Theo tường thuật của thông tín viên Stéphane Lagarde, đài RFI, tại Bắc Kinh, người đàn ông 28 tuổi này đã bị công an tỉnh Quảng Đông bắt giữ, sau khi ẩu đả với một tài xế xe “honda ôm”. Tuy nhiên, người này đã qua đời trong thời gian bị giam giữ tại đồn.
Hôm qua, đại sứ Nigeria tại Bắc Kinh đã vội vàng gởi hai nhân viên sứ quán đến hiện trường nhằm xoa dịu bớt cơn giận dữ của cộng đồng người Nigeria.
Mặt khác, ông cũng yêu cầu chính quyền địa phương phải giải thích rõ vụ việc. Một loạt các nghi vấn cần phải làm sáng tỏ đã được các quan chức Nigeria gởi đến các quan chức tỉnh Quảng Đông.
Thứ nhất, liệu ông Celestine Elebechi đã rơi vào tình trạng hôn mê khi bị dẫn về đồn hay không, theo như lời xác nhận của nhiều nhân chứng? Trong trường hợp nếu có, tại sao ông ta không được chuyển ngay đến bệnh viện?
Khác với lời xác nhận của công an địa phương, khi bị dẫn về đồn người đàn ông Nigeria vẫn còn tỉnh.
Tiếp đến chuyện gì đã xảy ra trước khi cái chết của ông ta được thông báo 4 giờ sau đó. Có phải Celestine Elebechi đã bị công an đánh đập do anh ta không trình ra được hộ chiếu, theo như một nhân chứng khác khẳng định?
Sự việc này gợi nhắc lại vào tháng 7 năm 2009, gần 100 người đã bao vây chính đồn công an này, khi một người châu Phi đã nhảy qua cửa sổ trong một vụ truy bắt người nước ngoài bất hợp pháp.
Tuy nhiên, sự việc xảy ra đã làm nổi lên một vấn đề khác trong xã hội Trung Quốc hiện nay : chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Khi đoàn người biểu tình Nigeria đi ngang, nhiều người dân Quảng Đông đã hô to “Hãy về nhà của bây đi, Quảng Đông không muốn nhận chúng bây!”. Thái độ kỳ thị này còn được biểu thị rộng rãi trên mạng Internet như “người châu Phi vô giáo dục, phải để chúng nó trở về nước của chúng!”…
Hôm qua, đại sứ Nigeria tại Bắc Kinh đã vội vàng gởi hai nhân viên sứ quán đến hiện trường nhằm xoa dịu bớt cơn giận dữ của cộng đồng người Nigeria.
Mặt khác, ông cũng yêu cầu chính quyền địa phương phải giải thích rõ vụ việc. Một loạt các nghi vấn cần phải làm sáng tỏ đã được các quan chức Nigeria gởi đến các quan chức tỉnh Quảng Đông.
Thứ nhất, liệu ông Celestine Elebechi đã rơi vào tình trạng hôn mê khi bị dẫn về đồn hay không, theo như lời xác nhận của nhiều nhân chứng? Trong trường hợp nếu có, tại sao ông ta không được chuyển ngay đến bệnh viện?
Khác với lời xác nhận của công an địa phương, khi bị dẫn về đồn người đàn ông Nigeria vẫn còn tỉnh.
Tiếp đến chuyện gì đã xảy ra trước khi cái chết của ông ta được thông báo 4 giờ sau đó. Có phải Celestine Elebechi đã bị công an đánh đập do anh ta không trình ra được hộ chiếu, theo như một nhân chứng khác khẳng định?
Sự việc này gợi nhắc lại vào tháng 7 năm 2009, gần 100 người đã bao vây chính đồn công an này, khi một người châu Phi đã nhảy qua cửa sổ trong một vụ truy bắt người nước ngoài bất hợp pháp.
Tuy nhiên, sự việc xảy ra đã làm nổi lên một vấn đề khác trong xã hội Trung Quốc hiện nay : chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Khi đoàn người biểu tình Nigeria đi ngang, nhiều người dân Quảng Đông đã hô to “Hãy về nhà của bây đi, Quảng Đông không muốn nhận chúng bây!”. Thái độ kỳ thị này còn được biểu thị rộng rãi trên mạng Internet như “người châu Phi vô giáo dục, phải để chúng nó trở về nước của chúng!”…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét