Cái cơ duyên đưa tôi đến với nghề Marketing là một sự tình cờ, từ đó tôi làm việc trong ngành này đã 4 năm. Nói về định nghĩa, Marketing là gì.? Người làm Marketing phải như thế nào.?..v.v…. Có quá nhiều định nghĩa, có quá nhiều kiến thức của rất nhiều chuyên gia nói về Marketing. 4 năm làm việc cho tôi một giá trị về kinh nghiệm làm Marketing, trong thời hiện đại:
Marketing là công tác làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ, chức năng và thương hiệu của chủ quản, từ đó làm tăng giá trị của người tiêu dùng (khách hàng).Bạn am hiểu nhiều kiến thức để bước vào kinh doanh, nhưng bạn không làm nên được giá trị sản phẩm của bạn, để từ đó không làm tăng giá trị của khách hàng. Một khi bạn không tạo ra được giá trị cho sản phẩm, dịch vụ, chức năng và thương hiệu của bạn, khách hàng sẽ chọn một đối tác khác, vì khi sử dụng sản phẩm của bạn khách hàng không có giá trị. Lãnh đạo một đất nước cũng không nằm ngoài quy luật này, nếu người lãnh đạo không tạo ra được giá trị cho các chính sách, không tạo ra được giá trị cho lời cam kết của lãnh đạo đối với nhân dân, nhân dân sẽ chọn một đối tác khác, vì người đó không còn giá trị để lãnh đạo.
Vì sao trước khi chọn lãnh đạo, chọn người đại diện, mọi ứng cử viên đều phải tổ chức ứng cử và tranh cử trước toàn thể cử tri của mình.? Vì người dân muốn loại bỏ sớm người không đủ khả năng và năng lực, tránh đưa lầm người đại diện, người lãnh đạo không có giá trị, làm không được việc. Công tác ứng cử và tranh cử nhằm giúp cử tri đánh giá được giá trị của ứng cử viên, từ đó chọn được người thích hợp để đắc cử. Tương tự trong kinh doanh, khi một sản phẩm muốn tung ra thị trường, điều trước tiên người điều hành phải cần cho khách hàng dùng thử, hoặc thăm dò ý kiến để nhận được sự đánh giá. Việc làm này giúp người điều hành sớm loại bỏ sản phẩm không đạt chất lượng dành cho khách hàng của anh ta, tránh đầu tư […] hàng loạt để rồi không kinh doanh được. Việc người điều hành cho khách hàng dùng thử, hoặc thăm dò nhằm mục đích đánh giá giá trị của sản phẩm, là cơ hội tạo ra giá trị cho sản phẩm sắp được kinh doanh đến với khách hàng.
Để làm tốt được công tác đánh giá giá trị của ứng cử viên hoặc giá trị của sản phẩm sắp được kinh doanh, các ứng cử viên và người điều hành cần phải có trách nhiệm tôn trọng nhân quyền. Ở đây là quyền được phát biểu ý kiến, quyền được đánh giá của cử tri đối với ứng viên, hoặc của khách hàng dành cho sản phẩm.
Khi ứng cử viên mới khởi sự quá trình tranh cử, cũng như người điều hành mới khởi sự đưa sản phẩm ra thị trường, họ luôn luôn đối mặt với 3 trạng thái tâm lý của mọi người chung quanh. Nói về sự lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu, thì bất kỳ ai cũng rơi vào 3 trạng thái đánh giá:
Tích cực: Tốt, được, đồng ý,..v.v….
Tiêu cực: Xấu, không được, không đồng ý,..v.v…..
Lưỡng cực: lưỡng lự, sao cũng được,..v.v…..
3 trạng thái tâm lý này cũng chính là cơ sở để chúng ta có thể giải thích được vì sao thông thường để bầu chọn cho một sự kiện gì đó, con người chỉ thường chọn 3 ứng cử viên hoặc 3 sản phẩm để tham gia quá trình thăm dò.
Quá trình nhận được phiếu bầu của cử tri dành cho người ứng cử, cũng như khách hàng tiêu thụ sản phẩm cho người điều hành, khi bắt đầu lúc nào cũng là số ít từ những người thân quen, chung quanh, những người biết đến giá trị của người ứng cử, hoặc giá trị của sản phẩm. Số ít đó bao gồm có thể là 40% tích cực + 6% lưỡng cực + 1% tiêu cực = 47%, 47% < 300%.
Trãi qua thời gian tranh cử, người ứng cử cần phải làm cho mọi cử tri biết đến giá trị của họ trước những đối thủ khác, họ cần phải thể hiện giá trị của họ để thuyết phục những người tích cực khác, lưỡng cực khác và tiêu cực khác ủng hộ họ. Nhằm giúp người ứng cử giành lấy được đa số phiếu, nhiều hơn các ứng cử viên khác. Đôi khi người ứng cử cũng phải biết hợp tác với ứng cử viên khác, nhằm thuyết phục 1 người không tiếp tục tham gia tranh cử để người ứng cử vượt lên đối thủ còn lại, dựa vào số phiếu bầu của cử tri đối tác.
Ta có một sơ đồ dựa trên 3 trạng thái tâm lý, được hiển thị tương ứng với 3 màu:
- Tích cực 100%
- Tiêu cực 100%
- Lưỡng cực 100%
Giả sử các ứng cử A và C đều có số phiếu bầu bằng nhau 100% từ 2 nhóm tích cực và tiêu cực cộng lại là 100% + 100% = 200%.
Và cả 3 ứng cử A, B, C đều có số phiếu bầu của nhóm Lưỡng Cực lần lược là: A có 33.3%, B có 33.4%, C có 33.3%
Khi đó ứng cử A có số phiếu bầu là 133.3%, ứng cử B có số phiếu bầu là 33.4%, ứng cử viên C có số phiếu bầu là 133.3%
Nếu ứng cử A thuyết phục được ứng cử B không tiếp tục tham gia tranh cử, đồng thời thuyết phục được cử tri lưỡng cực của B dồn phiếu cho mình, thì khi đó ứng cử A sẽ thắng sát nút ứng cử viên C, 166.7% phiếu so với 133.3% phiếu. Ngược lại, nếu ứng cử A đã thuyết phục được ứng cử B không tiếp tục tham gia tranh cử, nhưng không thuyết phục được cử tri lưỡng cực của B dồn phiếu cho mình thì,…. Ứng cử C sẽ chiến thắng trước ứng cử A. Đó là một cuộc chơi có tính toán nhưng tôn trọng nhân quyền dựa trên giá trị của ứng viên đó đối với xã hội.
Điều tương tự, người điều hành cũng có thể tổ chức thăm dò người tiêu dùng đánh giá về 3 sản phẩm sắp đưa ra thị trường. Khi xác định được 1 sản phẩm lưỡng cực, người điều hành có thể yêu cầu khách hàng lưỡng cực đánh giá 1 lần nữa nếu người điều hành bỏ đi sản phẩm lưỡng cực đó, thì số phiếu sẽ dồn về cho sản phẩm tiêu cực hay tích cực. Để từ đó, người điều hành sẽ có quyết định đưa ra thị trường 1, hay 2 sản phẩm, dựa trên giá trị của các sản phẩm mà người tiêu dùng đã biết đến và tin dùng.
Sau khi có kết quả bầu cử, ngưởi ứng cử được đắc cử sẽ tiến hành lựa chọn thành viên để cùng người đắc cử triển khai và thi hành các chính sách đã cam kết với cử tri, thực thi giá trị của người đắc cử. Người đắc cử vẫn có thể hợp tác với đối thủ của mình trong cuộc tranh cử sau khi đã đắc cử, nhằm giữ người đó lại, mở rộng và thực thi các chính sách có lợi cho cử tri, gia cố thêm uy tín và giá trị cho người đắc cử. Song song đó, người điều hành cũng đã chọn ra được 1 hoặc 2 sản phẩm để tung ra thị trường sau khi chắc chắn đã loại được 1 sản phẩm không đáp ứng được giá trị đối với người tiêu dùng. Người điều hành tiến hành sản xuất hàng loạt, tiếp thị, bán và quảng cáo sản phẩm ra thị trường.
Quá trình sản phẩm đến tay người tiêu dùng mọi việc đều thuận lợi. Bỗng nhiên đến 1 ngày, khách hàng phát hiện có sản phẩm bị lỗi gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của sản phẩm. Hơn ai hết, người điều hành cần tôn trọng nhân quyền thông qua việc tiếp nhận ý kiến của khách hàng, rà soát lại quy trình sản xuất cũng như lô hàng sản xuất cùng sản phẩm bị lỗi. Người điều hành cần mạnh dạng loại bỏ, tiêu hủy sản phẩm bị lỗi, hoặc cả lô hàng sản xuất bị lỗi, nhằm giữ uy tín và giá trị cho những sản phẩm còn lại. Đồng thời, người điều hành cũng cần phải thưởng cho khách hàng một, hoặc nhiều sản phẩm có giá trị tốt hơn, bảo đảm hơn sản phẩm bị lỗi nhằm giữ chân khách hàng và khẳng định uy tín cũng như giá trị của sản phẩm. Nếu có một thành viên nào đó trong bộ máy thực thi chính sách của người đắc cử làm hỏng việc, hoặc tham nhũng. Người đắc cử cũng phải làm điều tương tự như người điều hành, đó là loại bỏ thành viên lỗi đó ra khỏi bộ máy, phạt nặng thành viên đó, đồng thời thưởng và tuyên dương người đã giúp người đắc cử phát hiện thành viên làm hỏng việc đó. Người đắc cử phải thực thi tôn trọng nhân quyền, nhằm giữ uy tín và giá trị của người đắc cử trong trách nhiệm đã cam kết với nhân dân.
Nếu người điều hành không tôn trọng nhân quyền, không tôn trọng ý kiến khách hàng, sẽ dễ xảy ra xung đột giữa hai bên. Từ đó làm giảm giá trị của sản phẩm, giảm giá trị của thương hiệu và đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và giá trị của người điều hành. Điều này có thể khiến cho những khách hàng khác không còn tin dùng sản phẩm của người điều hành, mà khách hàng sẽ chọn một sản phẩm của đơn vị khác thay thế. Tương tự, khi cư tri phát hiện thành viên trong bộ máy thi hành chính sách của người đắc cử mắc lỗi. Nếu người đắc cử không tôn trọng nhân quyền, đứng ra bảo vệ thành viên trong bộ máy và xem cử tri như là một kẻ ‘phá đám’, tiến hành bắt giữ và tống giam cử tri. Thì sẽ dẫn đến xung đột lợi ích từ nhóm các cử tri còn lại tác động lên giá trị tiêu cực của người đắc cử. Dẫn đến cử tri muốn một người ứng cử khác lên thay thế, vì người đắc cử không còn giá trị tin dùng.
Đến đây, thông qua giá trị sản phẩm của người điều hành, hoặc giá trị thực thi chính sách của người đắc cử giúp cho chúng ta có được cái nhìn, cho dù cộng sản hay tư bản lãnh đạo đất nước thì cũng sẽ như nhau, khi tất cả đều tôn trọng và thực thi đầy đủ nhân quyền. Nhưng nếu một trong các thành phần không tôn trọng nhân quyền, thì sẽ gây ra xung đột lợi ích của nhau, tác động lên lợi ích của nhân dân. Mọi sự xung đột đều dẫn đến sự tranh đấu đòi hỏi quyền lợi, khi lên cao trào có thể dẫn đến chiến tranh. Điều này cho ta thấy rằng, mặc dù người Việt Nam rất đoàn kết với nhau về các vấn đề bảo vệ chung chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nhưng chúng ta đang bị chia rẻ sâu sắc vì xung đột lợi ích kiểm soát quốc gia, hay còn gọi là xung đột lợi ích lãnh đạo đất nước, đánh mất giá trị của sự đoàn kết.
Đến khi nào ý thức tôn trọng nhân quyền được thực thi tốt trong mỗi người dân Việt Nam không còn để xảy ra xung đột lợi ích kiểm soát quốc gia, nâng cao giá trị đoàn kết. Khi đó xã hội thực sự dân chủ để quyết định được có nên thay đổi chế độ hay không.? Để nhận biết được giá trị tôn trọng nhân quyền của mỗi người dân đã được cải thiện hay chưa, ta có thể nhìn vào cách mà người dân tham gia giao thông trên đường. Khi nào giảm bớt hoặc chấm dứt kẹt xe trên các đường hẹp, thì khi đó chính là lúc giá trị tôn trọng nhân quyền của người dân đã được thực thi.
Nếu chế độ Cộng Sản thực thi tốt việc tôn trọng nhân quyền, làm tăng giá trị cho nhân dân thì,… Chế độ đó vẫn có cơ hội đứng vững như các nhà điều hành của các Cty tư nhân đã mang sản phẩm có giá trị đến cho người tiêu dùng. Kinh doanh là phải có phát sinh lợi nhuận, lãnh đạo cũng không nằm ngoài, lãnh đạo có giá trị sẽ phát sinh được lợi nhuận thông qua giá trị của nhân dân được phát sinh. Bất kỳ chế độ nào lãnh đạo đất nước cũng không quan trọng và không bằng giá trị tôn trọng nhân quyền của người lãnh đạo.
Marketing không chỉ là công tác làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ, chức năng và thương hiệu của chủ quản, từ đó làm tăng giá trị của người tiêu dùng (khách hàng). Mà nó còn là công cụ làm tăng giá trị cho người lãnh đạo, nếu họ biết sử dụng Marketing đúng lúc, đúng thời điểm. Sử dụng Marketing đúng để làm tăng giá trị và sức ảnh hưởng của người lãnh đạo lên các chính sách cũng như tác động lên các nền tảng lãnh đạo sau này, nhằm mang lại lợi ích và giá trị cho nhân dân. Muốn làm tốt Marketing để tăng giá trị cho khách hàng, hoặc cho nhân dân, người lãnh đạo và điều hành cần phải thực thi tốt công tác tôn trọng nhân quyền. Chính ý thức tôn trọng nhân quyền của mỗi người dân cũng là nhân tố xây dựng một xã hội dân chủ, quyết định giá trị trong việc thực thi nhân quyền của người lãnh đạo, người điều hành. Tôn trọng nhân quyền để không gây xung đột.!
Mai Sỹ Xuân Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét