18.1.12

Tái cấu trúc để giảm bất công với nông dân



2012-01-17
Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày một lớn hơn trong thực tế thu nhập của nông dân chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.
RFA
Người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc cứu vãn nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt 25 tỷ USD với phần xuất siêu hơn 9 tỷ USD là một thành tích lớn, nhưng lợi nhuận của nông dân lại rất thấp và được mô tả là thấp nhất trong cả chuỗi sản xuất và xuất khẩu.

Đầy mạnh nông nghiệp đừng quên nông dân


Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên thực hiện vào tối ngày 11/1/2012, từ Hà Nội TS Đặng Kim Sơn viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhận định về sự cách biệt trong thu nhập của khu vực nông thôn và thành thị:

“Nhìn chung, đặc biệt trong ba năm gần đây khi kinh tế chung trên toàn thế giới có chiều hướng xấu, đặc biệt là quản lý kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều biến động thì gánh nặng chính vẫn đổ một phần quan trọng lên vai của người nông dân Việt Nam. 
Nhìn chung, đặc biệt trong ba năm gần đây khi kinh tế chung trên toàn thế giới có chiều hướng xấu, đặc biệt là quản lý kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều biến động thì gánh nặng chính vẫn đổ một phần quan trọng lên vai của người nông dân Việt Nam. 
TS Đặng Kim Sơn

Có thể nói trong thời gian qua cái làm được là duy trì tốc độ giảm nghèo, cái chưa làm được là cải thiện đời sống của nông dân; so với sự đóng góp của người ta và so với mức độ cải thiện nhanh hơn về đời sống và điều kiện sống của cư dân thành thị thì khoảng cách với cư dân nông thôn vẫn chưa được thu hẹp một cách rõ rệt và đây vẫn là một thách thức trong tương lai.” 

Bộ trưởng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát được báo mạng Dân Việt trích lời nói rằng, sản lượng nông nghiệp tăng lên rất nhiều, nhưng chỉ là tăng về sản phẩm, còn về giá trị gia tăng thực của người nông dân thì tăng chậm lại. Theo lời ông Cao Đức Phát, mục đích theo đuổi là tăng thu nhập, cải thiện đời 
Gạo xuất khẩu được chuyển lên tàu. AFP
Gạo xuất khẩu được chuyển lên tàu. AFP
sống cho người nông dân chứ không chỉ dừng ở việc gia tăng sản phẩm.

Người đứng đầu ngành Nông nghiệp Việt Nam nhìn nhận thu nhập của nông dân là thấp so với công sức bỏ ra, điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất nông nghiệp và hoạt động trong các chính sách cho nông dân còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian vừa qua rõ ràng cái đóng góp của người nông dân cho xã hội nói chung là rất lớn, đóng góp rất quan trọng về xóa đói giảm nghèo về an ninh lương thực, về bội chi xuất khẩu. 
TS Đặng Kim Sơn

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp được cho là giải pháp để giải quyết vấn đề cải thiện thu nhập của nông dân. Theo lời Bộ trưởng Cao Đức Phát, Việt Nam sẽ tập trung vào những ngành sản xuất, lĩnh vực sản xuất đem lại giá trị gia tăng cao hơn, khi bỏ ra một đồng vốn, một ngày công, thu nhập cho người nông dân phải cao hơn hiện tại.

TS Đặng Kim Sơn nhận định về mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp:

“Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của quá trình tái cơ cấu này là tăng lợi nhuận, tăng thu nhập của người nông dân. Đồng thời trong quá trình tăng lợi nhuận thì tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian vừa qua rõ ràng cái đóng góp của người nông dân cho xã hội nói chung là rất lớn, đóng góp rất quan trọng về xóa đói giảm nghèo về an ninh lương thực, về bội chi xuất khẩu. 
Thế nhưng quả thật cái mà nông dân được hưởng chưa tương xứng với mức độ đóng góp của người nông dân, chính vì thế một trong những trọng tâm của quá trình tái cơ cấu sắp tới  là cải thiện đời sống của người nông dân và nông nghiệp là một phần
TS Đặng Kim Sơn

Thế nhưng quả thật cái mà nông dân được hưởng chưa tương xứng với mức độ đóng góp của người nông 
Mùa cấy ở Đồng bằng sông Cửu Long. RFA
Mùa cấy ở Đồng bằng sông Cửu Long. RFA
dân, chính vì thế một trong những trọng tâm của quá trình tái cơ cấu sắp tới  là cải thiện đời sống của người nông dân và nông nghiệp là một phần. Song song với quá trình hiện nay thì ở Việt Nam đang tiến hành chương trình nông thôn mới tuy còn nhiều khó khăn phải vượt qua nhưng mục tiêu là nhằm cải thiện đời sống tổng thể, không chỉ có thu nhập mà còn cả về điều kiện sinh hoạt điều kiện ăn ở văn hóa tinh thần nếp sống. Nói chung mục tiêu của chương trình nông thôn mới là quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp cái chính là nhắm vào người nông dân và cả cư dân nông thôn nói chung.” 


4 lĩnh vực chính của sản xuất nông nghiệp


Theo lời Bộ trưởng Cao Đức Phát, trong 4 lĩnh vực chính của sản xuất nông nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp thì thủy sản là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng và có thể đem lại giá trị cao hơn. Bộ NN-PTNT có kế hoạch trong năm 2012 này và những năm tiếp theo sẽ tập trung  cao độ để phát triển ngành thủy sản.

Năm 2011 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 6 tỷ USD, riêng mặt hàng tôm gần 2,4 tỷ USD và cá tra đạt 1,8 tỷ USD. Rõ ràng đây là một thế mạnh, thí dụ diện tích mặt nước nuôi cá tra của cả nước chỉ chiếm khoảng 6 ngàn héc-ta. Tuy kim ngạch đầy ấn tượng nhưng không ít hộ nông dân nuôi nhỏ lẻ bị phá sản và không vay được vốn để tái sản xuất.
trong 4 lĩnh vực chính của sản xuất nông nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp thì thủy sản là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng và có thể đem lại giá trị cao hơn.   

Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên Thường vụ Hội Nghề cá đặc trách phát triển thủy sản bền vững nói với chúng tôi là, nông nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có thủy sản nói riêng nếu được mùa thì giá bị rớt xuống và nếu được giá thì lại mất mùa. Theo đó nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là các công đoạn của chuỗi sản xuất dọc không liên kết với nhau.

Trong khi đó phát triển tự phát của các doanh nghiệp chế biến là tự tổ chức vùng nuôi khu vực nuôi, tự tổ chức thức ăn và tiến thêm một bước là tự sản xuất con giống. Với những chuỗi như thế, họ hoàn toàn đứng vững cho dù thị trường có chao đảo như thế nào chăng nữa. Nhưng theo lời ông Nguyễn Tử Cương Nhà nước không thể chỉ chú trọng đến những công ty lớn có sức mạnh tiềm lực kinh tế lớn kể cả tiềm lực kỹ thuật. 
mô hình liên kết các thành phần kinh tế trong chuỗi lại với nhau, từ khâu con giống đến nuôi, đến chế biến và nhu cầu thị trường, mà trong đó có liên kết ngang là sản xuất thức ăn và cung ứng dịch vụ phòng trị bệnh. Điều quan trọng là điều lệ hoạt động phải minh bạch là cùng nhau chia sẻ lợi nhuận và cùng nhau gánh chịu rủi ro

Hiện nay đã thử nghiệm mô hình liên kết các thành phần kinh tế trong chuỗi lại với nhau, từ khâu con giống đến nuôi, đến chế biến và nhu cầu thị trường, mà trong đó có liên kết ngang là sản xuất thức ăn và cung ứng dịch vụ phòng trị bệnh. Điều quan trọng là điều lệ hoạt động phải minh bạch là cùng nhau chia sẻ lợi nhuận và cùng nhau gánh chịu rủi ro nếu như nó xảy ra ở một công đoạn nào đó. Nếu tất cả các công đoạn liên kết được với nhau thì việc vay vốn ngân hàng trở nên dễ dàng hơn, bởi vì nếu ngân hàng tin là thu được nợ thì họ sẽ cho vay.

 Ông Nguyễn Tử Cương tiếp lời:

“Nội dung tái cơ cấu ở đây là rất quan trọng, không để người nuôi có diện tích nhỏ bị phá sản và thông qua việc tạo ra chuỗi liên kết dọc thì những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cũng vẫn thu được lợi nhuận và tồn tại được và thông qua hoạt động này đảm bảo được ba mục tiêu phòng trừ dịch bệnh an toàn môi trường và an toàn thực phẩm. Đấy là nội dung quan trọng nhất trong tái cơ cấu.” 
Nội dung tái cơ cấu ở đây là rất quan trọng, không để người nuôi có diện tích nhỏ bị phá sản và thông qua việc tạo ra chuỗi liên kết dọc thì những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cũng vẫn thu được lợi nhuận và tồn tại được 
Ông Nguyễn Tử Cương


Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết bên cạnh lãnh vực tập trung cao độ là thủy sản, việc tái cơ cấu hoạt động nông nghiệp sẽ được thực hiện ngay trong từng lãnh vực cụ thể, bởi trong mỗi lĩnh vực lại có những cây trồng, vật nuôi hay những khâu tập trung làm tốt, đầu tư nhiều thêm sẽ đem lại thu nhập cao hơn.

Quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp có thể kéo dài ít nhất 5 năm sắp tới với sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư, chăn nuôi trong đó có thủy sản được chú trọng đặc biệt; trồng trọt trong đó có cây lúa sẽ phát triển theo hướng bền vững, thực hiện chủ trương cánh đồng lớn; chú trọng những ngành trồng trọt có giá trị so sánh cao như cà phê, cao su hạt tiêu, hạt điều. Nhưng theo những tiết lộ sơ khởi, sẽ có sự thay đổi về thể chế để giảm bớt vai trò của nhà nước trong sản xuất nông nghiệp mà đề cao sản xuất tư nhân.        

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào: