23.3.12

Học tiếng nào tốt nhất?



Trần Trung Đạo (Danlambao) - Tháng trước tôi đi thăm Ấn Độ, nơi tiếng Anh chế ngự trong hầu hết các sinh hoạt của đời sống và môi trường chuyên nghiệp. Khi vừa về lại nhà đọc tin Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vừa công bố một dự thảo đưa tiếng Hoa vào bậc tiểu học và trung học với lượng thời gian bốn tiết mỗi tuần. Tôi ngạc nhiên tự hỏi tại sao lại có một chính sách giáo dục đi ngược đà tiến của thế giới đến như vậy. Nhưng sau đó, một thông cáo khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích là “học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam”.


Dù chỉ dành cho học sinh các "dân tộc thiểu số” thôi, tôi vẫn nghĩ đó là một chủ trương sai. Ngoại ngữ là phương tiện để hội nhập vào thế giới. Học ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Với thời gian và nguồn năng lực giới hạn, học sinh Việt Nam nói chung chỉ nên tập trung vào một hay hai ngoại ngữ, trong đó Anh ngữ phải được xếp quan trọng hàng đầu.

Hai trong số những ưu thế của Ấn Độ là dân chủ và Anh ngữ, nhưng có dịp trực tiếp làm việc vài tuần ở đó tôi mới hiểu rõ hơn về sức mạnh của dân chủ và sự tiện dụng của tiếng Anh trong đời sống tại quốc gia này. Tôi xin trích vài đoạn trong ký sự về chuyến đi thăm Ấn Độ của tôi có liên quan đến việc học tiếng nước nào tốt nhất qua mối giao tình với một anh tài xế tắc xi và đời sống của các chuyên viên kỹ thuật ở Ấn.

Cuối tháng Hai, sau hai tuần đi vài nơi trên miền bắc, chúng tôi từ New Delhi trở lại Bangalore, thành phố lớn nhất ở miền nam và được xem như “Silicon Valley” của Ấn Độ. Càng đi về phía nam như Chennai, Mandurai, chúng ta sẽ gặp người dân Ấn có màu da đen hơn. Theo lịch sử văn minh Ấn, người miền bắc gốc Aryans da trắng và miền nam gốc Dravidians da đen. Các cuộc di dân giữa hai miền qua suốt chiều dài lịch sử đã làm cho màu da ngày càng bảo hòa dần nhưng vẫn còn khá rõ giữa dân Ấn hai miền nam bắc. Giống như người Việt, người Ấn hay nhấn mạnh về lịch sử bảy ngàn năm của họ. Đúng ra, các nhà văn minh học chỉ công nhận năm ngàn năm lịch sử Ấn, còn hai ngàn năm kia dựa vào các huyền sử hơn là các khám phá khoa học.

Đón gia đình tôi ở phi trường cũng là VJ. Tôi sẽ gọi tên anh như vậy trong bài này. VJ là người tài xế đầu tiên đã đón tôi ở Bangalore hai tuần trước. Gặp lại nhau ở Bangalore, anh rất mừng. Tôi kể anh nghe chuyện đi từ bắc xuống nam. Nhiều nơi tôi đến như Varanasi, Sarnath anh chưa từng qua. Trong bốn tài xế đã đưa đón chúng tôi trong thời gian làm việc và thăm viếng ở Ấn, VJ xuất sắc trong nhiều lãnh vực. Anh học đại học nhưng vì lý do gia đình nên không hoàn tất. Ba anh mất sớm, anh phải đi làm để nuôi mẹ, rồi mẹ cưới vợ cho anh và vợ chồng anh có con đầu lòng. Bây giờ trở lại trường rất khó. Anh được tuyển dụng làm tài xế xe tắc xi cho một công ty du lịch hợp đồng đưa đón khách cho bộ phận Ấn Độ của công ty tôi đang làm việc. Nhờ khả năng tiếng Anh, đức tính tốt và tinh thần làm việc tận tụy, hãng thường yêu cầu anh đón đưa các khách từ Mỹ sang. Trình độ tiếng Anh giúp cho anh VJ có một đời sống khá đầy đủ trong lúc các tài xế khác cùng công ty vất vả hơn nhiều. Khách Mỹ sang thăm Ấn thường tặng tiền thưởng rộng rãi vì ngoài thói quen cho tiền “típ” và tỉ giá cao của đô la so với Rupee, tiền thưởng chẳng phải tiền từ túi riêng của họ. Về Mỹ họ sẽ khai chi phí chuyến đi và được hoàn trả lại đầy đủ. Tiếng Anh không những giúp VJ có được các tiện nghi của đời sống nhưng quan trọng hơn là kiến thức và những giá trị tinh thần khác làm phong phú thêm đời sống con người anh. Những đồng nghiệp người Mỹ của tôi đã từng được anh đưa đón đều nói về anh với lòng kính trọng.

VJ giới thiệu với tôi về sức mạnh tâm linh của người dân Ấn. Dưới vó ngựa của các đoàn quân viễn chinh Hồi Giáo tràn sang lục địa Ấn từ cuối thế kỷ 11, nếu không có một bức tường tâm linh dày và mạnh, Ấn Độ có thể đã trở thành một quốc gia Hồi Giáo như nhiều quốc gia ở vùng Trung Á. Tôi đồng ý nhưng cho rằng sức mạnh đó chưa đủ, bằng chứng Ấn Độ đã bị các lãnh chúa Hồi Giáo cai trị một cách sắc máu suốt mấy trăm năm và nếu không có thực dân Anh, có thể ngày nay vẫn còn bị cai trị. Tôi chia sẻ quan điểm của anh đối về thành phần Hồi Giáo cực đoan tại Ấn nhưng đồng thời cũng phê bình ảnh hưởng tiêu cực tôn giáo còn tồn đọng trong xã hội Ấn. Sau tuần đầu đón đưa tôi mỗi ngày mấy bận, thảo luận và cả tranh luận trong lúc kẹt xe, chúng tôi mến nhau.

Tôi không còn xem anh là tài xế và anh cũng hết xem tôi như khách. Chúng tôi cùng ăn cơm một bàn, cùng uống cà phê một tiệm, trước khi gia đình tôi sang nghỉ hè, chúng tôi cùng lang thang trong những chiều nhộn nhịp sau giờ làm việc. Những chuyện đó được xem là bình thường ở Mỹ nhưng không xảy ra ở Ấn Độ. Theo lời VJ kể, anh chưa bao giờ ăn cơm chung hay ngồi nhâm nhi cà phê với khách, dù khách Ấn hay khách nước ngoài. Khi có các đồng nghiệp Ấn ăn cơm với tôi, VJ thường tránh đi chỗ khác. Tôi để ý các đồng nghiệp Ấn Độ thường lên giọng với những người cấp dưới và tỏ vẻ không vui khi nghe tôi kể chuyện tôi và VJ đi ăn cơm chung. VJ đồng ý việc phân biệt đẳng cấp còn nhiều nhưng chỉ ở các vùng quê xa xôi, tại các đô thị lớn vị trí được quy định bằng quyền lợi kinh tế và quyền lực chính trị. Anh cho biết chuyện anh không ngồi chung bàn ăn với tôi khi có đồng nghiệp Ấn chỉ vì lý do nghề nghiệp quy định chứ không phải do đẳng cấp xã hội.

VJ nói về tương lai của con anh bằng niềm hãnh diện và hy vọng. Anh tin chế độ dân chủ tự do sẽ giúp cho đất nước Ấn vượt qua những hàng rào tiêu cực trong xã hội, xóa bỏ các tàn tích, các phân biệt, định kiến từ xưa để lại. Khi con người có quyền tự do phát biểu theo luật định và được bảo vệ bởi hiến pháp, các hàng rào tập quán tiêu cực sẽ dần dần được thay đổi. Theo anh, Ấn Độ đã thay đổi rất nhiều và đang trên đường hiện đại hóa. Hệ thống xe điện tại Bangalore vừa khánh thành trước ngày tôi qua vài tháng đã giúp rất nhiều trong việc đi lại của dân nghèo. Dĩ nhiên, với một quốc gia có 1.2 tỉ dân, hàng trăm thứ tiếng, khoảng cách giữa giàu và nghèo còn dài hơn cả cầu Kanpur 23 kilomet, mọi cải cách đều phải có thời gian.

Vai trò và ảnh hưởng của truyền thông tại nhiều thành phố lớn của Ấn không thua kém gì các nước dân chủ phát triển. Trong thời gian tôi ở đó vào đầu tháng Hai, một ông tướng Ấn khai man lý lịch và bị đưa lên tận Tối cao Pháp viện để xử. Mỗi khi mở CNN India là nghe chuyện ông tướng Ấn này. Tôi đem hỏi VJ và anh chàng giải thích, năm sinh của ông tướng Ấn này công bố trong hai tài liệu không giống nhau. Tài liệu thứ nhất ông tướng khai ông sinh 1952 và tài liệu công bố sau ông tướng khai ông sinh 1953. Báo chí đưa vấn đề ra trước dư luận. Tòa phán quyết ông sinh 1952 chứ không phải 1953 như ông cải chính. Cuối cùng, vì khai khác biệt chỉ một năm thôi, ông tướng đã phải từ chức. Tôi nói với VJ, các bạn thật may mắn, tại Việt Nam, nhân dân nhiều khi không biết ngay cả tên thật của những người lãnh đạo đừng nói chi là ngày sinh tháng đẻ. VJ biết khá nhiều về Việt Nam và anh hy vọng Việt Nam cũng sớm có một ngày trở nên một nước tự do dân chủ như Ấn Độ.

Vì lý do nghề nghiệp tôi có dịp đi khá nhiều nhưng Ấn Độ để lại trong lòng nhiều kỹ niệm đẹp về văn hóa, lịch sử và nhất là con người. Không giống như cách đối xử với các anh tài xế ở Chennai, Varanasi, New Dheli, tiền thưởng dành cho VJ tôi để trong một bì thơ và kín đáo tặng cho anh ngay đêm đó. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi như hai người bạn bịn rịn tiễn đưa nhau ở một góc phi trường. Chúng tôi từng người bắt tay tạm biệt anh. VJ chúc con gái út tôi học giỏi và mong gặp vợ con tôi. Nhóm làm việc của tôi phần lớn nằm ở Chennai, nên việc trở lại Bangalore , nhất là vợ con tôi, chắc là rất khó. Lần đầu tiên tôi bước xuống xe tắc xi mà nghe lòng quyến luyến với anh tài xế. Và anh có thể cũng vậy, ít khi đổ một người khách xuống mà không muốn chia tay.Tình người quả thật vô cùng kỳ diệu.

Ngoài VJ, thành phần thứ hai tôi tiếp xúc nhiều nhất là các đồng nghiệp trong ngành kỹ thuật thông tin như tôi ở Bangalore.

Trong số những thành phố tôi đi qua, Bangalore là thành phố hiện đại nhất, không chỉ điều kiện giao thông, thiết kế đô thị nhưng cả trong sinh hoạt hàng ngày của dân chúng. Bangalore có 8 triệu dân, là thủ phủ của tiểu bang Karmataka. Với mức tăng trưởng kinh tế 10.3% mỗi năm, Bangalore là một trong những tiểu bang phát triển nhanh nhất của Ấn Độ. Hiện nay, Bangalore đang đứng thứ sáu trong danh sách những tiểu bang có mức tổng sản lượng quốc gia tính theo đầu người cao nhất Ấn Độ. Báo chí so sánh Bangalore với vùng Santa Clara ở California, nơi được gọi là Silicon Valley của Mỹ. Rất nhiều chi nhánh hải ngoại của các công ty kỹ thuật thông tin Mỹ đặt tại Bangalore.

Phần lớn các công ty nằm gần nhau trong các Công Viên Kỹ Thuật Thông Tin (Information Technology Park) và được bảo vệ an ninh thật chặt chẽ. Các tòa nhà xây gần đến nỗi khi mới bước vào lần đầu tôi tưởng chỉ một công ty tôi đang làm thôi. Các chuyên viên Ấn thay đổi công việc làm nhanh hơn các chuyên viên ở Mỹ rất nhiều. Tuy làm việc cho các công ty khác nhau, sự thông tin liên lạc giữa họ rất gần gũi. Một công ty nào đó cần người cả khu mấy chục công ty đều biết. Các kỹ sư, chuyên viên Ấn ăn cơm chung trong những nhà ăn lớn, đi xe chung, nghỉ ngơi chung, giải trí chung, tập thể dục chung. Ở Mỹ thay đổi một công việc nhiều khi còn phải bán nhà, ở Ấn thay đổi công việc giúp họ lên lương nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, vẫn đi một xe, làm việc trong một khu, ăn trong một nhà ăn và có thể cũng làm giống một giờ giấc đã quy định trong công việc trước.

Nhiều người nghĩ rằng dân Ấn Độ có khuynh hưởng giỏi về ngành thông tin kỹ thuật hơn dân các quốc gia khác. Tôi nghĩ điều đó không đúng. Lợi thế lớn nhất của các kỹ sư Ấn Độ là Anh ngữ chứ không phải vì họ thông minh hơn kỹ sư các nước khác. Nhóm tôi làm việc thường được gọi là “tiểu Liên Hiệp Quốc” vì nhân viên có gốc từ nhiều nước khác nhau nhưng ngoài tiếng Anh, tôi không thấy sự khác nhau nỗi bật nào giữa một kỹ sư Ấn và một kỹ sư gốc Rumani.

Mặc dù tiếng Hindi là ngôn ngữ quốc gia và tiếng địa phương là ngôn ngữ được dùng hằng ngày ở nhà, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ của đời sống xã hội. Không giỏi tiếng Anh suốt đời làm những công việc có đồng lương được trả theo mức địa phương, và dĩ nhiên rất thấp so với lương các công ty nước ngoài. Hầu hết trường học đều dạy ba sinh ngữ. Một bảng hiệu, một thông báo trên đường đi được viết bằng ba thứ tiếng gồm Hindi, Anh ngữ và tiếng địa phương. Các kỹ sư vừa mới ra trường từ một đại học lớn ở Ấn Độ, nói tiếng Anh có thể còn khó nghe nhưng trình độ viết của họ không kém gì kỹ sư Mỹ và có thể còn nghiêm chỉnh, chính xác hơn.

Sau khi giành được độc lập, một số chính trị gia Ấn Độ bảo thủ chủ trương chỉ dùng Hindi như quốc ngữ và loại hẳn Anh ngữ ra khỏi các chương trình giáo dục. Một khuynh hướng cho rằng chỉ nên dùng Anh ngữ trong bậc trung học trở lên thay vì từ bậc tiểu học. Nhưng cả hai chủ trương bảo thủ đều thất bại, Anh ngữ vẫn tiếp tục được xem là một trong ba ngôn ngữ chính thức tại Ấn Độ.

Lợi thế tiếng Anh đã mang đến cho các thế hệ chuyên viên kỹ thuật trẻ Ấn một cơ hội tốt khi các công ty Mỹ vào đầu thập niên 1990 bắt đầu khai thác các thị trường thông tin kỹ thuật ở các nước đang phát triển. Rất nhiều đề án tin học có thời gian rộng rãi để hoàn thành không cần phải được viết tại Mỹ với giá cao. Tương tự, các công việc bảo trì các cơ sở dữ liệu phải làm vào ban đêm theo giờ Mỹ lại rất thích hợp để làm tại Ấn vì cùng lúc bên đó là ban ngày.

Nguồn cung cấp lớp chuyên viên và kỹ sư trẻ thỏa mãn hai điều kiện kỹ thuật và tiếng Anh không đâu khác hơn là Ấn Độ. Từ đó đã tạo nên một truyền thống giáo dục, thôi thúc các thế hệ học sinh Ấn theo học các ngành kỹ thuật và giúp cho Ấn Độ phát triển nhanh trong lãnh vực này. Tuy nhiên, thị trường của các ngành kỹ thuật thông tin tại Ấn đã đến mức bảo hòa. Lương bổng cao vì sự cạnh tranh giữa các công ty ngoại quốc. Ngay cả một số kỹ sư gốc Ấn làm việc tại Mỹ cũng trở về làm việc cho các công ty nước ngoài tại Ấn để vừa gần gũi gia đình vừa có một đời sống tốt. Các công ty Mỹ đang nhìn sang các quốc gia khác ở Á châu nhưng thách thức lớn nhất của các thế hệ kỹ sư trẻ trong vùng này vẫn là Anh ngữ.

Những bữa cơm trưa ở Bangalore, tôi thường ăn cơm chung với các chuyên viên người Ấn trong những nhà ăn rất rộng. Đa số họ còn rất trẻ, vui tươi, năng động. Nhìn họ tôi thầm nghĩ đến các thế hệ trẻ Việt Nam. Nếu có điều kiện để được tự do phát triển và có một trình độ tiếng Anh tương đối vững vàng, các thế hệ trẻ Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh, không thua kém, đừng nói chi Ấn Độ, mà bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới.

Tiếng Anh không nên hiểu đơn giản là tiếng của người Anh hay người Mỹ nhưng là ngôn ngữ có tính phổ quát nhất trong cộng đồng nhân loại ngày nay với ít nhất được 58 quốc gia công nhận như là ngôn ngữ chính thức và hầu hết các quốc gia còn lại đổ xô nhau đi học. Cùng với sự phát triển của các mạng lưới thông tin xã hội như Twitter, Facebook v.v. nhằm nối kết con người dù họ đang sống một góc nào đó của thế giới, vai trò của Anh ngữ càng thêm quan trọng. Sự thành công của Ấn Độ, Singapore cho thấy chính sách ngoại ngữ của một quốc gia là một chính sách giáo dục dài hạn, không nên đặt ra các chương trình học ngoại ngữ chỉ để đáp ứng nhu cầu chính trị ngắn hạn, và nhất là chỉ để làm vui lòng giới lãnh đạo một “nước lạ” nào đó.


Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com
| 23.3.12
41 Ý kiến:
Lưu Ý :

- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google

- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi

- Phản hồi sẽ bị xóa nếu : viết chữ Việt không dấu, hoặc sử dụng quá nhiều chữ IN HOA

    VânMar 22, 2012 08:14 PM

    Tiếng ANH không chỉ là ngôn ngữ của 1 quốc gia mà là ngôn ngữ chung của quốc tế rồi.

    Hiện nay mọi văn bản pháp luật, mọi giấy tờ của Liên Hiệp Quốc; sách, tài liệu trong mọi lĩnh vực v..v... đều được viết bằng tiếng Anh. Giao lưu trao đổi văn hóa, kinh tế cũng bằng tiếng ANH.

    Vậy chúng ta nên học tiếng ANH chứ tiếng nào đây ?
    Trả lời
    TuấnMar 22, 2012 08:18 PM

    Tiếng Anh hiện nay đâu còn của riêng Mỹ hay Anh nữa mà là ngôn ngữ chung của thế giới rồi. Bây giờ làm gì cũng "đụng" đến tiếng Anh. Sinh viên muốn tài liệu về chuyên ngành để nâng cao chuyên môn, các tài liệu đó cũng được ghi bằng tiếng Anh. Theo tôi, tiếng Anh là bắt buộc nếu muốn phát triển bản thân.
    Trả lời
    VinhMar 22, 2012 08:29 PM

    Không cần phải nói ai cũng biết tiếng Anh là điều cần thiết phải có để bước chân ra cuộc sống và làm việc bình thường.

    Ngoài tiếng Anh ra, chúng ta (nếu có thể) nên tìm hiểu thêm tiếng Nhật và tiếng Hàn. Đây là 2 ngôn ngữ (ngoài tiếng Anh) phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

    Còn tiếng Hoa, tôi thấy rất ít ai học. Nếu học để trao đổi kinh tế với Trung Quốc thì rất hạn chế. Mà làm ăn và làm việc với người Trung Quốc thì chẳng ai ham. Ngôn ngữ này đa phần chỉ sử dụng trong nội bộ giữa người Hoa với nhau.
    Trả lời
    HoàngMar 22, 2012 08:36 PM

    Học tiếng Anh còn để giao lưu văn hóa nữa. Các bạn trẻ học tiếng Anh để có thể hát được những bài hát tiếng Anh rất hay. Đó cũng là 1 cách cảm nhận văn hóa, cảm nhận cái hay trong tiếng Anh.

    Trong những buổi họp mặt, các bạn trẻ còn chứng tỏ mình với các bạn bằng cách hát vài bài hát bằng tiếng Anh nào đó. Một cách chinh phục các bạn nữ và làm các bạn cùng lứa nể phục.
    Trả lời
    chat YahooMar 22, 2012 08:42 PM

    Giờ muốn sử dụng được vi tính mức độ cơ bản còn phải tập làm quen với vài chữ tiếng Anh. Mở cái Yahoo Messenger ra hay Internet Explorer v..v...
    Trả lời
    ViMar 22, 2012 08:48 PM

    Ngoài Ấn Độ, nước xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức ngoài tiếng mẹ đẻ. Chúng ta còn được biết đến SINGAPORE cũng sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức, xem tiếng Anh là quốc ngữ, như tiếng mẹ đẻ mặc dù dân SINGAPORE hầu hết có nguồn gốc là người HOA.
    Trả lời
    Quê Hương Ngạo NghễMar 22, 2012 08:55 PM

    HỌc tiếng 3 Tàu mới đáp ứng ước mơ của bác và đảng chứ , phaỉ không nè ??????
    Trả lời
    Trả lời
        12Mar 23, 2012 02:08 AM

        ai muốn học mới là lạ
        Trả lời
    chauxuannguyenMar 22, 2012 09:03 PM

    Một bài viết hay của tác giả Trần Trung Đạo, nhờ danlambao gửi lời cám ơn đến anh Trần Trung Đạo cho một bài viết hay.
    Ngoài Ấn, Singapore, The Phillipines, Brunei, Malaysia, Indonesia cũng dân dần dùng rất nhiều English. Lãnh vực kỹ thuật, IT đều là English, những Instruction manuals của bất ký máy móc nào đều có chủ yếu tiếng Anh. Tạp chí khoa học, sách kỷ thuật cũng đều là English. Có lẽ nếu chúng ta sẽ bị đồng hóa với Trung Cộng thì nên học tiếng Hoa, ngoài ra thì nên học tiếng Anh,
    Thân ái,
    Chau Xuan Nguyen
    Trả lời
    Trả lời
        12Mar 23, 2012 02:10 AM

        đúng
        Trả lời
    annamMar 22, 2012 09:16 PM

    Đây là chủ trương sáng suốt của đỉnh cao trí tuệ đảng csvn nhằm sớm đưa đất nước, dân tộc VN vào vòng nô dịch.

    nhà nước cs định hướng chiến lược cho cả dân tộc VN : phải học tiếng hoa vì đây là ngôn ngữ của anh bạn láng giềng 16 chữ vàng, 04 tốt, ngôn ngữ ưu việt của nền văn minh khoa học hiện đại, phải học tiếng hoa để sau nầy thuận lợi khi VN sáp nhập với thiên triều mẫu quốc. Hảo hảo !
    Trả lời
    Trả lời
        12Mar 23, 2012 02:12 AM

        Qủa thật không sai chút nào . annam hay lắm
        Trả lời
    GVMar 22, 2012 09:47 PM

    Không hiểu mấy vị lãnh đạo của VN suy nghĩ như thế nào trong việc chọn ngoại ngữ giảng dạy cho HS,SV? Ngày xưa theo Nga thì học mỗi tiếng Nga. Nay theo Tàu thì lại bắt HS học tiếng Tàu. Các vị bắt HS học ngoại ngữ là vì lợi ích của các vị chứ có vì sự phát triển của dân tộc đâu. Các nước chọn tiếng Anh ko phải vì họ yêu Anh hay Mỹ mà là sự phổ quát và tiện ích của nó. Cho nên có nhận xét là các vị cản trở sự phát triển của dân tộc thì cũng ko sai đâu.
    Trả lời
    Trả lời
        VẹmMar 22, 2012 11:11 PM

        GV: "Không hiểu mấy vị lãnh đạo của VN suy nghĩ như thế nào trong việc chọn ngoại ngữ giảng dạy cho HS,SV?"

        Nói làm chi cái đám đầu bò của tầng lớp lãnh đạo Vẹm! Có đứa nào biết tiếng Anh đâu. Đến ngay cái thằng Thành mang danh tiến sĩ, thạc sĩ Bí ngô đảng quỷ Hải Phòng mà còn Gu Gờ chấm Tiên Lãng nữa kìa. Thằng này còn tương đối trẻ mà dốt đến như vậy thì con mong gì đến những thằng khác. Dân tộc ta còn khổ dài dài vì tình trạng bị thằng ngu cỡi cổ.
        người việt EuropeMar 23, 2012 12:45 AM

        mai mốt ĐCSVN đi theo CU BA,chắc củng bắt học sinh học tiếng CUBA chắc !!!!!không biết nhìn xa trông rộng.... một khi học tiếng Tàu Chệt, thì phải bắt Học Sinh phải học luôn đi ngoài đường phải Khạc Nhổ như người Tàu,ăn nói ầm ầm nơi công cộng,và dơ dáy !!!!Made in China....
        Trả lời
    Dân QuènMar 22, 2012 11:06 PM

    Tiếng hoa dùng để xủa, cắn, nịnh hót, bợ đít, lừa bịp, mị dân. Nói chung là những tên cẩu tặc bán nước hại dân đều thích học tiếng của mấy thằng tầu trệt. Thôi thì hết thuốc chữa cho những thằng lãnh đạo, chung qui thì chỉ có một chữ NGU, NGU, va NGU.
    Trả lời
    Minh HươngMar 22, 2012 11:08 PM

    Đừng quá khích!!

    Tiếng Tàu là ngôn ngữ dùng nhiều nhất để giao tiếp hiện nay. Trung quốc là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về thu nhập, và trong tương lai gần sẽ là quốc gia giàu nhất. Lấy ngoại ngữ là tiếng Tàu cho học sinh Việt Nam thì cũng đâu co gi sai, vấn đề là bắt buộc hay cho lựa chọn. Nước mạnh muốn có ảnh hưởng với nước nhỏ thì là chuyện đã, đang, và sẽ xảy ra trong lịch sủ loài người, đâu phải chỉ có Tàu là ngoại lệ? Vấn đề ở đây là Quyền lợi - nước mạnh khác nước yếu, giàu khác nghèo, quan khác dân, ... Khuôn nào thì sản phẩm đó - Hành xử của nhà nước cũng mang bóng dáng của dân tộc đó. Quan cũng xuất thân từ Dân mà ra, phải không Dân? Bài Hoa thì cũng chỉ là phản ứng của sự Thiếu Tự Tin, kém bản lảnh.
    Trả lời
    Trả lời
        Tàu khựa nói bựaMar 22, 2012 11:21 PM

        Ô hô! Minh Hương nói giống tên gián điệp Tàu phù Minh kia quá! Xin lỗi chú khách nghe, dân Tàu phù chính hiệu ở nước Tàu khi giao tiếp với nước ngoài cũng phải dùng tiếng Anh đó. Noi tiếng Tàu với người nước ngoài, bố thằng nào hiểu được. Không hiểu thì khỏi làm ăn, khỏi được làm thuê, hãng xưởng chế đồ dỏm đóng cửa, công nhân Tàu thất nghiệp thì đói rã họng ra. Loạn xảy ra ngay. Người Việt ghét nhất những thằng Tàu chệt CS ngu mà làm ra vẻ dạy đời, chú khách có đồng ý như vậy không?
        mã bố màyMar 22, 2012 11:42 PM

        minh hương hãy im cái mồm thối lại, mi chính là tên xảo trá, ngụy biện nịnh hót, bưng bô tâng bốc cho bè lũ cs độc tài gian ác, bán nước hại dân !
        người việt EuropeMar 23, 2012 12:56 AM

        1 tỉ 300 triệu người mà thu nhập chỉ thứ nhì Thế Giới....Mỉ 300 triệu=thứ nhất,và Nhật Bản 140 triệu...lấy Tổng thu nhập thứ nhì của Tàu Cộng chia cho 1 tỉ 300 triệu người,một đầu người được bao nhiêu???? vĩnh viển Tàu Cộng sẻ không bao giờ giàu nhất được....chỉ made in china ...
        hoavietMar 23, 2012 02:15 AM

        sai.ngu lau
        Trả lời
    Minh HươngMar 22, 2012 11:40 PM

    Tiếng Tàu là ngôn ngữ dùng nhiều nhất để giao tiếp hiện nay

    http://www.nationsonline.org/oneworld/most_spoken_languages.htm
    Trả lời
    Trả lời
        Hóng Hớt .Mar 23, 2012 12:03 AM

        90 triệu người Việt nói tiếng Mán à ?
        http://www.nationsonline.org/oneworld/most_spoken_languages.htm
        là bản thống kê tầm bậy .
        Trả lời
    sin lừng xóaMar 22, 2012 11:45 PM

    Tiểu cái lị lụ mụ hấy, lể cho cái lám ba lình nó học li, nó dìa nhà nó, nó mày mày tao tao với ba má nó, lồ chó lẽ, tiểu cái lị lụ mụ hấy.
    Trả lời
    LinhMar 23, 2012 12:02 AM

    Gửi bạn Minh Hương
    Bạn nói đúng nhưng chưa đủ, tiếng Tàu đúng là ngôn ngữ dùng nhiều nhất để giao tiếp hiện nay. Điều này đúng là bởi vì tổng số người HOA trên thế giới hiện nay chiếm tỷ lệ lớn so với tổng dân số toàn thế giới. Vì thế nếu nói: "tiếng Tàu là ngôn ngữ dùng nhiều nhất để giao tiếp hiện nay" là hoàn toàn đúng.

    Nhưng thưa với bạn, tiếng HOA được dùng nhiều nhưng nhiều trong nội bộ cộng đồng người HOA và người gốc HOA mà thôi. Còn nếu dùng để giao tiếp trong những hoạt động văn hóa, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, học thuật, pháp luật v..v... thì tiếng HOA gần như "vắng bóng".

    Vì thế chúng ta phải nói 1 cách đầy đủ rằng: "tiếng Tàu là ngôn ngữ dùng nhiều nhất để giao tiếp trong cộng đồng người HOA và HOA kiều hiện nay".

    Bạn thử tìm xem trong những văn bản, những cuốn sách, tài liệu, ngôn ngữ ghi trên thiết bị máy móc, trong trao đổi kinh tế, văn hóa, khoa học v..v... thì tiếng ANH hay tiếng HOA chiếm ưu thế ? Bạn thử tìm xem số lượng sinh viên Đại Học ra trường thông thạo tiếng ANH hay tiếng HOA chiếm đa số ?

    Hãy nhìn thẳng vào thực tế mà đưa ra nhận xét bạn à. Trừ phi bạn là người yêu thích Đại HÁN.
    Trả lời
    Trả lời
        bigMar 23, 2012 01:31 AM

        like
        Trả lời
    HaoAZMar 23, 2012 12:05 AM

    Tiếng hoa mới là tiếng sử dụng nhiều nhất thế giới mà ta, kakaka. Tiếng anh chỉ là thông dụng thôi. Ta tính sắp tới sẽ ra mẩu chứng minh thư, bằng lái, bằng tốt nghiệp song ngữ hết, mà đéo phải là dùng tiếng anh đâu nha, tiếng "Qua" í, khẹc khẹc
    Trả lời
    Khanh XuânMar 23, 2012 12:45 AM

    DÙNG NHIỀU NHƯNG KHÔNG " THÔNG DỤNG " ahahahahah cái thằng Minh Hương gốc Hán kia nói mặc cười thật :))
    Trả lời
    Viet KieuMar 23, 2012 12:58 AM

    Trần Trung Đạo viết ra là biết ngay là viết láo. Bảo rằng công việc(nghe có vẻ trí thức lắm...!) nhưng thực chất chỉ là tên nghe và đọc sách "lém". Cớ sao toàn bộ bài viết nói rằng quen biết và đi đây đó mà sao không thấy một bức hình nào TTĐ. Viết để đề cao mình là tay trí thức và công việc làm của trí thức. Tôi dám chắc TTĐ đang ở Cali và đang ăn tiền "an sinh xã hội" thì có. Sự thật mất lòng nhưng cũng không thể chấp nhận bài viết láo lếu để khoe mình. Qua Mỹ bao lâu? Học hành thế nào? Mà được "công ty" chi trả đi ra "thế giới" dễ dàng và thoải mái như thế. Đây hoàn toàn không phải vì ganh tỵ hay thù ghét cá nhân gì cả nhưng một bài viết về mình, thà đừng đưa ra hình ảnh nhưng khi đã đưa ra thì ít nhất cũng phải có mình ỏ trong đó, dù sao nó cũng nói lên chứng tích thật có trong chuyến du hành như TTĐ nói. Hãy xem những bài tường thuật của các ký giả Tây phương, luôn luôn có hình ảnh để minh chứng sự thât. TTĐ nói rất lòe loẹt mà không có minh chứng gì cả. Làm hãng gì? Đi công tác việc gì? Đi với ai? Tới chỗ nào và giao thiệp với ai???!!! thì chẳng thấy điều gì gọi là minh chứng... Đặt câu hỏi chỉ vì bực mình vì thói quen bốc lác - Đây là một trong những nạn thoái hóa của dân tộc...!!!
    Trả lời
    Trả lời
        yeunuoc ViệtMar 23, 2012 01:47 AM

        Khổ quá cái ông Viet Kieu này, cái đầu của ông bị hẹp bề ngang mà ngắn chiều dài nên thật khó cho ông để nhận ra thông điệp từ bài viết của tác giả Trần Trung Đạo. Độc giả chắc chắn không quan tâm t/g Trần Trung Đạo là ai, nhưng thông điệp của tác giả từ bài viết mới là quan trọng. Tiếc là ông Viet Kieu này không nằm trong số độc giả đó nên mới thốt ra những lời vô duyên như vậy.
        hoànghonMar 23, 2012 02:18 AM

        quá đúng
        Nặc danhMar 23, 2012 05:12 AM

        thằng này là CAM mạo danh kiều bào nè
        Trả lời
    THANGKHOSAIGONMar 23, 2012 01:01 AM

    @minhhuong.
    bạn có thích tiếng tàu lạ thì cứ mà đi học,hay hô hào khuyến khích cho con cháu bạn học,đó là sở thích của bạn không ai cấm cản,việc bạn nói rằng tiếng tàu thông dụng nhất rõ là cái đầu của bạn có vấn đề,bạn nói nước tàu giàu và sẽ là nước mạnh nhất trên thế giới trong tương,rõ là tầm nhìn và trí tuệ của bạn chưa ra khỏi xã,
    * bài hoa là phản ứng thiếu tự tin,kém bản lỉnh,lẽ nào bạn chờ thằng tàu nó cướp hiếp nhà ban và đè đầu cỡi cổ dân tộc vn,thì ta mới có tự tin và bản lảnh phải không bạn,bạn biệt thì nói không biết thì thôi không ai nói bạn ngu,MINH HƯƠNG là tên một sắc tộc của tàu, vậy theo tôi nghĩ bạn là một tên giám điệp của tàu,còn không phải thì bạn chính là đồng lão với bầy lũ ba đình bán nước hại dân./.
    Trả lời
    Trả lời
        12Mar 23, 2012 02:19 AM

        QUÁ ĐÚNG
        Trả lời
    Việt KiềuMar 23, 2012 01:04 AM

    Này Viet Kieu? Mày là việt kiều hay viết kiêu mà điều tra kỹ thế. Nếu là CAND thì chịu khó mà tự tìm thông tin nhé ... Chẳng ai ngu mà lại tự khai đâu.
    Trả lời
    Đồ Nhà KhóMar 23, 2012 01:14 AM

    Đảng CSVN cũng muốn phổ biến tiếng anh trong giáo đường nhưng không phải là tiếng Anh (English) mà là tiếng (ông) anh (bốn tốt cơ).
    Trả lời
    Dân hải phòngMar 23, 2012 01:37 AM

    Chắc mười mấy thằng/con trong bộ Chính trị giỏi tiếng Tàu quá rồi. Ăn cơm chúng nó, chơi gái chúng nó thì phải học tiếng chúng nó thôi.
    Trả lời
    Trả lời
        12Mar 23, 2012 02:30 AM

        nó chủ trương và đã bàn nước nhưng giao nước còn trong lúc chưa tiện nên chúng nhận chỉ thị thử lửa thôi mà..con cháu nhà cửa nò ở Mỹ,ở ÂU . CÒN Ở TÀU Là nó được cho liếm láp đó
        Trả lời
    ngudanMar 23, 2012 02:22 AM

    Tôi xem các hội thảo do BBC tổ chức về các vấn đề thời sự của kinh tế thế giới hoặc chính trị các nước như Li-bi, I-ran, Si-ri thì thấy người tham gia cong rất trẻ đến từ các quốc gia đó, họ tham gia thảo luận, đặt câu hỏi vv tất cả bằng tiếng Anh. Trong khi đó tôi chưa thấy giáo sư tiến sỹ nào của Việt nam tham gia các hội thảo quốc tế mà có được khả năng Anh ngữ như vậy, có lẽ họ giỏi tiếng Lào, tiếng Cm-pu-chia chăng? Nói gì đến lớp trẻ nói tiếng Việt còn ngọng!
    Trả lời
    việtMar 23, 2012 03:15 AM

    Một băng đảng thất học từ rừng rú mà ra,nhờ bạo lực và xảo trá cướp được chính quyền đè đầu cỡi cổ người dân suốt bao năm qua có làm được một cái việc gì gọi là ích dân lợi nước,toàn làm những việc phản dân hại nước,thử thống kê xem suốt mấy mươi năm qua cái băng đảng này đã làm được những gì có ích cho dân.
    Trả lời
    Trùng DươngMar 23, 2012 04:57 AM

    Chỉ có những cái đầu cam tâm quỳ gối nhưng họ có quyền lực mới bắt cả dân tộc làm những chuyện ngu xuẩn đến như vậy.
    Thế giới ngày càng gần lại với nhau bởi 1 ngôn ngữ phổ biến nhất đó là tiếng Anh, dù tiếng Anh của Anh, Mỹ, Singapor, Ấn, Úc hay nước nào đó có thể do chất giọng đặc trưng của địa phương có thể hơi khó nghe nhưng rồi sẽ quen và xít lại gần hơn.
    Tiếng Trung chẳng là gì trong thế giới này, nó cũng chỉ là 1 loại tiếng trong 1 rừng tiếng nhưng ko phải là phổ biến vậy thì học nó để làm gì?
    Điên rồ và ngu xuẩn!
    Trả lời

Không có nhận xét nào: