Để thực hiện bản báo cáo 70 trang kể trên, tổ chức bảo vệ nhân quyền đã bí mật cử nhiều điều tra viên đến 23 địa điểm tại hai tỉnh Alep và Idlib, thuộc miền tây bắc Syria, trong tháng Tư và tháng Năm, để gặp gỡ hơn 200 nhân chứng, mà đa số có người thân bị thiệt mạng trong các đàn áp của chính quyền, hay có nhà ở bị phá hủy.
Bà Donatella Rovera, cố vấn của tổ chức bảo vệ nhân quyền này, đã nêu ra nhiều ví dụ cho thấy bạo lực chống lại dân thường xảy ra thường xuyên trong thời gian các điều tra viên làm việc tại Syria.
Trả lời phỏng vấn trên Reuters TV, nữ cố vấn của Amnesty International nói: “Khắp nơi tôi đến, tại nơi thành phố hay nơi thôn quê, các nhân chứng mô tả lại các cảnh tượng giống nhau. Đó là binh sĩ chính phủ đến nơi, với số lượng rất lớn. Trong các cuộc hành quân rất nhanh và rất tàn bạo, họ tiến hành các cuộc thảm sát hàng loạt các thanh niên và đốt cháy nhà cửa. Những người bị bắt thì bị tra tấn tại nơi giam giữ”.
Theo một nhân chứng, dường như quân đội coi tất cả đàn ông tại những nơi mà họ đến, đặc biệt là thanh niên, là “những kẻ khủng bố”. Thành viên của Amnesty International cho biết thêm, các cuộc thảm sát chủ yếu do quân đội hoặc lực lượng dân quân thân chính phủ tiến hành.
Theo Amnesty International, bản báo cáo kể trên là một bằng chứng bổ sung cho thấy, các cuộc thảm sát tại Syria được nằm trong một chiến lược tiêu diệt dân thường tại Syria, mà nhà nước Syria đã tiến hành một cách có tổ chức. Chính vì vậy, theo tổ chức bảo vệ nhân quyền này, “các hành động bạo lực kể trên có thể coi là các tội ác chống nhân loại”.
Kể từ khi bạo lực bùng phát tại Syria 3/2011 đến nay, đã có 14.400 người thiệt mạng, trong số thống kể của Đài quan sát nhân quyền Syria. Trong số này, có hơn 10.000 thường dân, hơn 3.500 quân chính phủ và hơn 800 binh lính phe nổi dậy. Người phụ trách lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ tại Syria, Hervé Ladsous, khẳng định “nội chiến” đang diễn ra tại nước này.
Cũng về Syria, cho đến nay, Nga và Trung Quốc vẫn chống lại mọi can thiệp của LHQ chống lại chế độ al-Assad. Về cuộc khủng hoảng Syria, hôm qua, ngoại trưởng Nga và đồng nhiệm Iran đã có cuộc trao đổi để tìm cách thực thi kế hoạch hòa bình Annan, và giải quyết khủng hoảng qua đàm phán giữa chính phủ và đối lập, mà không có can thiệp bên ngoài.
Cũng ngày hôm qua, ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã lên án chính quyền Syria sát hại thường dân, và tiếp tục chuẩn bị cùng với các đối tác phương Tây khác các biện pháp để xiết chặt trừng phạt đối với chế độ Damas. Ngoại trưởng Pháp tuyên bố Paris sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an gắn kế hoạch hòa bình Kofi Annan với chương 7 của Hiến chương LHQ, mở cánh cửa cho các trừng phạt quốc tế và việc sử dụng sức mạnh, để chấm dứt “cuộc nội chiến” tại Syria.
Bà Donatella Rovera, cố vấn của tổ chức bảo vệ nhân quyền này, đã nêu ra nhiều ví dụ cho thấy bạo lực chống lại dân thường xảy ra thường xuyên trong thời gian các điều tra viên làm việc tại Syria.
Trả lời phỏng vấn trên Reuters TV, nữ cố vấn của Amnesty International nói: “Khắp nơi tôi đến, tại nơi thành phố hay nơi thôn quê, các nhân chứng mô tả lại các cảnh tượng giống nhau. Đó là binh sĩ chính phủ đến nơi, với số lượng rất lớn. Trong các cuộc hành quân rất nhanh và rất tàn bạo, họ tiến hành các cuộc thảm sát hàng loạt các thanh niên và đốt cháy nhà cửa. Những người bị bắt thì bị tra tấn tại nơi giam giữ”.
Theo một nhân chứng, dường như quân đội coi tất cả đàn ông tại những nơi mà họ đến, đặc biệt là thanh niên, là “những kẻ khủng bố”. Thành viên của Amnesty International cho biết thêm, các cuộc thảm sát chủ yếu do quân đội hoặc lực lượng dân quân thân chính phủ tiến hành.
Theo Amnesty International, bản báo cáo kể trên là một bằng chứng bổ sung cho thấy, các cuộc thảm sát tại Syria được nằm trong một chiến lược tiêu diệt dân thường tại Syria, mà nhà nước Syria đã tiến hành một cách có tổ chức. Chính vì vậy, theo tổ chức bảo vệ nhân quyền này, “các hành động bạo lực kể trên có thể coi là các tội ác chống nhân loại”.
Kể từ khi bạo lực bùng phát tại Syria 3/2011 đến nay, đã có 14.400 người thiệt mạng, trong số thống kể của Đài quan sát nhân quyền Syria. Trong số này, có hơn 10.000 thường dân, hơn 3.500 quân chính phủ và hơn 800 binh lính phe nổi dậy. Người phụ trách lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ tại Syria, Hervé Ladsous, khẳng định “nội chiến” đang diễn ra tại nước này.
Cũng về Syria, cho đến nay, Nga và Trung Quốc vẫn chống lại mọi can thiệp của LHQ chống lại chế độ al-Assad. Về cuộc khủng hoảng Syria, hôm qua, ngoại trưởng Nga và đồng nhiệm Iran đã có cuộc trao đổi để tìm cách thực thi kế hoạch hòa bình Annan, và giải quyết khủng hoảng qua đàm phán giữa chính phủ và đối lập, mà không có can thiệp bên ngoài.
Cũng ngày hôm qua, ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã lên án chính quyền Syria sát hại thường dân, và tiếp tục chuẩn bị cùng với các đối tác phương Tây khác các biện pháp để xiết chặt trừng phạt đối với chế độ Damas. Ngoại trưởng Pháp tuyên bố Paris sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an gắn kế hoạch hòa bình Kofi Annan với chương 7 của Hiến chương LHQ, mở cánh cửa cho các trừng phạt quốc tế và việc sử dụng sức mạnh, để chấm dứt “cuộc nội chiến” tại Syria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét