21.3.11

Khi một thằng điên cũng biết sợ?


Khi một thằng điên cũng biết sợ?

Cả tuần qua, nhiều người hồi hộp theo dỏi các biến chuyển chính trị và quốc tế liên quan đến cuộc cách mạng tại Libya.  Khi các phần tử trung thành và lính đánh thuê của nhà độc tài Gadhafi phản công tái chiếm các thành thị do lực lượng quần chúng nỗi dậy chiếm đóng thì Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vẫn không có quyết định cụ thể gì. Lên gân trong một vài tuyên bố không có trả lời, Gadhafi cho quân đội với  sự yểm trợ áp đảo  của Lục Quân và Không Quân tiến về phía Đông.  Ngày thứ Năm, 3/17/2011, trước khi tấn công vào Benghazi, thủ  phủ của các lực lượng nỗi dậy, Gadhafi còn ngạo mạn tuyên bố  “… thế giới sẽ thấy cái gì xãy ra trong đó.  Chúng tôi sẽ vào trong đó đêm nay và sẽ không có một ân huệ nào…”

Thật là đầy châm biếm khi ngoài các bạn bè hiếm hoi trên thế giơí mừng cho ông còn có lẻ loi vài bình luận gia, thậm chí có cả người Việt, bắt đầu chế nhạo chính nghĩa của những người nỗi dậy và cả Tổng Thống Hoa Kỳ khi ông tuyên bố “Gadhafi  phải ra đi”…
Có cái gì hảnh diện cho một nhà cầm quyền khi dùng đủ loại vũ khí giết người để đàn áp người dân của chính mình? 
Nhưng ngay sau khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chấp thuận thiết lập vùng cấm bay trên không phận Libya vào chiều cùng ngày cũng như khi Ngoại Trưỡng Pháp tuyên bố đã sẵn sàng tấn công Libya trong vài giờ, Gadhafi đã cho Ngoại Trưỡng của mình tuyên bố chính phủ ông tôn trọng quyết định của Liên Hiệp Quốc (LHQ)…  Nhưng quyết định của LHQ không chỉ thiết lập  vùng cấm bay mà còn cho phép đồng minh xữ dụng tất cả mọi biện pháp để bảo vệ an ninh cho thường dân nghĩa là bảo vệ các vùng tự trị vừa dành được của quần chúng nỗi dậy  .  Hoa Kỳ còn nói rõ rằng Gadhafi phải rút lui tất cả các lực lượng đã chiếm đóng tại các thành phố dân chúng đã nỗi dậy và kiễm soát cũng như cung cấp trở lại các phương tiện sinh sống như điện, nước và hơi đốt cho thường dân một cách vô điều kiện.  Và cần rõ ràng: đây không phải là một mặc cả.
Có thể do xem thường lời cảnh cáo của ông Obama và Đồng Minh, không tin Đồng Minh có thể phản ứng kịp khi quân đội của mình đã ở ngay ngoài thành phố hay cũng có thể ráng làm cho xong để đặt Đồng Minh trước một sự đã rồi, lực lượng của ông Gadhafi vẫn tiến công …  Chỉ trong ngày thứ Sáu sau đó, không lực Pháp đã tiêu diệt tức khắc các lực lượng bộ binh chủ yếu là xe tăng và trọng pháo đang bao vây Benghazi và các thành phố khác, 112 hoả tiển Tomahawk đuợc phóng đi từ Địa Trung Hải đã tấn công và phá hủy ít nhất 20 trong tổng cọng 30 căn cứ không quân của Gadhafi trong khi không quân hoàng gia Anh thì bảo đãm vùng cấm bay phải được tôn trọng…
Chính quyền Gadhafi đã bị chối bỏ trên trường quốc tế.  Tài sản của gia đình Gadhafi đã bị phong tỏa.  Công nhân ngoại quốc tại các mõ dầu, nơi làm ra tiền cho chế độ Gadhafi đã bỏ đi… con đường của Gadhafi đang đi là con đường không thể trở lại, nhất là khi Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã đoạn tuyệt với chính quyền này.  Đây là một bài học cho những chế độ độc tài ngoan cố.  “Khi một chính quyền xữ dụng bạo lực để tàn sát cả những người dân của mình thì họ đã mất tính chính đáng của một chính quyền.” 
Như tôi có lần đề cập, cuộc nỗi dậy tại Libya là một bài học rất quí báu cho Việt-Nam vì chế độ của Gadhafi là một chế độ độc tài cực kỳ ngoan cố tại Bắc Phi mà có thể trong tương lai người Việt-Nam cũng phải đối diện với một nhà cầm quyền như thế.  Ở đây ta thấy vai trò của quốc tế trở nên cực kỳ quan trọng và đã làm thay đổi toàn bộ cuộc diện của cuộc cách mạng tại Libya khi những người nỗi dậy đã thiếu hẵn khả năng tự vệ bằng quân sự cho chính họ. Với bảo đãm của quốc tế, khả năng tiêu diệt lực lượng nỗi dậy của Gadhafi đã trỡ thành ảo tưởng.  Ngược lại, người ta đang thảo luận về một con đường cho Gadhafi rút lui để tránh đổ máu.  Vấn đề là Gadhafi có quá ít bạn bè trên thế giới.  Khi cả thế giới và ngay cả khối Ả Rập Hồi Giáo cũng quay lưng với ông thì có lẻ chỉ còn 2 nước ông có thể đến là Venezuella và… Việt-Nam?
Nhưng chính người dân của Libya phải nỗi dậy trước để cho mình cơ hội mà LHQ hay không một nước ngoại quốc nào sẽ làm dùm.  Trong những ánh mắt gần như tuyệt vọng (?) của người dân Benghazi vào buổi tối thứ Năm 3/17/2011, chúng ta chứng kiến một sự thật của lịch sữ:  hoặc là họ sẽ bị xe tăng cũa Gadhafi nghiền nát hoặc là họ sẽ (đã) được đồng tình của thế giới tiến bộ để lập nên một trang sữ mới cho dân tộc của mình.  Bằng tay không xuống đường, trước khả năng đàn áp bằng quân sự của Gadhafi,  người dân Libya không thể tin rằng mình phải chắc chắn thành công để tiến hành một cuộc cách mạng như thế.  Tôi có đọc lại tiến trình của cả 2 cuộc cách mạng tại Tunisia và tại Ai Cập.  Mohamed Bouazizi, một thanh niên cùng cực, bán hàng rong mà còn bị làm nhục đến phải tự tử.  Khaled Said, một nhân viên điện toán bị cảnh sát hành hung đến chết…  Với tất cả xúc động, tôi hiểu rõ ràng cả hai cuộc cách mạng đã thật ra phát xuất từ  sự phẩn nộ của những con người khi đối diện với những bất công và bạo tàn  xãy ra cho đồng loại của mình.   Còn người dân của quê hương tôi, còn quê hương tôi, họ sẽ lấy gì làm vũ khí cho mình để đứng dậy?.
Tuần qua, thế giới cũng đã chứng kiến văn hoá của người dân  Nhật trong đối diện với thiên tai thảm khốc vừa đã xãy ra cho dân tộc họ.  Trong khi ca tụng tinh thần tự trọng của người dân Nhật, người Việt có tự hỏi mình phải làm gì để vượt qua những khó khăn của đời sống hiện nay, trong nỗi sợ hải vì có thể bị đàn áp và dưới một nền giáo dục “còn đảng, còn mình” này? Ngày nay người Việt-Nam không chỉ phải đấu tranh cho một nền tự do, dân chủ và tiến bộ của đất nước mà còn phải nhìn thấy hiễm họa nô lệ Bắc thuộc đang ngày càng lộ liểu trước khi quá muộn.   Nếu chưa biến thành hành động cụ thể thì hãy hỏi lại chính mình phải chăng bạn đã sẵn sàng? – Đừng bị ru ngũ và đừng tự ru ngũ mình.  Các bạn trẻ tuổi và chúng tôi có lẻ có một điểm rất giống nhau: những người đã có tuổi như chúng tôi thì cuộc đời không còn nhiều để mất và các bạn trẻ thì  lại càng không nên để mất cả một cuộc đời.  Hảy tỉnh dậy, người Việt.
Võ Trang

Không có nhận xét nào: