1.9.11

Những lần chạy án (phần 1)


Những lần chạy án (phần 1)

Kính gởi Dân Làm Báo

Vụ án tham nhũng tày đình Huỳnh Ngọc Sĩ cuối cùng thì cũng kết cục rất là nhẹ nhàng: ông Huỳnh Ngọc Sĩ được hạ từ án chung thân thành 20 năm. Tức là từ vô thời hạn thành án có thời hạn. Nhìn qua ai cũng dễ ngộ nhận là thích đáng với một tên phạm tội tham nhũng, 20 năm còn gì? Nhưng dưới cái nhìn của một người từng đi chạy án tôi biết chắc chắn rằng: vụ án này đã được CHẠY. Với bản án này thì ông Huỳnh Ngọc Sỹ chỉ đi tù 6 năm là vui thú điền viên. Giờ đây tôi không im lặng nữa mà lên tiếng. Tôi xin gởi đến Dân Làm Báo những sự thật trong các lần chạy án của tôi. Nó liên quan đến nhiều người và nhiều vụ khác nhau. Tôi xin kể lại dưới dạng nhiều bài viết mà Dân Làm Báo có thể coi là nhiều phóng sự cũng được. Vì sự an ninh tính mạng cho cá nhân tôi và nhiều nhân chứng khác đang sống ngay giữa Sài Gòn và Hà Nội chúng tôi chỉ viết thật tên những quan tòa hay cán bộ VKS Tối cao từng nhận tiền của tôi, còn những nhân vật khác tạm thời chúng tôi xin được thay tên đổi họ.

Rất mong Dân Làm Báo quan tâm và hiểu rõ tâm trạng của tôi. Hoàn toàn không phải "chỉ đường hươu chạy" mà qua đây tôi muốn vạch mặt những tên quan tòa thối nát, những cán bộ VKSTC tham nhũng. Chính vì những con người này mà nhiều gia đình tiêu tán. Kẻ ác thì lọt tội và người ngay thẳng bị hại.

Tôi kể những kinh nghiệm chạy án này như một lời sám hối. Nói ra cho nhẹ nhàng. Có nhắm mắt thì cũng ra đi thảnh thơi.

Trân trọng


*

Vụ thứ nhất : Ngân hàng G.

Thời điểm cuối thập niên 80 thế kỷ trước các HTX tín dụng thay nhau phá sản do ảnh hưởng nhiều vụ như là nước hoa Thanh Hương. Ngân hàng thương mại G. ra đời trong bối cảnh nâng khống số tiền vốn pháp định mà cũng do "chạy" mới nâng cấp lên thành ngân hàng. Thời điểm này số ngân hàng trên địa bàn thành phố đếm trên đầu ngón tay. Chúng tôi bỏ qua những chuyện liên quan đến kinh doanh ngân hàng giai đoạn này mà chỉ nói đến việc liên quan đến chạy án. Số tiền thất thoát vào giai đoạn này trên nhiều tỷ đồng. Đổ vỡ của ngân hàng G ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tài chính không chỉ trên địa bàn thành phố mà cả nước thời bấy giờ. Dĩ nhiên là tất cả các nhân sự của ngân hàng G. phải vào tù. Vụ án này xử đến xử lui nhiều lần gây tốn kém nhiều bút mực của báo giới cái thời báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên mỗi tuần chỉ có 1 số rồi lên 2 số. Có một án tử hình và nhiều án chung thân trong vụ này. Chúng tôi tham gia chạy án cho một người bị kết tội chung thân.

Khi người nhà chúng tôi bị bắt thì đương nhiên cả dòng họ vào cuộc chạy án. Giai đoạn điều tra thì chạy cho công an kinh tế từ Bộ Nội Vụ (lúc này chưa tách công an và quốc phòng thành 2 bộ). Phải nói là giai đoạn này là tốn tiền nhiều nhất do chưa biết đường đi nước bước và chưa có các mối liên hệ. Mọi giao dịch của chúng tôi thông qua nhân vật tên là Dũng. Anh ta là con rể của một người họ hàng bên vợ của ông Lê Đức Anh. Chính ông Dũng này giới thiệu cho gia đình chúng tôi biết ông Việt hiện làm tổng biên tập tạp chí kiểm sát thuộc VKSTC có trụ sở ở 44 Lý Thường Kiệt- Hà Nội. Những đường đi nước bước của chúng tôi là do 2 ông này phối hợp và chỉ cách chạy án. Các ông này chỉ cho chúng tôi chia nhỏ vụ án ra nhiều khúc mà chạy:

1. Giai đoạn điều tra chạy để cho số tiền thất thoát ít bớt xuống hòng chuyển đổi tội danh. Mọi giao dịch khâu này do ông Dũng chạy. Tôi nhớ là nhà của ông Dũng trong chung cư Bộ Nội Vụ số 237 Nguyễn Văn Cư- Quận 1, SG.

2. Kết thúc điều tra chuyển qua VKS thì chạy để cho VKS truy tố tội danh nhẹ hơn.

3. Xét xử sơ thẩm chạy cho án tử hình thành án chung thân.

4. Xét xử phúc thẩm chạy từ án chung thân thành án 20 năm.

5. Trong trại giam thì chạy án để trưởng trại giam ký lệnh giảm án và quay trở lại tòa án để chánh án chấp nhận.

Bây giờ nói thì dễ nhưng các giai đoạn đó chung chi rất mệt. Không như thời nay trong các lần chạy án thì chỉ việc chuyển tiền vào tài khoản của các nhân vật này. Bây giờ thì tham nhũng tinh vi hơn nhưng lúc đó thì chồng tiền mặt. Đem đến tận nhà giao còn ăn cơm với gia đình của họ nữa.

Trong vụ án của chúng tôi thì những nhân vật sau liên quan đến chuyện nhận tiền của chúng tôi:

1. Giai đoạn điều tra chúng tôi chạy tiền qua ông Dũng ở trong khu tập thể Bộ Nội Vụ (bây giờ là Bộ công an) số 237 Nguyễn Văn Cừ. Ông Dũng lo luôn chạy bên VKS người nhận tiền tên là ông Bộng, bây giờ là chồng Luật Sư Hoàng Mỹ trên đường Võ Thị Sáu.

2. Giai đoạn xét xử sơ thẩm chúng tôi chạy tiền cho thẩm phán Sáu nhà ở gần chợ Bến Thành.

3. Giai đoạn phúc thẩm chúng tôi chạy tiền cho thẩm phán Tấn ở Quận 4.

4. Giai đoạn thi hành án chúng tôi chạy tiền cho ông Nguyễn Trung Binh trưởng trại giam Z30 A ở Xuân Lộc, Đồng Nai.

Mọi giao dịch ở Hà Nội và cả những bài báo trên tạp chí Kiểm Sát thì chúng tôi rất tốn kém cho ông Việt. kể cả những chuyến công tác trong Miền Nạm đi chơi với em út thì ông Việt luôn ép gia đình chúng tôi chung chi. Chính việc tiếp xúc với ông Việt này mà chúng tôi đã có nhiều mối quan hệ quen biết ở Hà Nội trong những lần chạy án tiếp theo.

Dựa vào kinh nghiệm chạy án của tôi thì trường hợp của ông Huỳnh Ngọc Sỹ bây giờ cũng đã được chạy án theo chiến thuật sau:

Tử hình xuống chung thân.
Chung thân xuống 20 năm.
20 năm ra trại thì chỉ 7 năm( tức 1/3 án ) sẽ về nhà.

(còn tiếp)



. Bookmark the permalink.

10 Responses to Những lần chạy án (phần 1)

  1. SÔNG LAM - HỒNG LĨNH . says:
    Ồ ! cảm ơn bạn TRẦN VIÊN PHƯƠNG nghe ! bạn đăng bài này muộn quá ,nếu bạn đăng sớm cách đây 2 tháng thì tui còn biết để mà CHẠY ÁN cho anh CÙ HUY HÀ VŨ , người ta nói "đòng bạc đâm TOẠC bản án " tiếc quá ,tiêc quá .......... anh VŨ ơi ! với nhân dân anh không có tội gì cả, chúc anh mọi sự BÌNH AN .
  2. Nặc danh says:
    Chạy án "kinh tế" hoặc "hình sự" thôi, chứ án "chính trị" thì.......
  3. ô sin ĐÀI LOAN . says:
    CHẠY ÁN với DỰ ÁN có tiền làm được tất ,chạy tất , bán tất, kể cả nước ,bán tất , kể cả " ĐẤT NƯỚC và CON NGƯỜI VN " bán tất, ( biển đảo và xuất khẩu lao động ).
  4. Bán tuốt says:
    Đọc bài của bác, thú thực em lướt qua chỉ mất...60 giây.
    Những thứ này cũ xưa rồi, gần nhà có chú mắc tội tiêu thụ đồ gian bị xử tù, nhà nghèo k chạy nổi, khi ở tù ra chú em kể chuyện bạn tù...y như bác luôn!!
    Thế thì các "Cán bọ" mới sống được chứ, toàn Đảng toàn Dân làm kinh tế mờ!!
  5. DÂN VIỆT says:
    TÁN TẬN LUƠNG TÂM MÀ CÁI GÌ MÀ TRÃ BÁN ĐUỢC CÁI GÌ MÀ TRÃ CHẠY ĐƯỢC -VÌ NƯỚC TA DANG SỐNG TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỄU -
  6. vuong says:
    " Có tiền mua tiên cũng được ".
    " Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn ...".
    " Vai mang tuí bạc kè kè , nói bậy nói bạ chúng nghe rầm rầm ".
    Từ xưa đến nay nó là những câu nói ở miệng nhân gian .Ai cũng công nhận "Tiền" có sức mạnh vạn năng !nhất là trong thời buổi CS này nó đã được nâng lên tầm cao mới , vì dưới chủ thuyết vô thần lòng tự trọng , danh dự ,nhân phẩm ,yêu nước chỉ là con số không .Đây cũng là kết quả của đấu tranh giai cấp ,của đấu tố , chuyên chính vô sản ,phá hoại mọi giềng mối xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc để đảng CS dễ bề thống trị .
    CS cũng là con người với những bản ngã tham ,sân ,si nhưng đảng , công an , những kẻ có chức có quyền được lợi thế nên càng tôn thờ "Tiền" . Tiền đã trở thành "Duy ngã độc tôn " trong nội bộ đảng và chính quyền sinh hoạt mua bán địa vị hay chạy án càng náo nhiệt hơn nữa !Mọi ngõ ngách đều diễn ra sinh hoạt mua bán này , nó diễn ra hàng ngày hàng giờ . Hạng thấp mua bán thấp ,hạng cao mua bán nhiều , cao hơn nữa bán Biển Đaỏ , Biên Giới ,Đất liền ,Tây Nguyên , Đấu Thầu ....cao chót vót thì chạy với quan thày Bắc Kinh để có chức Tổng bí thơ , Thủ Tướng , Chủ Tịch Nước , Chủ tịch Quốc Hội ...
    Kẻ sĩ trở thành vô liêm sỉ , nhà baó bán lương tâm .Thời buổi vàng thau lẫn lộn là thế "lẳng lơ chết cũng ra ma ,chính chuyên chết cũng đưa ra ngoài đồng ".
    Thật bi đát dưới thời Cộng Sản ! Nhưng may mắn thay ngoài những kẻ vô thần CS quạy nát xã hội chúng ta , ngoài những kẻ vô liêm sĩ vãn còn người tự trọng ;Họ thà hy sinh chứ không bán rẻ lương tâm ,họ thà ở tù chứ không chạy án , họ chống án bằng chính đạo minh bạch , họ là tấm gương sáng có thực ,chứ không phải lý thuyết xa vời ,cho chúng ta và con cháu noi theo .Đó là những vị đáng kính như Cù Huy Hà Vũ ,Cha Nguỹên văn Lý ,Phạm Thanh Nghiên ,Trần Anh Kim ....rất nhiều ,rất nhiều như các ông bà , anh chị biểu tình vì yêu nước . Họ có bị bắt ,giam hãm ,ra tòa họ cũng không chạy án .Họ có lý tưởng , sức mạnh của họ là lý lẽ đanh thép ở toà chứ không phải đồng tiền .
    Đồng tiền đối với họ là thứ yếu và càng trở nên vô nghiã nếu là tiền đút lót .Tiền đút lót là tiền nhục vì nó làm mất danh dự , hạ thấp lý tưởng cao đẹp .Tôi thật sự kính nể họ ,điển hình là CHHV vừa rồi ,xin đừng nói chạy án với CHHV ,nếu chạy án CHHV không còn là CHHV nữa !.
  7. vks lũ sâu says:
    bác TRẦN VIÊN PHƯƠNG ạ đến giờ vẫn chưa muộn làm tố cáo bọn sâu bọ đó.để dân ta sống hạnh phúc muôn đơì
  8. Nặc danh says:
    Đồ đá,đồ đồng đã qua giờ đây chúng ta sống trong thời kỳ đồ ĐỂU.lụât lạ và người lạ
  9. Nặc danh says:
    CONG HOA XA HOI CHU NHGIA THOI NAT!!!
  10. TƯỜNG MINH says:
    Bác Trịnh Viên Phương ơi!
    Bác viết ra bây giờ chưa phải là muộn đâu!
    Những bằng chứng này là bằng chứng sống động chứng minh cho một nhà nước cs thối nát, mục ruỗng. Một thứ nhà nước theo cncs, mà họ đã lừa dối nhân dân VN bao nhiêu năm nay là tươi đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh. Một loại nhà nước theo chủ thuyết cs đã bị xụp đổ gần hết hơn 20 năm nay, giờ chỉ còn vài nơi còn ngắc ngoải như những cơ thể bệnh tật đầy người: Sida, ung thư ác tinh, ghẻ lở, hắc lào toàn thân ...
    Những bằng chứng mà bác Phương đã và sẽ kể ra là thứ bệnh đặc trưng của nhà nước cs, đã dẫn sự xụp đổ của "con khủng long đỏ"-Liên Xô là tiêu biểu nhất.
    Chế độ cs độc tài là môi trường thuận lợi nhất cho tham nhũng và hối lộ, nó phá hủy mọi quy luật, thiết chế để xây dựng một nhà nước có chế độ công bằng và bác ái, nó đào tạo ra những con người nhỏ nhen và ích kỷ, tham lam và đồi bại, tàn ác và dối trá, nó hủy hoại hết những đức tính tốt đẹp ở con người đó là tính người chỉ còn lại tính thú vật mà thôi.
    Cảm ơn bác đã cung cấp thêm những bằng chứng rất thực, để cho nhũng người VN còn nhẹ dạ cả tin và u mê ở trong chế độ cs độc tài được "sáng mắt" ra nhiều.

Không có nhận xét nào: