12.11.11

Một Năm Nữa: Bầu TT Mỹ


Chủ Nhựt 6 tháng 11năm 2011, là còn đúng một năm, 365 ngày, nữa  mới đến ngày bầu cử Tổng Thống Mỹ, một phần ba Thượng Viện và tất cả dân biểu Hạ Viện Mỹ. Một cuộc bầu cử lớn nhứt, quan trọng nhứt, bốn năm một lần trong sinh họat chánh trị của nước Mỹ. Dù kinh tế Mỹ có khó khăn, ngọai giao thế giới có chút thay đổi, Mỹ vẫn còn là đệ nhút siêu cường thế giới.
Nên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là một cuộc bầu cử người Mỹ chú ý tham dự nhiều nhứt so với kỳ bầu cử một phần ba Thượng Viện và tòan bộ bốn trăm mấy chục dân biểu của Hạ Viện Mỹ.
Và dĩ nhiên vì vai trò đệ nhứt siêu cường của Mỹ hầu như nhân dân và chánh quyền các nước trên thế giới thân hay không thân với Mỹ đều theo dõi sát và chặt những chuyển biến và diễn biến của cuộc bầu cử này. Nên còn một năm nữa mới tới cuộc bầu cử quan  trong, cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc đã ló dạng từ phía (theo thứ tụ abc) Cộng Hòa cũng như Dân chủ.
Một phía Cộng Hòa, Mitt Romney nổi bật nhứt trong số chín người rấp ranh ra tranh làm ứng cử viên tổng thống cho Đảng Cộng Hòa. Theo truyền thống những vị này phải xuất hiện tại một vài địa điểm để đảng viên, truyền thông đại chúng và quần chúng xem giò xem cẳng, xem mặt xem mũi, và đường đi nước buớc ra sao; trong đó không thiếu phần công luận dùng kính chiếu yêu soi coi có tì vết pháp luật nào không, đường lối chủ trương về quốc kế dân sinh có khả thi hay không. 
Từ tháng 6 năm nay, vị cựu thống đốc Mitt Romney của TB Massechussetts, thuộc Đảng Cộng Hòa, theo đạo Mormon này đã treo một đồng hồ trên trang mạng của mình, tính mỗi giây TT Obama xa rời quần chúng bao xa. Cái đồng hồ đó của Ông  Cộng Hòa Mitt Romney có một câu “Obama không xong rồi”.
Chánh trị Mỹ ít khi có biến cố, bứt phá. TT Obama muốn tái đắc cử, Ông phải nâng mức được lòng dân xuống quá thấp của Ông lên, bằng cách tái chinh phục cử tri đang thất vọng vì thiếu cải tổ và kinh tế trì trệ.
Cộng Hòa hay Dân Chủ đếu thấy đề tài tranh cử năm 2012 là kinh tế. Cuộc đấu đá đã bắt đầu lâu rồi. Phe Dân Chủ cầm quyển sẽ đánh bóng một số thành tựu của việc kích cầu kinh tế, tạo công ăn việc làm. Và nhứt định sẽ đổ tội cho Cộng Hòa  đối lập đã dùng nghị trường  Quốc Hội, đa số áp đảo ở Hạ Viện gây trở ngại cho những dự án cải tổ của TT Obama. TT Obama đã đi nhiều tiểu bang vận động quần chúng bao vây lãnh tụ là những dân biểu sẽ phái tái ứng cử.
Còn phe Cộng Hòa sẽ tấn công TT Obama xài tiền như nước, tạo chánh quyền phình lên và bao biện, đổ tội cho TT làm ngân sách khiếm hụt, mang công mắc nợ người dân tới đời con đóng thuế trả không dứt.
Về con ngưới ứng cử viên tổng thống, phía Cộng Hòa phải chọn một người trong 9 người muốn ra tranh  làm ứng cử viên tổng thống cho Đảng. Những người rấp ranh này chưa đưa ra đường lối chính sách quốc kế dân sinh thực tiễn nào ngoài việc đã  o  bế, chiêu dụ số cử tri cực bảo thủ, nên chưa thuyết phục được công luận Mỹ.
Trong 9 người Cộng Hòa đó , báo chí và những nhà chánh trị học nhận thấy cựu Thống Đốc TB Massachusetts, Mitt Romney, là ứng cử viên ngang cơ, có thể tranh cử với TT Barack Obama. Nhưng báo chí và chánh trị gia thấy là một việc, còn đại biểu Đảng Cộng Hòa và đảng viên Đảng Cộng còn chọn lựa trong kỳ bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa nữa.
Hai đối thủ chánh của Romney, là Rick Perry của TB Texas và Hermain Cain cực kỳ bảo thủ dường như đã hụt hơi. Có vẻ hai người này thiếu chuẩn bị. Còn Romney tuy vượt trội so với 9 người Cộng Hòa nhưng cũng có một số dính cướn ngòai xã hội. Ý kiến quá khích của Ông trong việc phân biệt nhà nước và nhà thờ, Ông còn phải giải trình mới hy vọng tạo cảm tình đối với những người Cộng Hòa trung dung. Ông cũng mất cảm tình của một số người  khi Ông làm thống đốc, Ông  hòa hợp với tầng lớp  giàu lớn và tài phiệt nhưng không tạo được việc làm cho dân chúng.
Hơn nữa và quan trọng nhứt, tôn giáo Mormon mà Ông theo là một thế yếu của Ông khi vận động phiếu của những người theo đạo Tin Lành. Theo thăm dò, 18% người Cộng Hòa nói không bỏ thăm cho Ông cho một người Mormon.
Hai, về phía Dân Chủ, TT Obama đương nhiên là ứng cử viên và chắc chắn sẽ tái ứng cử: đã công bố rồi, đã gây quỹ và dự chi cho chiến dịch vận động một tỷ Đô la, kỷ lục lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ. Là người đang tại nhiệm Ông có nhiều lợi thế cũng như thất thế.  Lợi thì nhiều, dễ gây qũy, dễ đi vận động qua các chuyến công tác của tổng thống thăm dân cho biết sự tình của tổng thống.
Hại không ít. Người làm thường hay có  hoặc  bị khuyết điểm và là cái bia của phê bình chỉ trích. Nhứt là làm tổng thống càng cao danh vọng, càng nhiều gian nan.
Cuộc bầu cử Quốc Hội hồi năm 2010, thế đa số ở Hạ Viện về tay Đảng Cộng Hòa và ở Thượng Viện Dân Chủ còn đa số nhưng mong manh. Đó là một thông điệp xấu của dân chúng Mỹ cho TT Obama về hai năm đầu làm tổng thống của Ông. Và hai năm sau dù Ông có cố gắng nhiều hơn, nhưng lực bất tòng tâm. Nhiều dự án cải tồ của Ông bị kẹt cứng ở Quốc Hội, nhứt là ở Hạ Viện do Cộng Hòa chiếm đa số. Người Mỹ thường mô tả một vị tổng thống trong tình trạng quốc hội nhứt là Hạ Viện do đảng đối lập chiếm đa số, gọi vị tổng thống đó là con “vịt què”, tức lết, chớ không đi hay chạy được.
TT không phải là tay vừa, nhứt là với tài hùng biện của Ông. Ông đổ tội cho những nhà lập pháp Cộng Hòa, Ông đi phân chứng với công chúng Mỹ. Nhưng Ông là tổng thống, ông là người cầm đầu Hành Pháp, Ông không thể không chịu trách nhiệm về tình hình thất nghiệp còn 9% và kinh tế vẫn trì trệ không phục hồi.
Còn một năm nữa là bầu cử tổng thống, nếu TT Obama  thất bại trong việc cải cách kinh tế, tài chánh, người dân sẽ coi Ông là bất lực và qui trách cho Ông, mức được lòng dân của Ông sẽ xuống dưới 50%. Ông sẽ trở thành cái bia của búa rìu công luận và của Cộng Hòa đối lập.
Kinh nghiệm bầu cử tồng thống Mỹ cho biết con số kinh tế  xấu là dấu chỉ xấu cho việc tái tranh cử tổng thống. TT Jimmy Carter hay George Bush (cha) đều thất cử trong hòan cảnh kinh tế xấu và tỷ lệ được lòng dân xuống dưới 50%.
Với tình hình kinh tế này, các chuyên viên nhận thấy tới gần ngày bầu cử là ngày người dân quyết định lá phiếu sẽ bỏ cho ai, tỷ lệ thất nghiệp cũng còn tròm trèm trên dưới 9%.
 Theo báo New York Times nhận xét từ thời Roosevelt  tới giờ không vị tổng thống tái cử nào đắc cử khi tỷ lệ thất nghiệp hơn 7.2%. Và chính TT Obama cũng biết, cũng lo cho mình nên ngày 18-10 khi đến California thành trì của Đảng Dân Chủ,  Ông  tiên đóan cuộc bầu cử “khit khao, bởi vì kinh tế chưa ở tình trạng mà chúng ta mong mỏi”. 
Nhiều dấu chỉ cho thấy TT Obama đang tim cách tạo nên khí thế đã gíup Ông đắc cử hồi năm 2008. Ông đổ tội cho những nhà lập pháp Cộng Hòa cản trở những cải tổ của Ông, khiến không thành công, biến Cộng hòa thành tấm bia đỡ búa rìu dư luận công kích về nạn trì trệ kinh tế, thất nghiệp cao triền miên.
Ông tìm đủ mọi cách tái chinh phục lại khồi cử tri trung dung hướng về Ông mà cũng hướng về phong trào biểu tình Chiếm Phố Wall.
Ba và sau cùng, cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 sẽ không dễ ăn cho cả hai bên. TT Obama đã nói  khi đến Cali, “Chiến dịch vận đông năm 2012 sẽ không quyến rũ lắm đâu. Nó không có kiểu gì mới. Tóc tôi xám hơn, tôi bị đánh phá mọi nơi”.

Không có nhận xét nào: