1.7.12

Tưởng Niệm văn hào


Tưởng Niệm văn hào – nhà cách mạng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam

Ngày 7/7/2011 là ngày giỗ thứ 48 của văn hào – nhà cách mạng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Để tưởng niệm người đã có công hiện đại hóa nền văn học nước nhà qua những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn mà ông chủ trì và sáng tác, Việt Thức nhận đăng tải một thi phẩm truy niệm – cảm đề của thi sĩ Vũ Hoàng Chương sáng tác đầu năm 1964 và bản dịch tiếng Anh của Chu Việt kèm theo bài “nỗi niềm” của dịch giả.
Nguyễn Tường Tam (1905-1963) là một nhà văn, nhà báo với bút danh Nhất Linh, Đông Sơn (khi vẽ) và cũng là chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 20.  Ông sinh ngày 25 tháng 7 năm 1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; nguyên quán làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Nhất Linh từng là chủ bút những tờ báo lớn như Phong Hóa, Ngày Nay… Ông là người thành lập Tự Lực Văn Đoàn và là cây bút chính của nhóm, để lại nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Đoạn tuyệt, Bướm trắng, Đời mưa gió. Nguyễn Tường Tam là người sáng lập Đại Việt Dân chính đảng và từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân Chính đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân đảng và Đại Việt Quốc dân đảng) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.
Năm 1958 rời Đà Lạt về Sài Gòn, ông mở giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay ở Sài Gòn, phát hành được 11 số thì bị đình bản. Năm 1960 ông về Sài Gòn thành lập Mặt trận Quốc dân Đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Đảo chính thất bại, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng tại nhà riêng.
Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Đêm 7 tháng 7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm, để lại phát biểu nổi tiếng:
 Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do.” [Tự điển danh nhân thế giới, phần nói về Nhất Linh - sách của Trịnh Chuyết, Thế Giới xuất bản năm 1970 tại Saigon].
In Memory of
NHẤT LINH  NGUYỄN TƯỜNG TAM
An inspired cry of sorrow for 
“THE RIVER OF CLEAR WATER”  
By Vũ Hoàng Chương 
Translation by Chu Việt

The Earth’s coming near a full circle in its orbit 
Since his passing, twelve lunar cycles exactly have gone by 
Half of Vietnam, but a whole half it has remained
Has it really been ten full years this July?
Half of Vietnam, but a whole half it has remained 
But those who mourn Him still feel miserable
Though the game of chance draws to its end three months
Thereafter when He’s gone — o history’s miracle
Though the game of chance draws to its end thereafter
The sorrow of division still goes on unstopped
The River of Clear Water blurs in the mist and smoke 
Of this war “machinery” – and the tears being dropped
The River of Clear Water blurs in the mist and smoke 
Clouds atop the Long Mountain Chain, Saigon in tears
Far and near and dimly flows the Ben Hai 
It’s sad night by night; Ha Noi trembles, sad to hear!
* * *
– He revives the spirit of Yen Bai,
not half a step does he retreat;
Lifting them on high the Nation’s diehards 
to move as one straightforward.
– He wanders abroad:
Hang Zhou, Gui Zhou, Liu Zhou;
Opposing every dominating power,
the French, the Communists, and the Dictator.
WHO KNOWS:
– The wind has yet to rise 
The time has already arrived.
– Amidst the Buddhist high tide
to promote the right Dharma, the merciful fire
has just cremated the Senior Monk;
Raising the great patriotic cause as a warning to dictatorship, 
with affliction though, He Himself declares war.
– A thunderbolt strikes, violence hits with such horror;
The sun hides out, the explosive air awaits an electric spark.
– The Revolutionary Bonfire brings back a death wish letter,
the leader is no more! All social circles:
Intellectuals, the populace, students, comrades, those-in-hiding
have their hearts broken, their blood a-boiling;
– The Yarn Spinner is forced to abandon the spinning wheel, 
the political organizer, where to find him?
– At all places: Ca Mau, Thuan Hoa, Ben Hai
Nam Quan, there’s an urge to change rivers’ course
and mountains to dislodge,
BUT HOW PAINFUL IT IS
– At burial time, rifles and bayonets form a tight ring around,
flow of tears by the thousands being forced to stop 
The service to save his soul yet dims in incense smoke
So many cries being turned into chokes.
 
WHEREFORE TODAY
– We congratulate the Nation just ridding itself of violence and terror
– To continue the tradition of family education, from its induction
In the North, with pastoral joy;
Shouldering the national vindictive hatred, to go and study abroad
Across the oceans to the West
– Forging the will to struggle
Honing the talent for eloquence
– That strong will is growing stronger and stronger
This talent is all the more developed
So many years living abroad, he’s aware of lies and dupes 
of schemes and plots, right on the spot
By colonialists;
Upon coming back home he finds it shocking
Looking out: a whole show of clowns and marionettes
manned by feudalists.
– The Literary Group of Self-Reliance just has to be 
The vanguard;
And the Today weekly must timely make its debut
– For the people, for the country, let’s step up the movement ahead 
With our will and daring, there’s no lack of resources
– And mandarin boots, and ivory tablets! Let’s satirize them until 
the mandarin roadway to titles and fame is obliterated
– Now degrees and then diplomas!  Let’s laugh aloud till
they, the greenhorn students, are fully awakened.
From that time on He:
– Uses the Literary forum as a general’s command post
to wave his flags whichever and every way; 
Right on the political front raises his voice in speech,
hones his pen to sharpness
and hopes to bring about serenity and peace.
THE CAPITAL POPULATION LOOK FORWARD TO HIM
– A service dedicated to his memory takes place on New Year’s Day 
They reminisce about changing times, burn their hearts’ incense
that propagates through every place
The Literary Coterie Garden vibrates through all the vocal scale,
As they look out: the lawns and trees 
Shed their tears all around the greenery. 
– Hoping them to reach You 
Notwithstanding the worlds we live through!
ALAS
Severing ties with the old life, he quietly severed his own life And though the dream is yet halfway evolved, history still embalms 
the name of the patriot martyr Tuong Tam;
Nhat Linh, the Phoenix that inhabits a whole corner of the skies,
whose riverside tower stands in daze, but the winds still rise 
the fame of the great writer named NGUYEN.
BEFORE YOU, MY LEADER, I KOWTOW.
4-1-1964

A note from the translator
:
Nhat Linh Nguyen Tuong Tam was a great successful writer in modern times yet failed as a nationalist revolutionary. He initiated, led, and inspired the seven-member TU LUC Literary Group whose works largely contributed to the modernization of traditional Vietnamese literature.
DÒNG SÔNG THANH THỦY and XÓM CẦU MỚI (Bèo Giạt) are his two last novels, published posthumously from unedited manuscripts by Văn Mới, California, 2002 and 2003 respectively.
Vu Hoang Chuong was among the great poets of contemporary Vietnamese literature. Inspired by the novel DÒNG SÔNG THANH THỦY, he wrote this poem in his own style which is peppered with Sino-Vietnamese and old Han words and phrases and historical anecdotes which make translation even more difficult and in some ways nearly impossible.
This hard work of love is dedicated to the memory of my deceased wife, Nguyễn Minh Châu, Nhất Linh’s niece, and through her, to all of my Nguyễn Tường cousins and relatives.

Chu Việt 
a.k.a Chu Xuân Viên
Source: A commemorative by Vũ Hoàng Chương


Hoài NiệmNHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM
và cảm đề
GIÒNG SÔNG THANH THỦY
  
Quả đất giáp một vòng quỹ đạo
Người đi vừa đủ mười hai mùa trăng
Nửa nước Việt Nam còn nguyên nửa
Tháng Bẩy này tính đã mười năm chăng?
Nửa nước Việt Nam còn nguyên nửa
Những người thương nhớ Người còn khổ đau
Tuy canh bạc đã tàn sau đó
Ba tháng Người đi lịch sử nhiệm mầu
Tuy canh bạc đã tàn sau đó
Nhưng nỗi buồn chia cắt vẫn không nguôi
GIÒNG SÔNG THANH THỦY mờ sương khói
“Guồng máy” chiến tranh này – nước mắt rơi
GIÒNG SÔNG THANH THỦY mờ sương khói
Mây ngút Trường Sơn lệ nhỏ Sài Gòn
Xa xa mờ mờ con Bến Hải
Đem đêm buồn; buồn nghe Hà Nội run !
 
* * *
– Làm sống lại tinh thần Yên Bái
Nửa bước không lùi;
Cuốn ào lên tâm huyết Quốc dân
Một giòng thẳng tiến.
– Bôn ba nơi hải ngoại:
Hàng Châu, Quý Châu, Liễu Châu
Đối lập mọi cường quyền,
Chống Pháp, chống Cộng, chống Diệm.
AI HAY:
– Gió gọi chưa lên
Giờ nghe đã điểm.
– Giữa cao trào Phật giáo, để hoằng
dương chánh Pháp, lửa từ bi
Vừa Thượng Tọa thiêu thân;
– Nêu đại nghĩa nho gia, nhằm cảnh cáo độc tài
chén tân khổ cũng Tiên sinh tuyên chiến.
– Sét ngang tai, bạo lực thấy ghê hồn;
Trời cúi mặt, không gian chờ nẩy điện
– Lửa Cách Mạng dâng về thư tuyệt mạng,
Thôi rồi tay lãnh tụ ! khắp các giới:
Thức giả, bình dân, đồng chí, cùng 
tại đào tim vỡ máu sôi;
– Người Quay Tơ đành bỏ trống guồng tơ, đâu
nữa mặt kinh luân?
– cả bốn phương: Cà Mâu, Thuận Hóa, Bến
Hải, Nam Quan, nghe giục giã sông rời núi
chuyển,
NHƯNG ĐAU ĐỚN THAY
– Phút hạ huyệt súng gươm vây kín,
Muôn giòng châu đứt nối chưa tròn
Buổi cầu siêu hương khói âm thầm
Bao tiếng khóc giở đang còn nghẹn.
CHO NÊN HÔM NAY
– Mừng Quốc Gia vừa khắc bạo trừ hung
Nghiệp truyền gia giáo, thủa nhập môn
Từng đất Bắc vui quê;
Vai nặng quốc thù, bước du học
Lại trời Tây vượt biển.
– Rèn chí đấu tranh
Rũa tài hùng biện.
– Chí khí kia ngày một cương cường;
Tài năng ấy càng thêm phát triển.
Bao năm xuất ngoại, đã lưu tâm
Tại chỗ, từng mưu lừa chước dối
Thực dân;
Một sớm hồi hương lại ngứa mắt
Trông ra: cả tấn kịch trò hề
Phong kiến.
– Thì văn đoàn Tự lực, thế tất phải xung 
phong;
Mà tuần báo Ngày Nay phải kịp thời xuất
hiện.
– Vì dân vì nước, đẩy mạnh phong trào;
Có chí có gan, thiếu gì phương tiện.
– Nào hia với hốt ! Riễu cho tan trò hoạn lộ
thanh-vân;
– Nay cấp mai bằng cười đến tỉnh lũ thư
sinh bạch diện.
Tứ đó tiên sinh:
– Lấy Văn đàn làm nơi bái tướng
cờ phất dọc ngang;
Giữa chính trường cao giọng lập ngôn,
Bút mài sắc bén.
Đẹp hy vọng sẽ hà thanh hải yến.
DÂN CHÚNG THỦ ĐÔ HƯỚNG VỀ TIÊN SINH
– Lễ truy điệu mở đầu năm dương lịch,
chạnh tưởng cồn dâu bãi bể, đốt hương lòng
tỏa khắp mười phương;
Vườn Tao Đàn rung hết đợt âm giai, trông ra
ngọn cỏ lá cây, hòa nước mắt vẫy quanh một chén.
– Mong cảm tới Tiên sinh
Dám nề chi u hiển!

HỠI ƠI

– Tố Đoạn Tuyệt hành hồ đoạn tịch, mộng
dẫu chơi vơi nửa cuộc,
sử còn thơm danh liệt sĩ Tường Tam;
Phượng Nhất Linh hề thiên nhất phương, lầu
tuy ngơ ngác bên sông, gió vẫn nổi tiếng văn
hào họ NGUYỄN.
PHỤC DUY THƯỢNG HƯỞNG!
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
4-1-64


Nỗi khó khi dịch thơ-văn Vũ Hoàng Chương
(Viết theo yêu cầu của nhà văn Nguyễn Tường Thiết)
Thưa quý vị độc giả,
Tôi không phải là dịch giả chuyên nghiệp và cũng chưa dịch thơ bao giờ, nói chi thơ Vũ Hoàng Chương. Vì một lý do riêng tư và với nhiệt tình, tôi đã cố gắng mạo muội dịch bài thơ-văn này của thi sĩ Vũ Hoàng Chương mà ông đã sáng tác nhân dịp truy niệm nhà cách mạng, văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đầu năm 1964.
Bài thơ này gồm hai phần: Phần đầu là bốn khổ thơ có âm vận cảm đề“Dòng Sông Thanh Thủy”, tiểu thuyết cuối cùng trong đời văn hào Nhất Linh. Phần hai – lược kể cuộc đời cách mạng và văn chương của Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam — tuy được viết theo cấu trúc biền ngẫu nhưng lời văn thanh thoát, giầu cảm tính, chứ không ứng đối khắc khổ như trong cổ văn. Trong tâm cảm, tôi đọc nó theo âm hưởng và ý nghĩa của một bài thơ tự sự(narrative poem) chứ không nghĩ nó là bài văn truy điệu hay văn tế khô cứng trong cổ văn.
Thơ họ Vũ, như nhiều người biết, rất sang cả và uyên thâm. Ông hay dùng những điển tích và những câu chữ thuần Hán. Một ví dụ nhỏ là câu “Giấc hồ nghe phơi phới” trong bài “Đời Tàn Ngõ Hẹp”. Giấc hồ là điển tích “Trang Chu mộng hồ điệp” trong sách Trang Tử. Trong bài thơ chữ Hán “Khai Xuân Thạch Khúc”, câu “Tần tang Yên thảo nhất hồi thanh” là lấy từ Đường thi (bài “Xuân Tứ” của Lý Bạch). Cho nên muốn dịch, điều kiện cần và đủ là phải hiểu thấu đáo ý nghĩa và nền tảng văn hóa của nguyên bản cũng như ngôn ngữ đích (target) mới có thể chuyển tải được cái hay của thơ ông.
Trong bài này, nỗi khó của tôi tập trung ở câu “Tố Đoạn Tuyệt hành hồ đoạn tịch” mà nguyên bản nhiều nơi chép sai là “Tố Đoạn Tuyệt hành nồ đoan tịch” làm cho tôi bối rối vì không hiểu rõ nghĩa. Tôi đã nhờ hai ba người bạn uyên bác về ngôn ngữ học, Hán học, và cổ văn truy tìm nguyên ngữ. Thì ra câu đó là một mô thức cú pháp (syntactic pattern) mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương lấy từ sách Trung Dung của Tứ Thư (Chương Quân Tử Lạc Thiên Tri Mệnh):
“Tố quân tử hành hồ quân tử” (là người quân tử, phải hành xử như người quân tử),
“Tố phú quý hành hồ phú quý “(sang giàu sống như người giàu sang) v.v…
Nhà thơ họ Vũ dùng câu “Tố Đoạn Tuyệt Hành Hồ Đoạn Tịch” rất thâm thúy, vừa chơi chữ ( Đoạn Tuyệt <–> đoạn tịch ), vừa có ý nghĩa (Đoạn Tuyệt là tác phẩm lớn của Nhất Linh trong đó ông chủ trương dứt bỏ nếp sống hủ bại của xã hội truyền thống).
Nhưng chữ “đoạn tịch” lại gây ra một nghi vấn có tính phức tạp. Đoạn tịch không phải là chữ kép vì tra trong các từ điển Từ Nguyên, Từ Hải, Thiều Chửu đều không thấy. Vậy, nó phải là hai chữ đơn: đoạn và tịch. Đoạn là dứt bỏ [cuộc đời]. Tịch có thể là đêm hay sự yên tịnh. Chính thi sĩ họ Vũ cũng đã khóc Nhất Linh bằng câu đối chữ Hán: “Song Thất dạ, vân tiêu lạc phượng” (Đêm Song Thất, mây tan phượng lạc). Mặc dầu vậy, riêng tôi hiểu ý nghĩa của câu đó như sau:
“Đã dứt bỏ nếp sống cũ, ông lặng lẽ từ giã cuộc đời”.
Tôi không dùng nghĩa tịch là “ban đêm”, vì đêm hay ngày là nói đến sự chính xác của lịch sử: nhà thơ hay người dịch đâu phải người chép sử. Vả lại, tôi tâm đắc với gợi ý của TS Phạm Hải: “đôi khi cũng cần hy sinh sự chính xác vì lý do tu từ”. Việc dịch thơ Vũ Hoàng Chương nó đa đoan là như vậy. Ấy là chưa kể trong bốn khổ thơ đầu, người dịch đã phải uốn nắn câu chữ sao cho bản dịch Anh ngữ cũng giữ được trọn vẹn bốn câu hai vần trong mỗi khổ. Tuy nhiên trong bài thơ tự sự phần hai thể biền ngẫu cũng có khá nhiều vần liên tục từng cuối đoạn (tiến, điểm, chiến, điện, chuyển, nghẹn, biển, biện, triển, kiến, v,v…) rất khó chuyển sang Anh ngữ mà không làm sai lạc ý và tứ thơ. Tôi đã lựa chọn ý và tứ thơ: nó quan trọng hơn là vần chỉ có tính cách hình thức. Mong quý độc gỉa cảm thông và lượng thứ cho sự hy sinh này, vì trong hai thứ chỉ có thể chọn một. Trong dịch thuật, đặc biệt là dịch thơ, hiếm khi có sự toàn bích.
Sau hết, xin chân thành cảm tạ TS Trịnh Nhật, TS Phạm Hải, và GS Nguyễn Huệ Chi đã giúp tôi hoàn chỉnh bản dịch này.
Chu Việt

2 Comments »

  • Tài liệu về Nhất Linh rất hay .
    Chỉ tiếc kỹ niệm về ông mà không đề cập gì đến cái chết bi hùng của ông. Như vậy là chỉ mới kỹ niệm … một nửa đời ông mà thôi! Thật tiếc cho Việt “Thức” !
  • Tr. Tuệ says:
    Nhất Linh (壹零), tên chử nho (Hán tự) 壹零 không biết tác giả căn cứ vào đâu, có thể không đúng.
    1. 壹零 ghép từ hai chử 1 và 0, như vậy là number 10 (không tốt). Tôi không thấy người VN tên Linh mà gốc chử Nho là “không”(零), hầu hết (gần như 100%), tên Linh trích từ chử linh hồn, tâm linh, giác linh, kể cả giới không trí thức.
    2. Tên Linh của Nhất Linh rất hay và lạ, tôi tra tự điển Trung Hoa, tìm không thấy trên internet (các Bạn có phương tiện nên giúp cho), tôi có emailed cho con trai Nhất Linh, nhưng không thấy trả lời, có thể địa chỉ đã outdated. Chử ký trên tất cả tranh vẻ của Nhất Linh không phải 2 chử này, chử Linh rất đặc thù, nếu không muốn nói là độc nhất, Linh có bộ “hỏa” ở phần dưới, Linh này hinh nhu là một thứ lửa tỏa cháy từ miệng núi lửa (?), tôi đoán thôi vì không tra tự điển được. Các Bạn có thể xem tranh Giòng Sông Thanh Thủy, Quả Lựu, Thanh Ngọc Lan, Tranh Tặng Trương Kim Anh đều có cùng tên Nhất Linh như vậy.
    Nhất Linh là nhà làm cách mạng và văn học vĩ đại của VN ta, lẽ nào không có bậc thiện tri thức giúp làm sáng tỏ việc nay… thì thật hổ thẹn và đáng tiếc.

Không có nhận xét nào: