8.10.11

Giải Pháp Cho Cách Mạng Việt Nam


Hoàng Minh
Xã hội Việt Nam ngày nay đang đứngtrước ngưỡng cửa của sự hội nhập với thế giới, và sự nghiệp cách mạng dân chủ cũngnhận lãnh một vai trò vô cùng hệ trọng đối với vận mệnh dân tộc. Những conđường đã được vạch ra cho sự nghiệp dân chủ hóa nước nhà, con thuyền Cách mạngViệt Nam đang hướng tới sứ mệnh huy hoàng đó, và chúng ta cần có ánh sáng dẫnđường để đi tới đích an toàn và hạnh phúc. Toàn thể dân tộc Việt Namcần một giải pháp cho con đường cách mạng của mình.

Hoàng Minh
Phần I: Những cảm nhận ban đầu
Trong đêm tốicủa chế độ độc tài toàn trị, gần 90 triệu người dân Việt Nam không biết tìm đâucho dân tộc mình một hướng đi khả dĩ để thoát khỏi bóng đêm. Những nỗi day dứtcho sự kiếm tìm một đường lối đấu tranh cho tự do, dân chủ đã làm xói mòn niềmtin của bao người con yêu nước. Tầng lớp trí thức trẻ, những người con ưu túcủa dân tộc lo lắng cho vận mệnh đất nước trong một thế giới mới đầy biến động,muốn dùng sức trẻ của mình để nâng cánh dân tộc đến với những giá trị tự do củathời đại đang bị chế độ độc tài giam giữ. Mọi tầng lớp xã hội đang băn khoăn vàthao thức cho tương lai dân tộc, một tương lai đang bị vây hãm trong bóng tốicủa sự lừa dối và cai trị độc tài.
 Tôi cũng như bao trí thức trẻ khác cùng thếhệ, từ lâu đã phải chứng kiến một xã hội Việt Nam bị đổ vỡ và bế tắc bởi sự ápđặt của một hệ tư tưởng phi nhân và bạo lực. Chúng tôi vô cùng ưu tư và lo lắngcho thời cuộc, trước một thực tế xã hội đầy rẫy bất công đang hiện hữu. Nhữnggì được học trong nhà trường phổ thông hay giảng đường đại học đã không giúpđược gì cho chúng tôi trong việc tìm cho thế hệ mình một hướng đi tốt đẹp. Đólà làm sao để có thể có được tự do, dân chủ cho đất nước Việt Nam? Làm sao để người dân có đượcnhững quyền làm người cơ bản mà hiện đang bị nhà cầm quyền cướp đoạt? Lý tưởngđó là cao đẹp, nhưng dường như bị bế tắc trong vòng quay nghiệt ngã của xã hộiđương thời. Cần phải tìm thấy ánh sáng để thoát khỏi bóng đêm đang ngự trị.
Tôi đã đọcthật nhiều các tác phẩm triết học Đông – Tây, Kim – Cổ và nghiền ngẫm trong đónhững chân giá trị đích thực của con người. Tất cả đều chỉ ra rằng: Chế độ độctài chuyên chế là kẻ thù của nhân loại, rằng Cộng sản chủ nghĩa là một dự ánkhông tưởng và không hề tồn tại trên thực tế. Nhưng oái ăm thay, đất nước chúngta đang phải ngập chìm trong sự ngu dốt và dối trá đó. Các bậc thức giả đươngthời bất lực trước thực tế đau lòng của đất nước, đành ngoảnh mặt làm ngơ vàphó mặc cho số phận.
 Những tháng năm vật lộn với cuộc sống, tiếpcận thực tế xã hội, tôi đã thấy rõ sự phi lý và bất công của chế độ cộng sản.Một chế độ mà họ rêu rao là ưu việt và tiến bộ nhất của thời đại, là đỉnh caocủa trí tuệ loài người. Nhưng thực tế đó là một chế độ độc tài toàn trị, đượcxây dựng dựa trên một mớ lý thuyết hoang tưởng và đầy bạo lực. Kết quả là cảđất nước Việt Namchìm đắm trong đau khổ, tự do và nhân quyền bị tước đoạt.
Khi ấy vớinhiệt huyết của tuổi trẻ, với sự ý thức trách nhiệm đối với đất nước, tôi cùngvài người bạn cùng chí hướng đã bàn luận thật nhiều để tìm một lối thoát chođất nước mình. Nhưng chúng tôi cũng chỉ thống nhất được quan điểm rằng: Muốn đất nước có tự do, dân chủ và ngườidân được sống hạnh phúc thì phải đưa đất nước thoát khỏi chế độ chính trị philý và độc tài hiện tại. Nhưng cách thức và đường hướng để thực hiện mụctiêu cao đẹp đó thì chúng tôi đã không định ra được. Nói cách khác, chúng tôiđang bị khủng hoảng trong việc tìm kiếm con đường giải thoát cho dân tộc Việt Nam.
Giữa lúc ấythì ánh đuốc dẫn đường đã xuất hiện trong đêm đen, ngọn đuốc của niềm tin và hyvọng cho tương lai, soi rọi đường đi cho dân tộc Việt Nam. Đó chính là phương thức đấutranh và chuyển thể xã hội Việt Nam được soi tỏ trong “Đề cương Việt Nam mới”,một văn kiện có vai trò như là ngọn đuốc của thời đại.
Khi được tiếpcận với bản “Đề cương Việt Nammới”, chúng tôi mới tìm được ánh sáng soi đường đi cho lý tưởng của mình. Đó làlộ trình tốt nhất cho các thế hệ Việt Nam bước tới trên con đường giảithoát đất nước khỏi chế độ độc tài.
Với một nhậnthức và tâm thức mới mẻ, chứa đựng những nội dung tiến bộ của thời đại, bản đềcương đã vạch ra cho dân tộc Việt Nam một phương án chuyển thể toàndiện và tối ưu. Một phương án mà sự nhân ái, vị tha thay cho lòng thù hận vàbạo lực. Chế độ độc tài tàn bạo sẽ được thay thế bởi một xã hội dân chủ đầy nhânbản. Sự thay đổi mà sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể có chođất nước và dân tộc. Với chủ trương cách mạng là để “Thay thế chế độ độc tài bằng chế độ tự do dân chủ, chứ không phải thaythể đảng này bằng một đảng lãnh đạo khác”. Mục tiêu của phương án chuyểnthể xã hội là xác lập một xã hội dân chủ chứ không phải là thay thế chế độ độctài này bằng một chế độ độc tài khác. Điều khiến tôi chú ý nữa là cách mạngkhông gây nên cảnh trả thù báo oán, mà là sự tha thứ và lòng vị tha, mọi tầng lớpsẽ cùng nhau bắt tay vào xây dựng một xã hội mới tự do và hạnh phúc.
Đây đúng làngọn đuốc của thời đại đã chỉ lối soi đường cho lý tưởng của chúng tôi, hướngdẫn cho mọi người dân trên con đường đến với tự do dân chủ. Trong khi chúngtôi, những trí thức trẻ yêu nước cũng chỉ mãi quanh quẩn, chưa bao giờ ra khỏiđất nước tối tăm này thì bản đề cương đã khái quát được nội dung của thời đạivới nhãn quan rộng lớn. Người Viết đã từng bôn ba khắp năm châu để tìm một conđường xây dựng nước Việt Nam mới,  mộtViệt Nam dân chủ và không còn bóng dáng của chế độ độc tài. Hẳn tác giả đã từngđau đáu nhiều cho vận mệnh dân tộc, mong muốn đất nước mình được có tự do dânchủ như các quốc gia dân chủ mà người đã đi qua và từng sinh sống.
Một niềm hạnhphúc dâng trào trong tâm hồn của mỗi chúng tôi, vậy là đất nước Việt Nam đã cócon đường đi cho mình, con đường của hạnh phúc và tự do. Và quan trọng hơn cảlà phương thức mà chúng ta sẽ bước ra khỏi chế độ độc tài toàn trị. Từ đây, nhữngtrí thức trẻ chúng tôi sẽ kết hợp với mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệpgiải phóng dân tộc và giải phóng chính mình. Trong tâm trí mỗi người đã có mộtngọn đuốc soi đường, và từ nay chúng ta sẽ cùng nhau vững bước trên con đườngdân chủ với nhận thức và tâm thức mới để hướng tới tương lai.
Viết xongngày 30/9/2011 (Hà nội, Việt Nam)

Không có nhận xét nào: