31.12.11

Bầu Cử Ở Nga



Vi Anh
Hai mươi năm sau khi Cộng sản độc tài đảng trị tòan diện sụp đổ, người dân Nga còn phải biểu tình chống bầu cử gian lận, chống Putin độc tài, tham quyền cố vị. Hai mươi năm nhà cầm quyền đội lốt tự do, dân chủ làm người dân đau khổ vô cùng. Hai mươi năm sau cuộc cách mạng lật đổ độc tài, người dân phải làm lại cuộc cách mạng tự do, dân chủ, dân quyền. Đây là một kinh nghiệm người Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN rất lưu ý và rút kinh nghiệm để đề phòng sau khi CS Hà nội bị lật đổ, trong thời kỳ hậu CS, VN không rơi vào vết xe của nước Nga.
Vì “tàn dư CS” biến thể thành tự do, dân chủ trên danh nghĩa giả hiệu tạo nên những chướng ngại vật, một phản động lực, khiến tiến trình tự do, dân chủ phải dậm chân một chỗ. Hai mươi năm ý thức công dân, tinh thần tự do, dân chủ năm 2011 mới quật khởi, người dân Nga mới nhứt tề đứng dậy được để chống nhà độc tài cựu CS đội lốt dân chủ là Ô. Putin, một cựu mật vụ của cơ quan khét tiếng gian ác của Liên xô là KGB.
Sơ dĩ tàn dư CS có thể ngăn trở tiến trình tự do, dân chủ được sau khi  tổng thống Mikhail Gorbachov tuyên bố từ chức ngày 25/12/1991, là vì lực lương cách mạng lật đổ CS không có kế họach chuẩn bị cho thời hậu CS. Không kiên quyết với những định chế và con người CS còn nằm trong chánh quyền.
Dù TT Boris Yeltsine là người am tường CS, từng nói CS là một thất bại, không thể sửa chữa được, cần phải vứt bỏ nó đi. Nhưng Ông làm  không được vì số người gần gũi, thân cận Ông là CS, họ đấu đá nhau tranh giành quyền lợi riêng tư khi giải tư quốc doanh. Quốc Hội Nga vốn do CS “đảng CS cử dân bầu” như ở VNCS và Trung Cộng bây giờ, chống đối Ông, trở thành một thế lực bất trị. Còn báo chí như người trong bóng tối lần đầu tiên ra trước ánh sáng tự do, dân chủ, chóa mắt nên quá tự do nhưng vô trách nhiệm, như lọan hành vậy. Còn nhà cầm quyền địa phương tàn dư CS còn nhiều hơn, CS  tỏ vẻ xanh vỏ nhưng đỏ lòng.Do vậy chánh quyền của TT Boris Yeltsine trong giai đọan đầu hậu CS kẹt cứng, không làm gì được cho tiến trình tự do, dân chủ.
Còn nước Nga rơi vào cơn khủng hỏang chánh trị và xã hội vào hòan cảnh hổn lọan, thất vọng hậu cách mạng. Dân chúng Nga mất niềm tin nơi cách mạng. Mong mỏi và nguyện vọng của người dân là có an ninh, trật tự.
Lúc đó là lúc người sĩ quan KGB Putin với sự tiến dẫn của TT Yeltsin đứng ra lập lại kỷ cương. Là một người CS, thầm nhuần chủ nghĩa CS đặt ổn định đất nước lên trên tự do của người dân, đặt quyền lợi nhà nước lên trên cá nhân. Ông còn dùng lý tưởng đòan kết thống nhứt để chống nguyên tắc đa đảng, và tinh thần thượng tôn dân tộc đại Nga để  bồi bổ cho một chánh quyền thống nhứt mạnh và hạn chế quyền công dân. Ông kiểm sóat báo chí, phát thanh, phát hình, biến những cơ quan truyền thông này thành của chánh quyền, vì chánh quyền, do chánh quyền. Mà chánh quyền đó là do Ông lãnh đạo  với thói quen chuyên chính, độc tôn và “muôn năm”.
Ông làm tổng thống hai nhiệm kỳ được 8 năm, hiến pháp Nga thời Yeltsin không cho phép tái ứng cử. Ông sắp xếp cho một đồng chí tay em ra làm tổng thống, Ông xuống làm thủ tướng nhưng trong bóng tối Ông là Thái Thượng Hòang theo kiểu phương Đông.
Hết nhiệm kỳ của đàn em, Ông ra ứng cử tổng thống lại. Nhưng nhiệm kỳ dài hơn 6 năm thay vì 4 năm. Quốc Hội pháp nhiệm trước đã sửa nhiệm kỳ rồi. Ông muốn Quốc Hội mới bầu đây phải được “cơ cấu” [ từ CS]  với đa số tuyệt đối là thuộc Đảng Nước Nga Thống Nhất của Ông để Ông dễ sai bảo.
Muốn thế Ông phải dùng xảo thuật đảng cử dân bầu. Đảng Nga Thống Nhất đưa người ra ứng cử. Ông cho sử dụng phương tiện nhà nước khi vận động. Ông dùng vũ khí nhà nước để triệt hạ ứng cử viên đối lập trong khi xét hồ sơ, khi vận động. Ông biến cuộc bầu cử thành một cuộc gian lận trắng trợn.
Cái gì cũng có chứng mực của nó. Cuộc bầu cử gian lận này là giọt  nước tràn uất hận của dân chúng Nga. Nó là chất xúc tác để người dân Nga đứng lên chống độc tài tàn dư CS trong thời hậu CS, sau 20 năm CS bị lật đổ, cây cờ CS bị hạ xuống ở Điện Kremlin.

Hai mươi năm ý thức công dân, tinh thần dân quyền, tinh thần tự do, dân chủ bị CS đội lốt dân chủ chèn ép, nay vùng lên nổi dậy. Từ Miển Đông giáp Thái bình Dương, sang Miển Tây giáp Âu châu, lên Miền Bắc giáp Bắc Băng Dương xuống miển Nam giáp Nam Á châu;  từ cựu và tân thủ đô của Nga  đất chật người đông đến một ít thành phố ở Tây Bá lợi Á đồng không mông quạnh; mặc cho thời tiết giá lạnh, tuyết, gió cóng người  của mùa đông Nga;  người dân Nga  sĩ nông công thương, trí thức, bình dân, nam phụ lão ấu vùng lên, nổi dậy xuống đường chống Putin, tranh đấu cho một «Nước Nga không Putin».
Cuộc biểu tình đợt hai vào ngày 24 Giáng Sinh nhiều và hăng hơn đợt một. Tại Moscow tin của truyển thông phi chánh phủ Nga cho biết có cả 120 ngàn người biểu tình, còn cảnh sát  Nga của nhà cầm quyền Putin thí nói có 29 ngàn người.
Đây là cuộc biểu tình lớn lao và đông đúc nhứt từ khi Ô Putin lên cầm quyền cách đây 12 năm.
Ý nghĩa nhứt là những người trung niên sanh sau cuộc cách mạnh lật đổ Liên xô, ăn học thời hậu CS, khá giả trong thời Putin lại là thành phần chống Putin mạnh nhứt.
Cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachov kêu gọi ông Putin hãy làm giống như ông cách đây 20 năm, đó là từ chức ngay lập tức. Cựu bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin, của Ô Putin mới tuần trước Ô. Putin còn xem là «một người bạn», chính Ông Alexei Kudrin mới đây đi  biểu tình và đòi tổ chức «bầu cử Quốc hội trước thời hạn». Ông còn báo động chánh quyền phải với đối lập, nếu không một cuộc «cách mạng» sẽ bùng nổ ở Nga.
Ong Putin tỏ vẻ không nhân nhượng. Phong trào biểu tình cũng không có vẻ yếu đi.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật của tin học đã giúp người dân Nga, giải thóat người dân ra khỏi cảnh bị truyền thông của nhà cầm quyền bưng bít tin  tức, tuyên truyền binh vực chế độ độc tài và đả phá dân chúng đối lập, đối kháng, chống nhà cầm quyền. Các phương tiện thông tin, liên lạc, các trang mạng xã hội đã giúp vận động, huy động các cuộc biểu tình ở nước Nga đất rộng người thưa.
Trên mạng đã có ý kiến biểu tình xa luân chiến, càng tới ngày bầu cử tổng thống vào tháng Ba năm 2012, càng biểu tình với nhịp độ nhặt hơn và cường độ đông hơn.
Cuối cùng nếu ngay sau khi cách mạng giải trừ CS thành công, chánh quyền cách mạng kiên quyết, triệt để vứt bỏ CS đi vì không sửa chữa được thì người dân Nga không phải khổ sở vì CS suốt hai mươi năm và không phải mất công sức làm lại một cuộc cách mạng tự do, dân chủ như hiện tại./.

Không có nhận xét nào: