27.7.12

Những chính sách “vỗ béo” ngân hàng


Những chính sách “vỗ béo” ngân hàng

SGTT.VN - Hệ thống ngân hàng hoạt động cơ bản dựa trên các dịch vụ ngân hàng và chênh lệch giữa cho vay và đi vay. Trong nửa cuối năm 2011, do chính sách thắt chặt tiền tệ nên lãi suất cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp và cá nhân luôn cao ngất ngưởng.

Chính sách này tuy hạ nhiệt lạm phát nhưng với một nền sản xuất mà tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, đình đốn tất yếu xảy ra, nợ đáo hạn không trả được tất trở thành “nợ quá hạn” và “nợ xấu”. Một khi đã trở thành nợ xấu, lập tức lãi suất ngân hàng dành cho con nợ sẽ bị đẩy lên gấp rưỡi, tức trên dưới 30% năm. Thiệt thòi khi ấy sẽ nghiêng hẳn về phía con nợ.

Với lãi suất huy động 9%, lãi suất cho vay 15%, lãi suất nợ quá hạn trên dưới 30% cho một kết quả là dù “nợ xấu”, ngân hàng vẫn lãi khủng. Trong bối cảnh kinh tế đình đốn như hiện nay, sức mua giảm, hàng tồn kho không giải phóng được, quy định về trần lãi suất huy động và những khuyến khích có tính chất hành chính từ thống đốc ngân hàng nhà nước về việc giảm lãi suất cho vay về 15% chỉ giúp cho các ngân hàng hưởng lợi. Nếu không có giải pháp kịp thời, an sinh xã hội chỉ còn là những mỹ từ trên giấy. Ngay như sử dụng từ “nợ xấu” đối với doanh nghiệp và người dân cũng cần phải xem lại, vì hàng tháng họ vẫn phải trả lãi khủng cho ngân hàng, tài sản thế chấp của họ vẫn nằm trong tay ngân hàng.

Tại sao khách hàng mới được hưởng lãi suất thấp trong khi việc hạ lãi suất nợ cũ lại quá khó khăn? 

Các chính sách của Nhà nước hầu như đều lấy tiêu chí an sinh xã hội, tuy nhiên, những người vay tiền ngân hàng để làm ăn thường không được hưởng lợi gì từ những chính sách này. Thế nên mới có chuyện nhiều đơn vị, cá nhân mừng... hụt trước thông tin hạ lãi suất nợ cũ xuống 15%. Sự thất vọng đã khiến cho người vay liên tưởng tới kiểu hành xử của những ông lớn độc quyền hay thói trịch thượng của các tiệm cầm đồ...

Các ngân hàng dường như quên rằng doanh thu mà họ có được, lợi nhuận mà họ có được, lương mà họ nhận được là từ việc trả lãi của các khách hàng, bao gồm cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Tại sao khách hàng mới được hưởng lãi suất thấp trong khi việc hạ lãi suất nợ cũ lại quá khó khăn? Cách hành xử của hệ thống ngân hàng như vậy không hề mang tính chất an sinh xã hội mà chỉ làm cho các doanh nghiệp ngoài ngân hàng ngày càng điêu đứng hơn.

BÙI TRINH
Chia sẻ bài viết:
Lưu ý: Trước khi gửi ý kiến phản hồi, mong các bạn đọc kỹ những điều đã được quy định tại phần "Thôn Quy"

Nhập ý kiến của bạn

  • Hình ảnh

Xem 1 ý kiến

  • Tranquay2008Thu gọn lại
    Đây là đề tài kinh tế,không phải ai cũng hiểu được,tôi xin hình tượng hóa kinh tế của một Quốc Gia như sau:
             Kinh tế : Cơ thể của con người
             Lãnh đạo: Bộ não
             Ngân hàng Trung ương : Trái tim
             Ngân hàng thương mại : Mạch máu
             Tiền tệ : Máu
    Với so sánh nây ta thấy nảo và tim là hai cơ quan riêng biệt.Hệ thống tuần hoàn trong cơ thể giống như hê thống ngân hàng lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế.Cơ thể khõe mạnh nhất thiết tim mạch phải tốt,nguồn máu phải sạch,do đó mới có thể cung cấp đầy đủ máu để nuôi tất cả tế bào khắp cơ thể nhất là tế bào nảo bộ.
            Nếu là thầy thuốc bạn thử khám bệnh cho cơ thể VN xem thử bênh lý nặng nhẹ thế nào?
            Có lẽ điều ngạc nhiên nhất mà bạn thấy cơ thể VN quả là dị dạng:Tim nằm trong não mà bệnh lý chẩn đoán là rối loạn tuần hoàn thêm nữa xét nghiệm máu lại ung thư.Đúng là bệnh quá nặng rồi đấy,nhưng còn nước còn tát.Phác đồ trị liệu như sau:
       =Giải phẩu tách rời tim khỏi não bộ
       =Xét nghiệm chức năng tim

    =Chụp...
    hiển thị thêm

Không có nhận xét nào: