghi nhận này tại Việt Nam, thông tín viên của SBTN cũng tìm thấy có rất nhiều câu nói dân gian đang lưu truyền về trái cây Trung Cộng, cho thấy một tâm trạng tẩy chay đã phố biến và lan rộng. Đơn giản và thường thấy nhất, là khi ai đó chọn một loại trái cây, người bên cạnh thường can ngăn với câu nói đồ Trung Cộng đó, muốn chết thì cứ ăn! /SBTN
Reply With Quote
  #4  
Cũ hôm nay, 05:16 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,595
Thanks: 1,130
Được cảm ơn 1,319 lần trong 875 bài
Default

THÊM MỘT GIÁO DÂN TỊ NẠN CỒN DẦU ĐẾN MỸ
Posted on June 16, 2012 by HNSG

Tin Los Angeles
 – Một giáo dân tị nạn Cồn Dầu vừa đến Hoa Kỳ hôm Thứ Năm, sau hơn hai năm lánh nạn tại Thái Lan, qua vận động của tổ chức BPSOS. Cô Nguyễn Thị Như Huỳnh 21 tuổi, giáo dân Cồn Dầu đã đặt chân đến phi trường quốc tế Los Angeles. Với một giọng đầy cảm động và rưng rưng nước mắt, cô nói điều cô lo lắng bây giờ là mẹ tôi còn ở Việt Nam, rồi thân nhân, giáo dân trong giáo xứ. Cô nhớ nhà lắm và cảm thấy cô đơn, chưa biết tương lai như thế nào. Cô cho biết khi lên máy bay tại Bangkok, cô rất lo và buồn, vì không thấy một người Việt Nam nào, muốn nói tiếng Việt cũng không được. Cô không bao giờ nghĩ có ngày gặp phải tình trạng này vì từ trước tới nay, tôi chỉ ở trong giáo xứ. Cô Nguyễn Thị Như Huỳnh là giáo dân tị nạn Cồn Dầu thứ năm đến Mỹ.

Hồi Tháng 5 có bốn người tị nạn Cồn Dầu đến Hoa Kỳ, hiện định cư tại Raleigh, tiểu bang North Carolina. Khi được hỏi về cuộc sống tị nạn ở Thái Lan, cô Huỳnh cho biết cuộc sống ở đó rất sợ hãi, không chỉ cho mình, mà cho cả người thân ở quê nhà. Bản thân cô rất cô đơn và luôn lo lắng không biết bao giờ mới được đến bến bờ tự do. Rồi cô kể lý do tại sao cô trở thành người tị nạn. Khi tham gia hát lễ tại đám tang của cụ bà Maria Đặng Thị Tân, công an ập vào tấn công họ. Khi tiếng súng đầu tiên nổ lên, mọi người chạy tán loạn. Cô bị bắt và sau khi được thả ra, đã cùng một người cậu trốn sang Lào. Rồi từ đó họ trốn sang Thái Lan và sống cho đến nay.

Giáo xứ Cồn Dầu tọa lạc tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Hồi Tháng Năm, 2010, tại đây xảy ra một vụ tranh chấp được truyền thông quốc tế nói là liên quan đến đất nghĩa trang, và lực lượng công an xuất hiện, chặn người dân trong lúc họ đang chuẩn bị chôn cất một bà cụ 82 tuổi.
Sau khi sự việc xảy ra, một số giáo dân phải bỏ trốn sang Thái Lan lánh nạn. Khi được hỏi về dự định trong những ngày tới, cô Huỳnh trả lời chưa biết như thế nào, cô rất muốn đi học trở lại, nhưng tiếng Anh còn yếu quá. Trước mắt, cô sẽ kiếm việc gì đó làm để tự sống, rồi tính sau, rồi phải làm cái gì đó giúp những người còn lại, nhất là mẹ cô còn kẹt ở Cồn Dầu. Được biết, ngày hôm sau, cô Huỳnh sẽ bay đi tiểu bang Tennessee sống với một người chú. Qua sự vận động của BPSOS, trong số hơn 80 người còn kẹt ở Thái Lan, 54 người đã có quy chế tị nạn, còn hơn 30 người chưa có. Trong số này, có 5 người bị Cao Ủy Liên Hiệp Quốc khước từ quy chế tị nạn và đang trong tiến trình xem xét để kêu gọi Cao Ủy tái cứu xét những trường hợp này. /SBTN
Reply With Quote
  #5  
Cũ hôm nay, 05:19 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,595
Thanks: 1,130
Được cảm ơn 1,319 lần trong 875 bài
Default

Cử tri Pháp bầu vòng hai Quốc hội 
Cập nhật 17/06/2012.


Tổng thống François Hollande gặp dân chúng sau khi đi bầu Quốc hội, ngày 17/06/2012, tại Tulle, Corrèze, vùng Limousin, miền trung Pháp REUTERS

Vào lúc giữa trưa hôm nay, Chủ nhật 17/06/2012, tỷ lệ cử tri Pháp tham gia bầu dân biểu cao hơn tuần trước. Sáu tuần sau khi đưa ông François Hollande, thuộc đảng Xã hội vào ghế tổng thống, cử tri Pháp có lẽ sẽ cho vị lãnh đạo mới một đa số tuyệt đối tại nghị trường. Đây là cuộc bầu cử sau cùng của năm 2012.

Sau vòng một Chủ nhật tuần trước, 36 ứng cử viên đã đắc cử dân biểu. Hôm nay, cử tri bầu chọn 541 dân biểu còn lại trong số những ứng cử viên vào chung kết.
Tại hầu hết các đơn vị bầu cử, trận « chung kết » chính trị đối đầu hai cánh tả - hữu truyền thống. Tuy nhiên, trong mùa bầu cử năm nay, có 35 đơn vị vào chung kết với ba ứng cử viên. Trong số 35 đơn vị này, có 29 ứng cử viên là đại diện của đảng cực hữu bài ngoại Mặt trận Quốc gia.
Trừ trường hợp bất ngờ, Quốc hội mới sẽ gồm đa số là dân biểu cánh tả.

Đảng Xã hội có cơ may chiếm đa số tuyệt đối, nếu không, vẫn có thể trông cậy vào thế liên minh với đảng Xanh.
Cánh hữu truyền thống được dự báo mất đa số, nhưng cũng có thể duy trì được trên 200 dân biểu trên tổng số 577.
Đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia hy vọng sẽ được 7 ghế dân biểu, trong khi các viện thăm dò ý kiến dự báo giành được 3 ghế là tối đa.

Tại Pháp, Quốc hội (Hạ viện) có vai trò soạn thảo luật và kiểm soát chính phủ . Tuy công việc lập pháp chia đều với Thượng viện, nhưng nếu có bất đồng thì Hạ viện có tiếng nói sau cùng. Hiện nay, Thượng viện Pháp cũng do cánh tả kiểm soát.
Trong trường hợp bất đồng giữa hành pháp và lập pháp thì chính phủ có quyền đưa ra đạo luật, dựa theo điều khoản 49.3 của Hiến pháp, nhưng theo Hiến pháp sửa đổi tháng 07/2008, chỉ được sử dụng vũ khí này một lần trong mỗi khóa họp Quốc hội.
Ngược lại, Hạ viện có thẩm quyền lật đổ chính phủ bằng « nghị quyết bất tín nhiệm ». /Tú Anh (RFI)



Last edited by viettin; hôm nay at 07:56 PM.
Reply With Quote
  #6  
Cũ hôm nay, 05:21 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,595
Thanks: 1,130
Được cảm ơn 1,319 lần trong 875 bài
Default

Châu Âu theo dõi cuộc bầu cử đầy bất trắc tại Hy Lạp 
Cập nhật 16/06/2012.


Alexis Tsipras, lãnh đạo cánh tả cực đoan Syriza chống chính sách thắt lưng buộc bụng (Reuters)

Giới lãnh đạo quốc tế và đặc biệt là châu Âu đều quan ngại mong chờ kết quả bầu cử tại Hy Lạp. Nếu vào chiều nay, cánh tả cực đoan giành được đa số tại Quốc hội để thành lập chính phủ thì Hy Lạp có khả năng ra khỏi vùng đồng tiền chung euro. Sự kiện này sẽ là cơn địa chấn cho cả Hy Lạp lẫn Liên Hiệp Châu Âu.

Cử tri Hy lạp đang đứng trước một sự lựa chọn vừa khó khăn vừa có hệ quả nghiêm trọng : bầu cho Mặt trận cánh tả với chủ trương chống lại chính sách thắt lưng buộc bụng hay bầu cho đảng Tân Dân chủ để chấp nhận giảm lương đánh đổi hậu thuẫn tài chính quốc tế ?
Theo phe tả triệt để của của thủ lãnh 37 tuổi Alexis Tsipras thì chắc chắn Hy Lạp sẽ bị ra khỏi vùng euro và tự bơi với đồng tiền cũ. Còn nếu dồn phiếu cho cánh hữu Tân Dân Chủ và đảng Xã Hội liên minh cầm quyền thì Hy Lạp sẽ được châu Âu tài trợ chống khánh tận trước mắt, nhưng phải trả giá bằng những cải cách đớn đau, những hy sinh về lương bổng, trợ cấp xã hội y tế và nhất là mất chủ quyền.
Theo giới phân tích, đây cũng không phải là giải pháp hay nhất vì chính sách « thắt lưng buộc bụng » mà Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF và Bruxelles áp đặt đang làm đời sống của đa số người dân Hy Lạp rất khó khăn. Họ có thể gây bạo loạn như đã từng xảy ra trong những tháng qua và hệ quả có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Hoa Kỳ, qua lời thứ trưởng Tài chính Lael Brainard, phải nhìn nhận tình hình Hy Lạp « rất phức tạp » nhưng Washington « tin » rằng dân chúng nước này sẽ không bỏ đồng euro và châu Âu « sẽ cùng Hy Lạp tìm một con đường » phù hợp với chiều hướng này.
Tại Châu Á, bài bình luận của Tân Hoa xã hôm nay không che giấu lo âu của Bắc Kinh nếu châu Âu chìm sâu vào khủng hoảng. Bắc Kinh hiện giữ trong tay khoảng 500 tỷ đôla nợ công của châu Âu. Châu Âu cũng là thị trường số một tiêu thụ hàng xuất khẩu của Trung Quốc. /Tú Anh(RFI)



Last edited by viettin; hôm nay at 07:42 PM.
Reply With Quote
  #7  
Cũ hôm nay, 05:23 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,595
Thanks: 1,130
Được cảm ơn 1,319 lần trong 875 bài
Default

Hàng dệt may và giày dép xuất sang châu Âu giảm: Cần một giải pháp vĩ mô 
Cập nhật 17/06/2012.


Công nhân một nhà máy may ở huyện Thương Tín, ngoại thành Hà Nội. Ảnh chụp ngày 04/01/2012. REUTERS/Kham

Đã ba tháng liên tiếp, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang châu Âu liên tục giảm, và tình hình này còn có thể kéo dài đến năm 2013. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), đơn hàng từ châu Âu đã giảm khoảng 20%, và hiện có khoảng nửa triệu công nhân ngành này hoặc bị mất việc, giảm lương, hoặc phải choàng gánh thêm việc khác. Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu các mặt hàng da giày lại càng ít sáng sủa, vì lệ thuộc nhiều vào thị trường châu Âu.

Chúng tôi đã trao đổi về vấn đề này với ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh. /Thụy My(RFI)
Reply With Quote
  #8  
Cũ hôm nay, 05:25 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,595
Thanks: 1,130
Được cảm ơn 1,319 lần trong 875 bài
Default

Hơn 30 thành viên Phong trào Phụ nữ Áo trắng được trả tự do 
Cập nhật 17/06/2012.


Những người Phụ nữ Áo trắng Cuba trong một cuộc tuần hành phản đối. Ảnh: Reuters

Hôm qua, 16/06/2012, bà Berta Soler, lãnh đạo phong trào Phụ nữ Áo trắng cho AFP biết công an Cuba đã thả toàn bộ 32 thành viên của nhóm sau 24 giờ bị tạm giam. 

Theo bà Berta Soler, “số phụ nữ này đã được thả từ từ , bởi vì mục đích chỉ nhằm ngăn cản họ đến La Habana vào ngày hôm qua, thứ Bảy 16/6/2012 để họp nhóm nhân Ngày lễ dành cho những người Cha”.
Tuy nhiên, cũng có khoảng 10 người đã đến được trụ sở của hội để họp nhóm, theo như lời xác nhận của lãnh đạo phong trào với AFP. Bà cho biết là nhiều thành viên khác trong nhóm cũng đã bị công an Cuba ngăn cản và giám sát chặt chẽ.
Xin nhắc lại là 32 người này đã bị công an Cuba bắt giữ vào hôm thứ sáu 15/6, khi đang trên đường đến thủ đô La Habana. Trong số này, có 23 người đến từ ba tỉnh miền Đông là Guantanamo, Santiago và Granma. Chín người còn lại đến từ tỉnh Villa Clara, thuộc miền Trung Cuba. /Minh Anh(RFI)
Reply With Quote
  #9  
Cũ hôm nay, 05:28 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,595
Thanks: 1,130
Được cảm ơn 1,319 lần trong 875 bài
Default

Hy Lạp bầu Quốc hội trong bối cảnh tả - hữu bất phân thắng bại 
Cập nhật 17/06/2012.


Chủ tịch đảng cánh tả Syriza, Alexis Tsipras bỏ phiếu tại Athens ngày 17/06/2012. REUTERS/John Kolesidis

Đêm qua, 16/06/2012, người dân Hy Lạp đã ăn mừng thắng lợi của đội tuyển bóng đá quốc gia được vào vòng tứ kết Euro 2012, sau khi đánh bại đội tuyển Nga 1-0. Sáng nay, 9,9 triệu cử tri nước này được kêu gọi đi bầu Quốc hội, một cuộc bỏ phiếu được đánh giá mang tính lịch sử, như một cuộc trưng cầu dân ý về việc Hy Lạp có nên ở lại trong khu vực đồng tiền chung châu Âu hay không.

Do vậy, toàn thế giới, đặc biệt là châu Âu, theo dõi sát sao cuộc bầu cử tại Hy Lạp.
Các phòng phiếu bắt đầu mở cửa từ 04 giờ GMT và đóng cửa vào lúc 16 giờ GMT. Vào thời điểm đó, các thăm dò kết quả sơ bộ cuộc bầu cử được công bố.
Trong số các đảng ra ứng cử, có hai đảng chính quyết định vận mệnh của Hy Lạp vào thời điểm hiện nay; Một bên là đảng cánh hữu Tân Dân chủ khẳng định chủ trương duy trì Hy Lạp trong khu vực đồng euro, nhưng đồng thời đòi phải sửa đổi nội dung thỏa thuận được ký giữa Athens và các nhà tài trợ, liên quan đến việc trợ giúp tài chính nước này. Bên kia, đảng cấp tiến cánh tả Syriza nhấn mạnh đến việc đàm phán lại Hiệp định về kỷ luật ngân sách của châu Âu, sau nhiều tuần lễ kêu gọi hủy bỏ văn bản này.
Theo các cuộc thăm dò chính thức được công bố cách nay 15 ngày, thì tương quan lực lượng giữa hai đảng này gần như ngang nhau.
Tuy nhiên, theo AFP, hôm thứ Năm, thị trường chứng khoán đã tăng 10% sau khi có thông tin về các cuộc thăm dò dư luận không chính thức, theo đó, cánh hữu có thể giành được thắng lợi.
Cách nay hơn một tháng, ngày 06/05, người dân Hy Lạp đã đi bầu Quốc hội. Kết quả cuộc bỏ phiếu rất phân tán, các đảng phái không thể liên minh được với nhau để có được đa số cần thiết đứng ra lập chính phủ. Hy Lạp rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị, không thực hiện được các cam kết thắt lưng buộc bụng để nhận tài trợ của quốc tế. Do vậy, chính quyền Hy Lạp buộc phải tổ chức lại cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày hôm nay. /Đức Tâm (RFI)

Last edited by viettin; hôm nay at 07:41 PM.
Reply With Quote
  #10  
Cũ hôm nay, 05:30 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 3,595
Thanks: 1,130
Được cảm ơn 1,319 lần trong 875 bài
Default

Cử tri Ai Cập tham gia bầu cử tổng thống vòng hai 
Cập nhật 16/06/2012.


Cử tri Ai Cập chuẩn bị đi bỏ phiếu vòng 2 (REUTERS)

Sáng nay, 16/06/2012, cử tri Ai Cập bắt đầu đi bỏ phiếu vòng hai trong cuộc bầu cử tổng thống để chọn lựa giữa một người thuộc chế độ cũ và một người thuộc phong trào Hồi Giáo cực đoan. Phóng viên AFP có mặt tại hiện trường cho biết, các phòng phiếu bắt đầu mở cửa từ 8h sáng giờ địa phương (6h GMT). 

Cử tri Ai Cập đã đến sắp thành từng hàng dài trước giờ mở cửa. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra hôm nay và ngày mai, với tổng số cử tri trên cả nước gần 50 triệu người. Kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố vào ngày 21 tháng Sáu này.
Đây là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ khi ông Hosni Mubarak từ chức hồi năm rồi. Hai trên tổng số 13 ứng viên vào vòng hai là ông Ahmad Chafiq, từng là thủ tướng của ông Mubarak cho đến khi ông này từ chức, và ông Mohammed Morsi, thuộc phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo. Ở vòng một diễn ra ngày 23 và 24/05 vừa qua, ông Morsi về đầu với 24,7% số phiếu, còn ông Chafiq về nhì với 23,6% số phiếu.
Theo AFP, cử tri Ai Cập hiện bị phân thành hai cực : Nếu bầu cho ông Morsi thì sợ phong trào Hồi Giáo cực đoan thống trị xã hội, nếu bầu cho ông Chafiq thì ngại rằng chế độ cũ sẽ phục hồi. Đối với người Copte (tín hữu thiên chúa giáo Copte Ai Cập), họ cho biết sẽ chọn cựu thủ tướng của ông Moubarak, vì lo ngại nếu ứng viên Morni thắng thì người Copte sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội.
Để đảm bảo an ninh cho bầu cử, khoảng 150.000 quân nhân và nhiều cảnh sát đã được triển khai ở hơn 13.000 phòng phiếu trên cả nước.
Hội đồng Quân đội Tối cao Ai Cập bắt đầu điều hành đất nước sau khi tổng thống Mubarak từ chức. Hội đồng này đã hứa sẽ trao quyền lại cho chính phủ dân sự khi tổng thống mới được bầu xong. Thế nhưng, tiến trình dân chủ ở Ai Cập có vẻ lắm khó khăn bởi hai quyết định mới đây của Tòa án Bảo hiến Tối cao : một hủy kết quả bầu cử quốc hội, một cho phép ông Chafiq tiếp tục cuộc đua bất chấp một đạo luật cấm người của chế độ cũ tham gia tranh cử.
Nhiều chỉ trích đã nổi lên tố cáo Hội đồng Quân đội Tối cao đang có âm mưu thâu tóm quyền lực. Các đảng cánh tả đã ra thông cáo cho rằng : « Kịch bản phản cách mạng đã quá rõ ràng…Hội đồng Quân đội Tối cao đang khôi phục chế độ cũ. Cuộc bầu cử tổng thống này chỉ là một vở hài kịch nhằm giúp Hội đồng Quân đội Tối cao củng cố quyền lực và để phục vụ cho ứng viên chế độ cũ Ahmad Chafiq ».
Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại trước việc kết quả bầu cử Quốc hội bị hủy và nói rõ đang xem xét những biện pháp để phản ứng lại quyết định này. Công ty thẩm định tài chính Fitch của Mỹ thông báo đã hạ điểm của Ai Cập từ BB- xuống còn B+ do những bất ổn chính trị của nước này. /Lê Phước (RFI)

Last edited by viettin; hôm nay at 07:43 PM.
Reply With Quote
Trả lời

Không có nhận xét nào: