Kinh tế Việt Nam đang rơi vào giảm phát, nghĩa là vật giá sụt giảm. Điều này dẫn tới nguy hiểm là kinh tế sẽ không thể tăng trưởng, và do vậy sẽ không cung ứng được việc làm mới cho người đang thất nghiệp và cho giới trẻ mỗi năm tới tuổi lao động.
Ngắn gọn, giảm phát vì dân cạn tiền, và mọi tai hại sẽ dẫn tới.
Tờ báo chuyên về kinh doanh VEF gọi đó là “Nguy cơ mới từ giảm phát.”
Bản tin VEF cho biết, “Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 6/2012 giảm 0,26% so với tháng trước, sau 38 tháng tăng liên tục.”
Báo này giải thích thêm, rằng mức giảm CPI cả nước tháng này so với tháng trước không nhiều bất ngờ sau khi Hà Nội và TP.SG, hai đầu tàu kinh tế chiếm tỷ trọng khoảng trên 30% rổ CPI của cả nước, đã công bố CPI giảm đáng kể. Với mức giảm này, so với cuối năm ngoái, CPI tháng này còn tăng 2,52%. Còn so với cùng tháng năm trước, CPI chỉ còn tăng 6,9%, rất sát với lạm phát kỳ vọng của năm như các chuyên gia đã từng công bố.
Lý do giảm phát vì hầu hết mặt hàng đều giảm giá.
VEF ghi theo Vụ trưởng Vụ Giá, Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, cho biết CPI giảm đầu tiên sau gần 40 tháng là do ban nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất theo thứ tự trong rổ hàng hóa gồm: Dịch vụ ăn uống (chiếm gần 40%), nhà ở và điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (10%), giao thông (9%) đều có mức giảm rõ rệt. Thêm vào đó, chiếm tỷ trọng 30% trong chỉ số chung, việc giảm phát ở hai thành phố lớn là Hà Nội âm 0,17 và TP.SG âm 0,43 đã tạo ra lực kéo mạnh khiến CPI cả nước giảm mạnh theo.
Nguy hiểm của giảm phát là sẽ tai hại cho việc làm, theo VEF.
Bản tin ghi rằng, “TS. Trần Du Lịch đã nhiều lần cảnh báo, nếu giảm phát xảy ra sẽ gây sốc cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Theo ông Lịch, trong trường hợp CPI năm nay không tăng 7-8% thì tốc độ tăng GDP sẽ khó đạt 5,5-6%. Điều này có nghĩa thay vì đối phó với lạm phát, nền kinh tế phải đối phó với tình trạng kỳ lạm tức làm lạm phát không được như mong muốn.
Điều này sẽ tác động lớn đến sản xuất kinh doanh của DN, tới giải quyết công ăn việc làm và an sinh xã hội.
"Mỗi năm, Việt Nam có thêm 1 triệu người bổ sung vào thi trường lao động và 500 ngàn người chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Nếu không đảm bảo tăng GDP 5,6-6%, CPI không tăng khoảng 7,5% thì không thể giải quyết được 1,6 triệu việc làm", ông Lịch nhấn mạnh.”
VEF cũng nhắc rằng, “...khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin 70% doanh nghiệp thua lỗ trong quý I, gần 22.000 doanh nghiệp đã giải thể, GDP quý I chỉ tăng 4% và đương nhiên là đi kèm với đó là các vấn đề xã hội như thất nghiệp, thu nhập giảm, vỡ nợ... thì rõ ràng đây là một cảnh báo đáng lưu tâm.”
Ngắn gọn, giảm phát vì dân cạn tiền, và mọi tai hại sẽ dẫn tới.
Tờ báo chuyên về kinh doanh VEF gọi đó là “Nguy cơ mới từ giảm phát.”
Bản tin VEF cho biết, “Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 6/2012 giảm 0,26% so với tháng trước, sau 38 tháng tăng liên tục.”
Báo này giải thích thêm, rằng mức giảm CPI cả nước tháng này so với tháng trước không nhiều bất ngờ sau khi Hà Nội và TP.SG, hai đầu tàu kinh tế chiếm tỷ trọng khoảng trên 30% rổ CPI của cả nước, đã công bố CPI giảm đáng kể. Với mức giảm này, so với cuối năm ngoái, CPI tháng này còn tăng 2,52%. Còn so với cùng tháng năm trước, CPI chỉ còn tăng 6,9%, rất sát với lạm phát kỳ vọng của năm như các chuyên gia đã từng công bố.
Lý do giảm phát vì hầu hết mặt hàng đều giảm giá.
VEF ghi theo Vụ trưởng Vụ Giá, Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, cho biết CPI giảm đầu tiên sau gần 40 tháng là do ban nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất theo thứ tự trong rổ hàng hóa gồm: Dịch vụ ăn uống (chiếm gần 40%), nhà ở và điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (10%), giao thông (9%) đều có mức giảm rõ rệt. Thêm vào đó, chiếm tỷ trọng 30% trong chỉ số chung, việc giảm phát ở hai thành phố lớn là Hà Nội âm 0,17 và TP.SG âm 0,43 đã tạo ra lực kéo mạnh khiến CPI cả nước giảm mạnh theo.
Nguy hiểm của giảm phát là sẽ tai hại cho việc làm, theo VEF.
Bản tin ghi rằng, “TS. Trần Du Lịch đã nhiều lần cảnh báo, nếu giảm phát xảy ra sẽ gây sốc cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Theo ông Lịch, trong trường hợp CPI năm nay không tăng 7-8% thì tốc độ tăng GDP sẽ khó đạt 5,5-6%. Điều này có nghĩa thay vì đối phó với lạm phát, nền kinh tế phải đối phó với tình trạng kỳ lạm tức làm lạm phát không được như mong muốn.
Điều này sẽ tác động lớn đến sản xuất kinh doanh của DN, tới giải quyết công ăn việc làm và an sinh xã hội.
"Mỗi năm, Việt Nam có thêm 1 triệu người bổ sung vào thi trường lao động và 500 ngàn người chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Nếu không đảm bảo tăng GDP 5,6-6%, CPI không tăng khoảng 7,5% thì không thể giải quyết được 1,6 triệu việc làm", ông Lịch nhấn mạnh.”
VEF cũng nhắc rằng, “...khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin 70% doanh nghiệp thua lỗ trong quý I, gần 22.000 doanh nghiệp đã giải thể, GDP quý I chỉ tăng 4% và đương nhiên là đi kèm với đó là các vấn đề xã hội như thất nghiệp, thu nhập giảm, vỡ nợ... thì rõ ràng đây là một cảnh báo đáng lưu tâm.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét