Tuy chỉ có vỏn vẹn 22 chữ, nhưng thông điệp trên mạng xã hội Twitter của bà Trierweiler đã có sức công phá như một quả bom, làm cho tất cả mọi người sửng sốt, đảng Xã hội bối rối khó xử và bực bội, còn cánh hữu thì mỉa mai, chê cười.
Bối cảnh của vụ việc : Bà Ségolène Royal, nguyên là ứng viên tổng thống của đảng Xã hội năm 2007, ra tranh cử tại vùng La Rochelle, phía tây nước Pháp, với sự ủng hộ của đảng này. Đối thủ của bà là ông Olivier Falorni, ứng viên ly khai của đảng Xã hội, nhưng lại quen biết ông Hollande và bà Trierweiler.
Sau vòng một cuộc bỏ phiếu Chủ nhật, 10/06 vừa qua, bà Royal về đầu và ông Falorni về nhì nhưng ông không có ý định rút lui ở vòng hai cuộc bỏ phiếu, sẽ được tổ chức vào ngày 17/06 tới đây. Tình thế này có nguy cơ làm cho bà Royal thất cử, vì ông Falorni là dân biểu tại vùng Rochelle đã lâu năm và các dân biểu cánh hữu có thể sẽ quay sang ủng hộ ông.
Vào lúc ban lãnh đạo đảng Xã hội và cả tổng thống Hollande ra sức vận động để cứu bà Royal thì bà Trierweiler vào sáng qua, đã tung ra một thông điệp trên Tweeter ủng hộ ông Falorni. Bà viết : « Hãy can đảm lên Olivier Falorni, người đã không làm mất lòng tin và luôn bên cạnh người dân Rochelle tranh đấu từ nhiều năm qua với sự dấn thân không vụ lợi ».
Thông điệp của bà Trierweiler đã xuất hiện trên mạng Twitter ngay sau khi bà Royal cho công bố tài liệu vận động tranh cử vòng hai, trong đó ông Hollande viết rằng bà là ứng viên duy nhất của đa số ủng hộ tổng thống và có được sự hỗ trợ và ủng hộ của tổng thống.
Việc bà Trierweiler biểu hiện lập trường ngược với tổng thống Hollande đã buộc thủ tướng Jean-Marc Ayrault, bí thư thứ nhất đảng Xã hội phải lên tiếng khẳng định lại sự ủng hộ của đảng này và của tổng thống Hollande đối với bà Royal và cho rằng đó không phải là phát biểu của một chính trị gia.
Dân biểu đảng Xã hội Jean Louis Bianco, thân cận với bà Royal, tỏ thái độ phẫn nộ : Người dân bầu ông François Hollande, chứ không bầu bà Valerie Trierweiler, tại sao bà ta lại xen vào chuyện này ?.
Ông Daniel Cohn Bendit, dân biểu đảng Xanh châu Âu nhắc nhở : « Đó là những điều không nên làm. Trong vụ này, không nên nói rằng bà Trierweiler có tư cách độc lập, đó là một hành động khiếm nhã. Bà Royal là mẹ của bốn đứa con của ông Hollande. Bà Valerie Trierweiler không nên quên điều này.
Cánh hữu vớ được cơ hội này để mỉa mai đó là một hài kịch ở điện Elysée, phủ tổng thống Pháp.
Sự kiện này làm dấy lên một cuộc tranh luận tại Pháp, đặc biệt là về quy chế đệ nhất phu nhân, hoặc người sống cùng tổng thống. Có người cho rằng bà Trierweiler trước tiên là một công dân, hơn nữa bà lại là một nhà báo đang hành nghề, do vậy, bà có quyền đưa ra các ý kiến.
Thế nhưng, báo Liberation cánh tả lại cảnh báo là thông điệp trên Tweeter của bà Trierweiler báo hiệu sự bất bình thường đã thâm nhập vào điện Elysée. Bởi vì trong suốt quá trình vận động tranh cử và qua các hành xử của ông từ khi nhậm chức đến nay, ông Hollande luôn tuyên bố ông là một tổng thống bình thường theo đúng nghĩa, tức là không có gì khác thường so với những gì mà vị trí tổng thống đòi hỏi phải có. Hơn nữa, ông Hollande nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt đời sống tư và công việc chung.
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là ông Hollande đã không mời bà Royal, bạn đời cũ và bốn đứa con của họ, đến dự lễ nhậm chức tổng thống của ông.
Báo Liberation cho rằng bà Trierweiler không phải là một công dân bình thường. Với tư cách là người sống cùng tổng thống, bà đã kế thừa khái niệm đệ nhất phu nhân. Mặc dù khái niệm này đã lỗi thời, và Hiến pháp của Pháp cũng không quy định về quy chế phu nhân tổng thống, nhưng bà vẫn được coi là vợ, cho dù bà có muốn hay không và do vậy, bà là đại diện của nước Pháp. Chính vì thế, những phát biểu trái ngược của bà với tổng thống chỉ gây ra rối loạn và khó hiểu.
Khi chỉ trích hành động của bà Trierweiler, một số nhà bình luận còn cho rằng chính ông Hollande phải chịu trách nhiệm về việc để xẩy ra một loạt các sự kiện bi hài này. Tại sao ông Hollande lại để tên của mình xuất hiện trong tài liệu tranh cử của bà Royal trong lúc ông từng tuyên bố là trên cương vị tổng thống, ông sẽ không tham gia vào các hoạt động vận động tranh cử lập pháp của đảng Xã hội, ông hoàn toàn có các phương tiện khác, hiệu quả hơn, kín đáo hơn và tế nhị hơn, để ủng hộ bà Royal ?
Báo chí Anh Quốc được dịp chế diễu nước Pháp : Tờ Daily Telegraph nhận định đó là một cuộc « chiến tranh hoa hồng » giữa hai người đàn bà.
Tờ Times đánh giá là người sống cùng ông Hollande đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong nhiệm kỳ tổng thống này, đi kèm với một bức tranh vẽ hình ông Hollande giơ tay làm dịu căng thẳng với lời tựa lại bằng tiếng Pháp : Này các bà, tôi là tổng thống chứ.
Thông tín viên của tờ Times ở Paris ghi nhận là tình yêu ngự trị tại Pháp và nói xéo bằng cách trích tục ngữ : « Ghen tuông không có gì là tội lỗi cả, đó bằng chứng của tình yêu ». Ẩn số hiện nay là liệu vụ Trierweiler có ảnh hưởng ra sao kết quả cuộc bỏ phiếu ở vòng hai tại La Rochelle.
Bối cảnh của vụ việc : Bà Ségolène Royal, nguyên là ứng viên tổng thống của đảng Xã hội năm 2007, ra tranh cử tại vùng La Rochelle, phía tây nước Pháp, với sự ủng hộ của đảng này. Đối thủ của bà là ông Olivier Falorni, ứng viên ly khai của đảng Xã hội, nhưng lại quen biết ông Hollande và bà Trierweiler.
Sau vòng một cuộc bỏ phiếu Chủ nhật, 10/06 vừa qua, bà Royal về đầu và ông Falorni về nhì nhưng ông không có ý định rút lui ở vòng hai cuộc bỏ phiếu, sẽ được tổ chức vào ngày 17/06 tới đây. Tình thế này có nguy cơ làm cho bà Royal thất cử, vì ông Falorni là dân biểu tại vùng Rochelle đã lâu năm và các dân biểu cánh hữu có thể sẽ quay sang ủng hộ ông.
Vào lúc ban lãnh đạo đảng Xã hội và cả tổng thống Hollande ra sức vận động để cứu bà Royal thì bà Trierweiler vào sáng qua, đã tung ra một thông điệp trên Tweeter ủng hộ ông Falorni. Bà viết : « Hãy can đảm lên Olivier Falorni, người đã không làm mất lòng tin và luôn bên cạnh người dân Rochelle tranh đấu từ nhiều năm qua với sự dấn thân không vụ lợi ».
Thông điệp của bà Trierweiler đã xuất hiện trên mạng Twitter ngay sau khi bà Royal cho công bố tài liệu vận động tranh cử vòng hai, trong đó ông Hollande viết rằng bà là ứng viên duy nhất của đa số ủng hộ tổng thống và có được sự hỗ trợ và ủng hộ của tổng thống.
Việc bà Trierweiler biểu hiện lập trường ngược với tổng thống Hollande đã buộc thủ tướng Jean-Marc Ayrault, bí thư thứ nhất đảng Xã hội phải lên tiếng khẳng định lại sự ủng hộ của đảng này và của tổng thống Hollande đối với bà Royal và cho rằng đó không phải là phát biểu của một chính trị gia.
Dân biểu đảng Xã hội Jean Louis Bianco, thân cận với bà Royal, tỏ thái độ phẫn nộ : Người dân bầu ông François Hollande, chứ không bầu bà Valerie Trierweiler, tại sao bà ta lại xen vào chuyện này ?.
Ông Daniel Cohn Bendit, dân biểu đảng Xanh châu Âu nhắc nhở : « Đó là những điều không nên làm. Trong vụ này, không nên nói rằng bà Trierweiler có tư cách độc lập, đó là một hành động khiếm nhã. Bà Royal là mẹ của bốn đứa con của ông Hollande. Bà Valerie Trierweiler không nên quên điều này.
Cánh hữu vớ được cơ hội này để mỉa mai đó là một hài kịch ở điện Elysée, phủ tổng thống Pháp.
Sự kiện này làm dấy lên một cuộc tranh luận tại Pháp, đặc biệt là về quy chế đệ nhất phu nhân, hoặc người sống cùng tổng thống. Có người cho rằng bà Trierweiler trước tiên là một công dân, hơn nữa bà lại là một nhà báo đang hành nghề, do vậy, bà có quyền đưa ra các ý kiến.
Thế nhưng, báo Liberation cánh tả lại cảnh báo là thông điệp trên Tweeter của bà Trierweiler báo hiệu sự bất bình thường đã thâm nhập vào điện Elysée. Bởi vì trong suốt quá trình vận động tranh cử và qua các hành xử của ông từ khi nhậm chức đến nay, ông Hollande luôn tuyên bố ông là một tổng thống bình thường theo đúng nghĩa, tức là không có gì khác thường so với những gì mà vị trí tổng thống đòi hỏi phải có. Hơn nữa, ông Hollande nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt đời sống tư và công việc chung.
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là ông Hollande đã không mời bà Royal, bạn đời cũ và bốn đứa con của họ, đến dự lễ nhậm chức tổng thống của ông.
Báo Liberation cho rằng bà Trierweiler không phải là một công dân bình thường. Với tư cách là người sống cùng tổng thống, bà đã kế thừa khái niệm đệ nhất phu nhân. Mặc dù khái niệm này đã lỗi thời, và Hiến pháp của Pháp cũng không quy định về quy chế phu nhân tổng thống, nhưng bà vẫn được coi là vợ, cho dù bà có muốn hay không và do vậy, bà là đại diện của nước Pháp. Chính vì thế, những phát biểu trái ngược của bà với tổng thống chỉ gây ra rối loạn và khó hiểu.
Khi chỉ trích hành động của bà Trierweiler, một số nhà bình luận còn cho rằng chính ông Hollande phải chịu trách nhiệm về việc để xẩy ra một loạt các sự kiện bi hài này. Tại sao ông Hollande lại để tên của mình xuất hiện trong tài liệu tranh cử của bà Royal trong lúc ông từng tuyên bố là trên cương vị tổng thống, ông sẽ không tham gia vào các hoạt động vận động tranh cử lập pháp của đảng Xã hội, ông hoàn toàn có các phương tiện khác, hiệu quả hơn, kín đáo hơn và tế nhị hơn, để ủng hộ bà Royal ?
Báo chí Anh Quốc được dịp chế diễu nước Pháp : Tờ Daily Telegraph nhận định đó là một cuộc « chiến tranh hoa hồng » giữa hai người đàn bà.
Tờ Times đánh giá là người sống cùng ông Hollande đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong nhiệm kỳ tổng thống này, đi kèm với một bức tranh vẽ hình ông Hollande giơ tay làm dịu căng thẳng với lời tựa lại bằng tiếng Pháp : Này các bà, tôi là tổng thống chứ.
Thông tín viên của tờ Times ở Paris ghi nhận là tình yêu ngự trị tại Pháp và nói xéo bằng cách trích tục ngữ : « Ghen tuông không có gì là tội lỗi cả, đó bằng chứng của tình yêu ». Ẩn số hiện nay là liệu vụ Trierweiler có ảnh hưởng ra sao kết quả cuộc bỏ phiếu ở vòng hai tại La Rochelle.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét