4.5.12

Bức tranh Kinh tế Việt Nam năm 2012 đã được định hình.



Lý Toét Trước hết là ngành ngân hàng lãi to. Dư nợ tín dụng chỉ riêng trong khu vực kinh tế tư nhân đã tương đương với 125% GDP. Lãi suất tối thiểu là 14% + 3% = 17%, lãi gộp của toàn ngành ngân hàng là 21.25% GDP tức gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế quốc dân năm 2011.

Sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn là chủ lực xuất khẩu gạo cho đến khi bị định đoạt bởi thủy điện bên Lào. Nông dân hãi hùng với cụm từ Mua lúa tạm trữ với giá rẻ mạt.

Bù trừ cho sự tăng trưởng của ngành ngân hàng là suy thoái các ngành sản xuất khác và giảm thu nhập của người lao động. Hệ quả là:

- Hàng loạt doanh nghiệp hoặc đóng cửa hoặc giữ môn bài nhưng xin phép ngưng hoạt động, miễn đóng thuế.

- Số người thất nghiệp tăng trên thực tế

Bằng lợi thế độc quyền hay thỏa hiệp phi cạnh tranh, các doanh nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu như xăng, gaz, điện và nước sạch nâng giá liên tục nhằm giành lại phần lợi tức ít ỏi.

Dẫn đến sản xuất co rút chỉ đủ nuôi khấu hao và người tiêu thụ tiết giảm nhu cầu phòng tương lai bấp bênh phía trước.

Chi tiêu trong dân chúng giảm thể hiện bằng xăng dầu và hàng hóa vật tư máy móc nhập khẩu giảm, góp phần khắc phục tình trạng nhập siêu.

Mặc dù sản lượng hàng hóa sản xuất ra giảm mạnh nhưng không tiêu thụ được dẫn đến tồn kho cao trong khi lãi vay là một gánh nặng chi phí

Trong lĩnh vực vốn, dưới ánh sáng của Nghị quyết 11, ngoại tệ và vàng bị kiểm soát chặt, việc tư nhân lưu hành trên thị trường chứa đựng nhiều nguy cơ bị niêm phong hoặc bị phạt nặng. Điều này không giúp đưa ngoại tệ vào kinh doanh mà hướng vào an toàn trong két sắt.

Mặc dù bội chi ngân sách trong quý I năm 2012 là 30 ngàn tỷ đồng cũng chỉ làm GDP tăng trưởng cả năm chỉ ở mức 4%.

Động lực tăng trưởng lúc này không còn cách nào khác là tăng đầu tư công. Chỉ tính riêng đầu tư trong ngành Giao thông vận tải, ngân sách xây dựng trụ sở của toàn ngành là 12 ngàn tỷ đồng, 43 ngàn tỷ đồng (trong tổng số 80 ngàn tỷ đồng) đầu tư mua máy bay chở khách, 30 ngàn tỷ đồng (trong tổng số 100 ngàn tỷ đồng) mua tàu thủy và 20 ngàn tỷ đồng cho việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin.

Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đề nghị được đóng thuế bằng ... đất.

Để cứu vãn tình trạng đình đọng trong sản xuất kinh doanh, có dự án đề nghị giảm thuế cho doanh nghiệp. Ngân sách dự tính sẽ thất thu gấp bội so với mọi năm là bài toán cần giải quyết.

Bộ GTVT đề xuất thu phí hạn chế xe cá nhân và Quyết định thực hiện thu phí lưu hành đường bộ bắt đầu từ tháng 6 (*) với lý do tạo nguồn vốn bảo trì đường bộ. Thực chất đây là thuế đánh trên xe cộ, từ xe gắn máy hai bánh đến ô tô 4 bánh và xe tải nặng để bù cho thâm hụt nghiêm trọng về thu ngân sách.

Trên đây là bức tranh tổng thể kinh tế Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Trong các kỳ tới, các vấn đề ngân sách, ngân hàng, BDS, và kinh doanh độc quyền sẽ được phân tích cụ thể.

Lý Toét


Nguồn tham khảo:

Sức mua giảm mạnh (Người lao động)

(*) Khi bài viết lên khuôn có tin liên bộ Tài chính - Giao thông đề xuất hoãn thu phí lưu hành xe cộ cho đến đầu năm 2013

1 Ý kiến:

Lưu Ý :


- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google

- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi 

- Phản hồi sẽ bị xóa nếu : viết chữ Việt không dấu, hoặc sử dụng quá nhiều chữ IN HOA 
  1. Minh Phụng PleikuMay 4, 2012 03:44 AM
    Bài viết rất hay. Ngắn, cô đọng nhưng đầy đủ, làm toát lên được bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Việt Cộng.

    Cảm ơn tác giả và danlambao.
    Trả lời

Không có nhận xét nào: