29.5.12

Ngành Xi Măng Ế, Lỗ Bi Đát: Bán 100 Bao, Tặng 13 Bao

Nhiều ngành đang... chờ chết?

Câu hỏi trên được báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp nêu ;ên, trong bài khảo sát đặc biệt về các công ty xi măng.

Bài báo nêu rõ rằng, lỗi ngành xi măng trên đà sập tiệm là do cán bộ nhà nước vẽ quy hoạch kiểu trên trời.


Báo DĐDN ghi rõ nơi đầu bài:

“Khi nói về nguyên nhân cái chết của ngành xi măng, không ít chuyên gia đã thẳng thắn bày tỏ, căn nguyên sâu xa tạo nên cuộc khủng hoảng thừa của ngành xi măng là do hệ lụy từ quy hoạch.”

Những con số được báo này nêu cụ thể:

“Quý I/2012, cả nước tiêu thụ được 10 triệu tấn xi măng, bình quân mỗi tháng khoảng 3,3 triệu tấn, trong khi sản xuất 12,7 triệu tấn, lượng tồn kho của các nhà máy lên gần 3 triệu tấn, chiếm khoảng 25%, vượt xa ngưỡng an toàn là 10%.”

Nghĩa là, luôn luôn sản xuất dư 25%, do vậy tồn kho tràn ngập.

Bài báo ghi lời Ông Đỗ Đức Oanh - Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng VN cho biết, khó khăn lớn nhất của ngành xi măng hiện nay là lượng tồn kho lớn. Dự kiến năm 2012, toàn ngành chỉ tiêu thụ được khoảng 46 - 47 triệu tấn, cộng với XK được khoảng 7 triệu tấn, nghĩa là vẫn còn dư trên 10 triệu tấn không tiêu thụ được.

Đó là lý do phải phá giá, phải tặng thêm để khuyến mãi. 

Báo naỳ ghi nhận, khi công suất dư, tồn kho tăng cao và tiêu thụ giảm trên thị trường xi măng đã diễn ra một làn sóng cạnh tranh khốc liệt. Và “Hiện nay, các DN sản xuất xi măng cả lớn lẫn nhỏ đang ồ ạt khuyến mãi để giải phóng lượng hàng tồn. Không chỉ đua nhau giảm giá bán, mà còn tung khuyến mãi khủng như bán 100 bao tặng thêm 10 -13 bao. Không những thế, trên cùng một địa bàn, giá bán xi măng của các DN chênh lệch nhau từ 80.000 - 180.000 đồng/tấn.”

Báo 100 bao mà tặng tới 13 bao là làm sao có lời được?

Do vậy, phải chịu lỗ.

Báo này ghi lời “chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển cho rằng, đầu ra thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng mạnh khiến nhiều DN điêu đứng. Thời gian qua chi phí xăng dầu tăng 32- 43%, điện tăng 15,28%, tỉ giá ngoại tệ 9%, vỏ bao tăng 25% và than tăng gần 90% nhưng chẳng DN nào dám nghĩ đến việc tăng giá, bởi làm như vậy sẽ... chết ngay. Chấp nhận bán dưới giá thành, chịu lỗ, dù sao cũng còn có thể “sống” lay lắt - ông Tuyển khẳng định.”

Không có nhận xét nào: