11.6.11

Căng thẳng ở biển Đông có thể dẫn đến xung đột quân sự


Căng thẳng ở biển Đông có thể dẫn đến xung đột quân sự

2011-06-11
Trong loạt bài tìm hiểu ý kiến giới quan sát quốc tế về vấn đề Biển Đông, Việt Hà tiếp tục có bài phỏng vấn ông Ian Storey, một chuyên gia về Đông Nam Á.

AFP
Bộ ngoại giao Phillipines cho phổ biến ảnh tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế gần đảo chính Palawan của nước này hôm và 24 tháng 5, 2011.
Ông Storey cũng là người tham dự diễn đàn đối thoại Shangri La ở Singapore vừa qua, và đã có những bài viết về vấn đề xung đột trên Biển Đông.

Hung hăng hăm dọa

Việt Hà: Trước hết xin ông cho biết đánh giá của mình về hành động mới đây nhất của Trung Quốc cắt cáp một tàu thăm dò khác của Việt Nam vào ngày 9 tháng 6, chỉ vài ngày sau Shangri La và không lâu sau vụ thứ nhất. Mức độ nguy hiểm của hành động mới này thế nào?
Ian Storey: Đây là một trong một loạt các hành động đã xảy ra trong vài tháng qua không chỉ bao gồm Việt Nam mà còn bao gồm cả Philippines. Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn trong việc đòi chủ quyền trên biển Đông trong vài năm qua. Chỉ trong vài tháng qua thì hành động của Trung Quốc thêm hung hăng để tìm cách khiến các nước khác không thể khai thác nguồn lợi về dầu khí trên biển Đông.
china-fishing-boats-250.jpg
12 thuyền đánh cá Trung Quốc cột dây thừng với nhau thành hàng ngang để ngăn chặn nỗ lực bảo vệ bờ biển của tàu Hàn Quốc. AFP photo.
Việt Hà: Nguyên nhân nào Trung Quốc lại trở nên hung hăng hơn trong các tháng vừa qua?
Ian Storey: Nó có nhiều lý do khiến Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong vài tháng qua, thứ nhất là Trung Quốc có khả năng về quân sự để tạo sức ép khi đòi chủ quyền trên biển Đông. Chúng ta có cơ hội về chính trị vào năm tới khi có đại hội đảng nhưng không một lãnh đạo Trung Quốc nào tỏ ra mềm mỏng đối với vấn đề chủ quyền. Ngoài ra tôi cũng cho rằng Trung Quốc đang muốn thử các nước đòi chủ quyền khác trong khu vực và cả Mỹ nữa, vốn là nước đã lên tiếng quan ngại về căng thẳng trên Biển Đông trong vòng 18 tháng qua.
Việt Hà: Các nước Việt Nam, Philippines đều đã có những phản ứng phản đối Trung Quốc về mặt ngoại giao và thậm chí căng thẳng trên Biển Đông còn được đưa ra các hội nghị quốc tế mà gần đây nhất là diễn đàn đối thoại Shangri La nơi có cả Mỹ và nhiều nước khác, dường như các phản ứng như vậy chưa đủ mạnh với Trung Quốc với bằng chứng là hành động gần đây nhất của Trung Quốc với tàu Viking của Việt Nam?
Họ nói là họ cam kết đảm bảo sự ổn định trên Biển Đông và tuân thủ tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên biển Đông được ký năm 2002 nhưng hành động của họ thì vẫn tiếp tục mạnh mẽ và hung hăng với các nước khác.
Ian Storey
Ian Storey: Trong năm 2010 một loạt nước tại diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng 7 và hội nghị quốc phòng ASEAN vào tháng 10 đã đưa ra các thông điệp tới Trung Quốc là họ không hài lòng và quan ngại với thái độ của Trung Quốc không chỉ trên biển Đông mà còn cả các vùng biển khác. 
Có mong đợi là nếu có những chỉ trích đồng loạt như vậy thì Trung Quốc sẽ xem xét lại chính sách của mình nhưng thực tế họ đã không làm vậy. Tôi không thấy các dấu hiệu này. Họ nói là họ cam kết đảm bảo sự ổn định trên Biển Đông và tuân thủ tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên biển Đông được ký năm 2002 nhưng hành động của họ thì vẫn tiếp tục mạnh mẽ và hung hăng với các nước khác.

Hiện đại hóa quân đội

Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về mức độ quan ngại và sự chuẩn bị của các nước trước các hành động của Trung Quốc?
Ian Storey: Tôi nghĩ là các nước trong khu vực và thậm chí là cả vùng đông bắc là Nhật Bản rất lo ngại về đòi hỏi của Trung Quốc về lãnh thổ trên biển. Họ phản ứng thế nào? Họ theo đuổi một loạt các chiến lược, họ theo đuổi con đường ngoại giao, họ nói chuyện với Trung Quốc song phương và cả đa phương. 
Một vài nước còn hiện đại hóa quân đội như để bảo vệ mình trước Trung Quốc. Ví dụ điển hình là Việt Nam mua máy bay chiến đấu và tàu ngầm từ Nga. Một vài nước trong vùng Đông Nam Á đang tiến gần hơn với Mỹ vì Mỹ là nước duy nhất có thể cân bằng với Trung Quốc trên Biển Đông.

Mỹ cam kết có mặt

robert-gates-liang-guanglie--250.jpg
BT Quốc phòng Mỹ Robert Gates và BT Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 10 tại Singapore ngày 3 tháng 6 năm 2011.
Việt Hà: Có phân tích gia cho rằng Mỹ chỉ có thể đưa ra lời nói mà không thể có hành động vì Mỹ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong và ngoài nước, đặc biệt là thâm hụt ngân sách. Vì vậy khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào xung đột trên biển Đông khi có những đụng độ quân sự là rất khó xảy ra. Theo ông thì sao?
Ian Storey: Tôi nghĩ còn hơn là lời nói từ phía Mỹ, mặc dù đúng là thực tế nước Mỹ đang phải đối mặt với khó khăn về kinh tế và ảnh hưởng tới ngân sách của họ. Nhưng Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nói rõ là Mỹ cam kết về mặt quân sự trong khu vực, sẽ tăng thêm sự có mặt của mình tại khu vực, và thắt chặt quan hệ với các nước khác trong khu vực. 
Theo tôi mặc dù Mỹ không phải là một nước tranh giành trực tiếp về chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc nhưng Mỹ thực sự quan ngại về sự ổn định trong khu vực và lo lắng về việc đi lại trong khu vực sẽ trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn. Cho nên theo tôi Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình tại biển Đông và cho mọi người biết những quan ngại của mình.
Việt Hà: Trong diễn đàn Shangri La, Philippines lên án việc Trung Quốc đổ vật liệu ở khu vực gần Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) và ông có nói rằng đây là hành động vi phạm nghiêm trọng nhất kể từ khi DOC được ký vào năm 2002. Ông đánh giá mức độ vi phạm nghiêm trọng này thế nào trong bối cảnh Trung Quốc liên tục gây khó khăn cho các tàu của Việt Nam thời gian gần đây?
Nhưng tôi nghĩ những gì sẽ xảy ra trong vòng 6 tháng tới 1 năm nữa sẽ là sự gia tăng có mặt của hải quân Mỹ trong khu vực, và hy vọng điều này có thể làm các nước trong khu vực bình tĩnh hơn.
Ian Storey
Ian Storey: Có báo cáo cho biết là tàu Trung Quốc đã đổ vật liệu xây dựng tại Amy Douglas Reed vào cuối tháng 5 và theo tôi đây là hành động nghiêm trọng hơn nhiều các hành động cắt cáp tàu Việt Nam.
Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên biển Đông hồi năm 2002 chỉ rõ là cấm các bên chiếm đóng các đảo và bãi chưa chiếm đóng. Từ năm 2002 tất cả các bên đều tuân thủ điều này. Nhưng nếu đúng là Trung Quốc đã đổ vật liệu và có dự định xây dựng trên đó thì cho đến giờ đó là hành động vi phạm DOC nghiêm trọng nhất kể từ năm 2002.
Việt Hà: Với những căng thẳng tiếp tục gia tăng tại biển Đông và thái độ cứng rắn của Trung Quốc theo ông liệu Trung Quốc còn có thể đi xa đến mức độ nào trong việc đòi chủ quyền trên biển?
Ian Storey: Những sự kiện gần đây liên quan đến các tàu cá và tàu thăm dò có thể leo thang thành những xung đột vũ trang nghiêm trọng hơn. Nói ví dụ là vụ 26 tháng 5, sau đó tàu Việt Nam có quay lại và tôi đọc báo và thấy nói là có tàu hộ tống. 
Chẳng hạn những tàu này gặp tàu Trung Quốc trong tương lai và bắn nhau thì trên thực tế không có cơ chế nào ngăn chặn những hành động này và đây là mối nguy hiểm thực sự tại biển Đông, gây thiệt mạng, mất ổn định trong khu vực, và gia tăng căng thẳng.
uss-chung-hoon-250.jpg
Khu trục hạm USS Chung-hoon của Hoa Kỳ. Photo courtesy of Wikipedia.
Việt Hà: Trong trường hợp như vậy, liệu có thể hy vọng Hoa Kỳ sẽ can thiệp?
Ian Storey: Như tôi đã nói là Hoa Kỳ không theo bên nào nhưng theo đuổi một giải pháp hòa bình theo luật quốc tế, phản đối các hành động sử dụng vũ lực, và đe dọa vũ lực. Nhưng tôi nghĩ những gì sẽ xảy ra trong vòng 6 tháng tới 1 năm nữa sẽ là sự gia tăng có mặt của hải quân Mỹ trong khu vực, và hy vọng điều này có thể làm các nước trong khu vực bình tĩnh hơn.
Việt Hà: ASEAN bị chia rẽ và nhiều người lo ngại rằng sau Indonesia, các nước khác làm chủ tịch là nước nhỏ, chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và không có quyền lợi trên Biển Đông thì Trung Quốc sẽ lấn át hơn nữa, bây giờ họ chỉ đợi hết nửa năm nữa là hết nhiệm kỳ của Indonesia. Theo ông trong vòng 3 đến 4 năm nữa, với tình hình như vậy, điều gì sẽ xảy ra với xung đột trên Biển Đông?
Ian Storey: Khó để nói điều gì sẽ xảy ra trong vòng 4 năm nữa, nhưng rõ ràng là khi Việt Nam là chủ tịch ASEAN vào năm ngoái, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đưa vấn đề này vào nghị sự, Indonesia cũng nói là sẽ cho vấn đề này vào ưu tiên khi làm chủ tịch dù không quan tâm nhiều như Việt Nam. Tôi nghĩ là khi Campuchia là chủ tịch ASEAN, vì quan hệ mật thiết giữa Campuchia và Trung Quốc tôi không cho rằng ASEAN sẽ quan tâm đến vấn đề Biển Đông lắm. 
Việt Hà: Xin cảm ơn ông.

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào: